Tiểu Luận Lý luận chung về hoạt động nhập khẩu

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    Lý luận chung về hoạt động nhập khẩu
    I. Khái quát chung về hoạt động nhậpkhẩu

    1.Khái niệm ,vai trò và nhiệm vụ của hoạt động nhập khẩu đối với nền kinh tế quốc dân

    1.1- Khái niệm hoạt động nhập khẩu
    Ngoại thương đó là sự trao đổi thông qua mua bán trao đổi các hàng hoá và dịch vụ giữa một quốc gia naỳ với một quốc gia khác. Sự trao đổi đó là hình thức của mối quan hệ xã hội, nó phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau về nền kinh tế lẫn nhau về nền kinh tế giữa sản xuất hàng hoá nói riêng biệt thuộc các quốc gia khác nhau trên thế giới. Ngoại thương là một lĩnh vực quan trọng qua đó một nước tham gia vào phân công lao động quốc tế .
    + Nhập khẩu là một mặt của hoạt động ngoại thương là một quốc gia hay một tổ chức kinh tế quốc tế này mua hàng hoá dịch vụ kèm theo của một quốc gia hay một tổ chức kinh tế quốc tế khác
    + Nhập khẩu nhằm bổ sung hàng hoá khi một quốc gia nào đó không tự sản xuất được hoặc không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng .

    1.2- Vai trò của hoạt động nhập khẩu :
    - Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay vai trò của hoạt động nhập khẩu được thể ở các khía cạnh sau:
    - Tạo điều kiện thúc đẩy nhanh quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỷ luật ,chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá .
    + Góp phần giải quyết những mặt mất cân đối của nền kinh tế Việt Nam
    + Góp phần cải thiện và nâng cao đời sống của người dân. Nhập khẩu vừa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong đời sống hàng ngày của nhân dân bằng cách nhập khẩu hàng tiêu dùng từ nước ngoài. Vừa nhằm cung cầu đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước, từ đó giải quyết được việc làm ,tạo thu nhập cho người lao động và tạo nguồn thu ngoại tệ cho nền kinh tế quốc dân qua xuất khẩu hàng hoá .
    + Đóng vai trò tích cực trong việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ,sự tác động này thể hiện ở chổ tạo đầu vào cho sản xuất ,tạo môi trường thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang quốc gia khác .
    1.3- Nhiệm vụ cơ bản của hoạt động nhập khẩu :
    - Đảm bảo kịp thời đồng bộ và đầy đủ nhu cầu về tư liệu sản xuất cho sản xuất kinh doanh .
    - Góp phần thúc đẩy cuộc cách mạng khoa học kỷ thuật
    - Bổ sung kịp thời những nhu cầu sản xuất và đời sống trong nước còn mất cân đối, góp phần cải thiện đời sống cho nhân dân.

    2. Quản lý của nhà nước đối với hoạt động nhập khẩu :
    Nguyên tắc nhập khẩu :
    - Sử dụng vốn nhập khẩu một cách tiết kiệm và hợp lí nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao.
    - Phải nhập khẩu thiết bị kỷ thuật tiên tiến hiện đại
    - Phải bảo vệ thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển và tăng nhanh xuất khẩu
    - Nhập khẩu phải khuyến khích hoạt động xuất khẩu
    - Xây dựng thị trường nhập khẩu ổn định và vững chắc lâu dài
    - Tuân thủ luật lệ của mọi nước
    2.1- Chính sách nhập khẩu của Việt Nam trong thời kỳ hiện nay :
    - Chính phủ ưu tiên nhập khẩu thiết bị mà trong nước chưa tự sản xuất được và nhập khẩu công nghệ tiên tiến từ các nước có công nghệ cao
    - Phải nhập khẩu chủ yếu vật tư phục vụ cho sản xuất và hàng tiêu dùng mà trong nước chưa sản xuất được hoặc có sản xuất nhưng không đủ cung ứng thị trường tiêu dùng, hạn chế nhập khẩu xa xỉ.
    - Phải kiên quyết không nhập khẩu hàng kém chất lượng, hết thời gian sử dụng
    - Chỉ được nhập khẩu các mặt hàng mà chính phủ cho phép như: xăng dầu, phân bón, thép xây dựng các loại, xi măng, thiết bị điện, điện lạnh, linh kiện xe máy vv
    - Theo quyết định số 11/TTg ban hành ngày 23/01/1998 thủ tướng chính phủ đã phê duyệt danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu năm 1998 thành 4 nhóm mặt hàng chủ yếu :
    + Nhóm hàng hoá cấm xuất khẩu ,cấm nhập khẩu.
    + Nhóm hàng hoá quản lý bằng hạn ngạch.
    + Nhóm hàng xuất khẩu theo quản lý chuyên nghành.
    + Nhóm hàng xuát khẩu ,nhập khẩu có cân đối với sản xuất và nhu cầu trong nước.
     
Đang tải...