Thạc Sĩ Lý luận chung về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chương I
    một số lý luận chung về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
    1.1. KháI niệm, ý nghĩa của hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và nâng cao hiệu
    quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường
    1.1.1 Khái niệm về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
    Hiệu quả là vấn đề được các nhà nghiên cứu kinh tế cũng như các nhà quản lý kinh
    doanh quan tâm hàng đầu.
    Hiệu quả theo cách duy nhất được hiểu là một chỉ tiêu chất lượng phản ánh mối quan
    hệ giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra. Nếu chi phí bỏ ra càng ít và kết quả mang lại càng
    nhiều thì điều đó có ý nghĩa hiệu quả kinh tế càng cao và ngược lại.
    Trong điều kiện kinh doanh theo cơ chế thị trường để thực hiện nghiêm ngặt chế độ
    hạch toán kinh tế, đảm bảo lấy doanh thu bù đắp được chi phí và có lãi đòi hỏi hoạt động
    kinh doanh của doanh nghiệp phải có hiệu quả cao để doanh nghiệp có thể đứng vững và phát
    triển trong nền kinh tế có nhiều thành phần, có cạnh tranh và quan hệ quốc tế với nước ngoài
    ngày càng được mở rộng.
    Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh có thể hiểu là một phạm trù kinh tế biểu
    hiện tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu phản ánh trình độ khai thác các nguồn
    lực( nhân tài, vật lực, nguồn vốn )và trình độ chi phí các nguồn lực đó trong quá trình tái
    sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh. Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
    các doanh nghiệp nước ta hiện nay được đánh giá trên hai phương diện là hiệu quả kinh tế và
    hiệu quả xã hội.
    Hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp phản ánh sự đóng góp của doanh nghiệp vào việc
    thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của nền kinh tế quốc dân. Còn hiệu quả xã
    hội của doanh nghiệp được biểu hiện thông qua hoạt động góp phần nâng cao trình độ văn
    hoá xã hội và lĩnh vực thoả mãn nhu cầu hàng hoá - dịch vụ, góp phần nâng cao văn minh xã
    hội Tiêu chuẩn của hiệu quả xã hội là sự thoả mãn nhu cầu có tính chất xã hội trong sự


    tương ứng với các nguồn nhân tài, vật lực ảnh hưởng tới mục đích đó. Hiện nay hiệu quả xã
    hội của hoạt động kinh doanh được đánh giá thông qua các bịên pháp xã hội của Nhà nước
    trong từng thời kỳ.
    Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có khi mâu thuẫn, có khi thống nhất với nhau.
    Nếu doanh nghiệp có lãi thì đời sống nhân viên được cải thiện, đồng thời doanh nghiệp sẽ
    nộp ngân sách để thực hiện các mục tiêu xã hội như: Xây dựng công trình công cộng, xoá đói
    giảm nghèo . Như vậy, doanh nghiệp vừa đạt được hiệu quả kinh doanh vừa đạt hiệu quả xã
    hội. Nếu doanh nghệp có hiệu quả kinh tế kém thì cũng không đạt được hiệu quả xã hội.
    Đối với doanh nghiệp Nhà nước được giao nhiệm vụ kinh doanh nhằm mục đích
    phục vụ hải đảo, miềm núi thì chi phí rất cao làm cho giá thanh toán trở thành đặc biệt, cao
    hơn giá thị trường chấp nhận hoặc giá chỉ đạo của Nhà nước do đó doanh nghiệp sẽ thua lỗ.
    Vì vậy, doanh nghiệp không đạt được hiệu quả kinh tế, nhưng thực hiện được hiệu quả xã hội.
    Tuy nhiên việc xác định hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội chỉ là tương đối vì có thể chỉ tiêu
    phản ánh đồng thời hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Vì vậy, để đánh giá hiệu quả kinh
    doanh người ta không đánh giá hiệu quả kinh tế một cách độc lập mà còn xem xét cả hiệu quả
    xã hội.
    Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì quá trình hoạt động kinh doanh phải đem lại
    hiệu quả.Và điều mà các doanh nghiệp quan tâm nhất là hiệu quả kinh tế bởi vì có hiệu quả
    kinh tế thì doanh nghiệp mới tồn tại và phát triển được.
    Trong khoá luận này, khi nói đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ xét trên
    phương diện hiệu quả kinh tế. Ta có thể mô tả hiệu quả kinh tế bằng công thức sau:
    Kết quả đạt được
    Hiệu quả
    =
    kinh tế
    Hao phí các nguồn lực cần thiết gắn với kết quả đạt được
    1.1.2 ý nghĩa của hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
    Như chúng ta đã biết, mục đích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là lợi nhuận
    hay nói rộng hơn là tăng hiệu quả kinh tế trong hoạt động kinh doanh của mình. Hiệu quả
    kinh doanh phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp nhằm đạt hiệu quả cao
    nhất mà biểu hiện cụ thể của nó là lợi nhuận và chi phí thấp nhất. Lợi nhuận là khoản còn lại


