Luận Văn Lý luận chung về hành vi pháp luật

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong điều kiện hiện nay, việc hoàn thiện hệ thống những khái niệm và phạm trù của khoa học pháp lý nói chung và khoa học lý luận về nhà nước và pháp luật nói riêng có một ý nghĩa rất lớn đối với việc tạo ra cơ sở khoa học cho việc hoàn thiện hệ thống pháp luật. Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về hành vi pháp luật xuất là vấn đề cấp thiết xuất phát từ một số lý do cơ bản sau đây:
    Thứ nhất, hành vi pháp luật là một phạm trù cơ bản của khoa học pháp lý đã được nghiên cứu ở các cấp độ và các khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, do quan niệm về hành vi pháp luật chưa có sự thống nhất nên khi giải quyết những vấn đề cụ thể của các khoa học pháp lý cũng như việc tìm kiếm các giải pháp để đáp ứng những đòi hỏi của thực tiễn còn gặp nhiều khó khăn.
    Thứ hai, trong quá trình đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo đại học luật, việc nghiên cứu và làm sáng tỏ vấn đề hành vi pháp luật sẽ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hoàn thiện giáo trình cũng như nội dung chương trình giảng dạy môn học Lý luận về nhà nước và pháp luật trong chương trình đào tạo đại học tại Trường Đại học Luật Hà Nội.
    Thứ ba, trong điều kiện hiện nay, việc nâng cao hiệu quả pháp luật đòi hỏi cần phải có những giải pháp đồng bộ. Trong đó, việc đánh giá thực trạng về hành vi pháp luật trong thực tiễn và trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp cho công tác giáo dục pháp luật, đấu tranh phòng và chống vi phạm pháp luật có ý nghĩa rất quan trọng.
    Vì vậy, xuất phát từ những lý do đó, chúng tôi cho rằng việc nghiên cứu về hành vi pháp luật sẽ góp phần quan trọng đối với việc giải quyết những đòi hỏi của lý luận và thực tiễn pháp luật hiện nay ở nước ta.
    2. Tình hình nghiên cứu
    Hiện nay, trong khoa học pháp lý, đã có một số công trình khoa học nghiên cứu về hành vi pháp luật. Các công trình nghiên cứu về hành vi pháp luật đáng chú ý có thể kể đến:


    Chương "Hành vi pháp luật" trong cuốn Những vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước và pháp luật của Viện Nhà nước và pháp luật (1995)
    Hành vi thương mại của tác giả Ngô Huy Cương - Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 1/2002
    Động cơ hóa hành vi pháp luật của tác giả Lê Vương Long - Tạp chí Luật học số 1/2000
    Vi phạm pháp luật - một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam của tác giả Bùi Xuân Phái (2002) - Luận văn thạc sĩ luật học
    Hành vi phạm tội nhìn từ góc độ tâm lý học của tác giả Đặng Thanh Nga - Tạp chí Luật học, 4/1998
    Hành vi pháp luật - những vấn đề lý luận và thực tiễn của tác giả Lê Minh Tiến - Luận văn thạc sĩ luật học.
    Ngoài ra, trong các giáo trình Lý luận về Nhà nước và Pháp luật ở một số cơ sở đào tạo luật cũng đề cập ở mức độ nhất định về hành vi pháp luật.
    Ở nước ngoài, cũng đã có những công trình đề cập đến vấn đề này. Trong các giáo trình Lý luận về nhà nước và pháp luật của Liên Xô trước đây cũng đã đề cập ở mức độ nhất định. Bên cạnh đó, các công trình của các tác giả khác cũng đã đề cập đến vấn đề này. Có thể kể đến một số công trình sau:


