Luận Văn Lý luận chung về hiệu quả công tác quản lý tài chính ngắn hạn

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lý luận chung về hiệu quả công tác quản lý tài chính ngắn hạn

    Các quan hệ tài chính doanh nghiệp được thể hiện trong cả quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Để tiến hành sản xuất kinh doanh, nhà doanh nghiệp phải xử lý các quan hệ tài chính thông qua phương thức giải quyết ba vấn đề quan trọng sau đây:
    Thứ nhất: nên đầu tư dài hạn vào đâu và bao nhiêu cho phù hợp với loại hình sản xuất kinh doanh lựa chọn. Đây là chiến lược đầu tư dài hạn của doanh nghiệp, là cơ sở để dự toán vốn đầu tư.
    Thứ hai: Nguồn vốn đầu tư mà doanh nghiệp có thể khai thác là nguồn nào?
    Thứ ba: Nhà doanh nghiệp sẽ quản lý hoạt động tài chính hàng ngày như thế nào? Chẳng hạn việc thu tiền từ khách hàng và trả tiền cho nhà cung cấp? Đây là các quyết định tài chính ngắn hạn và chúng liên quan chặt chẽ tới quản lý vốn, TSLĐ của doanh nghiệp.
    Ba vấn đề trên không phải là tất cả mọi vấn đề về tài chính doanh nghiệp nhưng đó là ba vấn đề lớn nhất và quan trọng nhất. Nghiên cứu tài chính doanh nghiệp thực chất là nghiên cứu cách thức giải quyết ba vấn đề đó.
    Trong các doanh nghiệp, nhà quản lý tài chính có trách nhiệm đưa ra lời giải cho ba vấn đề nêu trên. Nhà quản lý tài chính không phải chỉ quan tâm đến việc sẽ nhận dược bao nhiêu tiền mà còn phải quan tâm tới việc khi nào nhận được và nhận được như thế nào. Đánh giá quy mô, thời hạn và rủi ro của các dòng tiền trong tương lai là vấn đề cốt lõi của quá trình dự toán vốn đầu tư. Hoạt động tài chính ngắn hạn gắn với các dòng tiền nhập quỹ và xuất quỹ. Nhà quản lý tài chính cần phải xử lý sự lệch pha của các dòng tiền. Quản lý ngắn hạn các dòng tiền không thể tách rời vốn lưu động ròng của doanh nghiệp. Vốn lưu động ròng được xác định là khoản chênh lệch giữa TSLĐ và nợ ngắn hạn. Một số vấn đề về quản lý TSLĐ sẽ được làm rõ trong các phần sau như: Doanh nghiệp nên nắm giữ bao nhiêu tiền và dự trữ? Doanh nghiệp sẽ tài trợ ngắn hạn bằng cách nào? Mua chịu hay vay ngắn hạn và trả tiền ngay? Nếu vay ngắn hạn thì doanh nghiệp nên vay ở đâu và vay như thế nào?
     
Đang tải...