    sau khi doanh nghiệp đã trừ đi mọi khoản chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh. Nhờ
    thu được lợi nhuận doanh nghiệp mới có điều kiện để tái sản xuất và mở rộng sản xuất. Từ đó
    không những tạo điều kiện để nâng cao đời sống của chính công nhân viên trong doanh
    nghiệp mà còn nâng cao điều kiện để phục vụ khách hàng, thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước.
    Do vậy, một yêu cầu đặt ra đối với bất kì doanh nghiệp và các nhà quản lý là cần thiết phải
    đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu
    quả hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó có các biện pháp thích hợp phát huy các nhân tố
    tích cực và hạn chế các nhân tố tiêu cực.
    1.1.3 Sự cần thiết nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN trong nền
    kinh tế thị trường
    Đối với nền kinh tế quốc dân, việc các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động sản
    xuất kinh doanh có ý nghĩa hết sức quan trọng vì nó góp phần phân bổ nguồn lực quốc gia
    một cách hợp lý, tránh lãng phí trong khi các nguồn lực là có hạn.
    Đối với doanh nghiệp, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh như thế nào là yếu tố
    quyết định đến sự tồn tại và phát triển của mọi doanh nghiệp.Vì trong nền kinh tế thị trường
    cạnh tranh gay gắt có nhiều doanh nghiệp cùng tham gia cung cấp các sản phẩm dịch vụ, thị
    phần bị chia nhỏ các doanh nghiệp phải tìm mọi cách để tăng kết quả thu được trên một đơn
    vị chi phí bỏ ra điều đó đồng nghĩa với việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
    Các doanh nghiệp luôn luôn tìm cách nâng cao hiệu quả kinh doanh, bằng mọi biện pháp để
    tăng hệ số so sánh giữa các kết quả vào các thời kỳ khác nhau.
    Với người lao động, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng có ý nghĩa to lớn vì
    một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả mới có điều kiện tốt để chăm lo cho người lao động về
    các mặt như: chế độ lương thoả đáng, các điều kiện làm việc tốt, các chính sách cho người
    lao động phù hợp .Như vậy, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh có ý nghĩa tạo động
    lực cho người lao động.
    1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN
    Các nhân tố có thể ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN
    bao gồm các nhân tố khách quan và các nhân tố chủ quan. Trong phạm vi bài viết khoá luận
    này, chỉ xin đưa ra một số nhân tố cơ bản.


    1.2.1 Các nhân tố khách quan
    Các nhân tố khách quan có thể ảnh hưởng đến hiệu quả HĐSXKD là những nhân tố
    bên ngoài tác động đến HĐSXKD của DN mà không thể điều chỉnh được, nhưng DN cần
    hiểu rõ để có thể nắm bắt được cơ hội và lường trước các nguy cơ. Môi trường vĩ mô và môi
    trường ngành bao gồm các nhân tố khách quan có thể ảnh hưởng đến hiệu quả HĐSXKD của
    DN. Cụ thể là:
    1.2.1.1 Môi trường kinh tế
    Môi trường này có ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại và phát triển của mọi DN.
    Với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao như hiện nay của đất nước ta trong những năm gần đây (7-
    8%/ năm) là một trong những tác động tích cực tới toàn bộ nền kinh tế, kinh tế phát triển
    mạnh, doanh thu của người dân cao hơn, đời sống của nhân dân cải thiện, nhu cầu về nhà mới,
    đẹp là tất yếu, tạo điều kiện tốt cho các
    công ty xây dựng có những hợp đồng mới. Mặt khác, nước ta đang trong quá trình xây dựng
    công nghiệp hoá, các công ty, xí nghiệp, khu công nghiệp phát triển mạnh, giao thông cần cải
    thiện, điều đó cũng đồng nghĩa là có nhiều cơ hội hơn cho công ty. Nền kinh tế tăng trưởng
    nóng lại luôn tiềm ẩn nguy cơ lạm phát có ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế, cũng ảnh
    hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty. Trong những năm gần đây, chỉ số giá luôn ở
    mức cao, các nguyên vật liệu đầu vào cũng tăng cao nhất là xăng dầu, thép, làm cho chi phí
    xây dựng cũng tăng rất nhanh, điều này làm cho lợi nhuận của các công ty xây dựng sẽ bị
    giảm. Vì vậy, các DN cần có kế hoạch cung ứng, dự trữ, sử dụng NVL sao cho hợp lý, tránh
    lãng phí, tiết kiệm chi phí để nâng cao hiệu quả HĐSXKD.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...