    The concept of a legal system, Claredon press - Oxford - 1980
    Von Wright, G. H. Norm and Action, Routledge & Kegan Paul, New York,
    Hans Kelsen, General Theory of Law and State. Publisher New York: Russell and Russell, 1961
    Michael S. Moore, MORE ON ACT AND CRIME, University of Pennsylvania Law Review.Vol. 142 - 1994.
    Nhìn chung, các công trình đó đã giải quyết được một số khía cạnh nhất định về hành vi pháp luật từ các góc độ khác nhau. Tuy nhiên, các công trình đó còn có những hạn chế nhất định đòi hỏi cần phải được làm sáng tỏ thêm:
    Thứ nhất, các quan điểm cũng như cách tiếp cận vấn đề chưa có sự thống nhất, thậm chí có những quan điểm trái ngược nhau về hành vi pháp luật. Vì thế, khi vận dụng những quan điểm đó vào việc giải quyết những vấn đề cụ thể của khoa học pháp lý chuyên ngành hoặc thực tiễn pháp luật chưa đảm bảo tính thống nhất.
    Thứ hai, ở khía cạnh lý luận, những vấn đề liên quan đến mối quan hệ giữa hành vi pháp luật và các phạm trù pháp lý khác của lý luận về nhà nước và pháp luật chưa được giải quyết một cách thấu đáo.
    Thứ ba, việc đánh giá thực trạng về hành vi pháp luật còn ở mức độ hạn chế, chưa thực sự gắn với đời sống thực tiễn và hoàn cảnh hiện nay. Vì vậy, khi đề ra các giải pháp thực tiễn còn mang tính chất chung chung, thiếu cụ thể.
    3. Phương pháp nghiên cứu
    Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận khoa học của Chủ nghĩa Mác - Lênin về nhà nước và pháp luật. Trong đó, các phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử. Bên cạnh đó, để làm rõ những vấn đề cụ thể, đề tài còn sử dụng các phương pháp khác như phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, điều tra xã hội học
    4. Mục đích nghiên cứu của đề tài
    Việc nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về hành vi pháp luật nhằm:


    Góp phần hoàn thiện lý luận về hành vi pháp luật - một phạm trù rất cơ bản của khoa học lý luận về nhà nước và pháp luật.
    Đánh giá thực trạng hành vi pháp luật ở nước ta hiện nay, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp cho các hoạt động thực tiễn trong công tác đấu tranh phòng và chống vi phạm pháp luật.
    Phục vụ cho công tác giảng dạy môn học lý luận về nhà nước và pháp luật trong chương trình đào tạo đại học.
    5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
    Hành vi pháp luật là một phạm trù pháp lý rất phức tạp mà mỗi khoa học có thể tiếp cận nó ở các góc độ riêng của mình. Trong phạm vi đề tài này, nhóm nghiên cứu sẽ tập trung làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản nhất về hành vi pháp luật từ góc độ lý luận về nhà nước và pháp luật và đặt nó trong lý luận của các khoa học pháp lý chuyên ngành; đánh giá thực trạng hành vi pháp luật ở nước ta hiện nay; đề xuất các giải pháp cho việc đấu tranh phòng và chống vi phạm pháp luật ở nước ta hiện nay.
    6. Nội dung nghiên cứu
    Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản sau:
    - Lý luận cơ bản nhất về hành vi pháp luật bao gồm khái niệm, đặc điểm, cấu thành và phân loại hành vi pháp luật. Bên cạnh đó, đề tài cũng tập trung giải quyết các vấn đề liên quan đến mối liên hệ giữa hành vi pháp luật và các phạm trù khác của lý luận về nhà nước và pháp luật như hành vi trong cơ chế điều chỉnh pháp luật;
    - Hành vi pháp luật trong một số lĩnh vực pháp luật chuyên ngành;
    - Đánh giá thực trạng về hành vi pháp luật, những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi pháp luật, các trạng thái của hành vi trong thực tiễn đời sống xã hội;
    - Trên cơ sở thực trạng đã đánh giá, đề tài sẽ đề xuất những giải pháp cho các hoạt động thực tiễn đặc biệt là trong công tác đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật và việc giáo dục, nâng cao ý thức pháp luật nằm phát triển, nhân rộng các hành vi hợp pháp trong đời sống xã hội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...