Luận Văn Lý luận chung về đối tượng chứng minh trong tố tụng hình sự

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 8/10/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, việc xác định đúng đối tượng chứng minh và chứng minh đầy đủ nó không những đảm bảo cho việc giải quyết vụ án được đúng đắn mà còn rút ngắn được thời gian, giảm chi phí, góp phần nâng cao hiệu quả của việc đấu tranh phòng chống tội phạm. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy do không xác định đối tượng chứng minh của từng vụ án một cách chính xác nên dẫn đến việc Toà án hoặc Viện kiểm sát phải trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra để điều tra bổ sung, điều tra lại hoặc dẫn đến việc giải quyết vụ án sai sót, không phù hợp với quy định của pháp luật, làm oan người vô tội, bỏ lọt tội phạm. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như: quy định của pháp luật TTHS về đối tượng chứng minh còn có những điểm bất cập, trình độ nhận thức chưa cao, ý thức chấp hành pháp luật chưa nghiêm của người tiến THTT nên việc nghiên cứu một cách toàn diện những vấn đề lý luận và thực tiễn về đối tượng chứng minh trong TTHS, đánh giá thực trạng quy định của luật TTHS Việt Nam về đối tượng chứng minh và thực tiễn hoạt động của các cơ quan THTT hình sự Việt Nam liên quan đến đối tượng chứng minh để từ đó đề ra giải pháp hoàn thiện về mặt lập pháp và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng nó trong giải quyết vụ án hình sự là vấn đề có ý nghĩa quan trọng và mang tính cấp thiết, góp phần nâng cao chất lượng giải quyết vụ án hình sự. Đây cũng là lý do tác giả chọn đề tài “Đối tượng chứng minh trong tố tụng hình sự” cho luận văn tốt nghiệp.
    2. Tình hình nghiên cứu
    Về “Đối tượng chứng minh trong TTHS” trong một số giáo trình luật TTHS của một số trường đại học cũng như một số khoá luận cử nhân luật đề cập đến dưới góc độ là một vấn đề của quá trình chứng minh, hoặc do yêu cầu, mục đích của việc nghiên cứu không tập trung chính vào đối tượng chứng minh hay việc đề cập đến đối tượng chứng minh mới chỉ dừng ở việc phục vụ cho học tập cơ bản để hiểu về vấn đề nên việc nghiên cứu mới dừng lại ở mức độ nhất định, mang tính khái quát sơ bộ về vấn đề. Chẳng hặn như: trong Giáo trình luật TTHS Việt Nam của Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2000, ở Chương III - Chứng cứ có đề cập đến: khái niệm đối tượng chứng minh và phân loại đối tượng chứng minh. Trong khoá luận tốt nghiệp Cử nhân luật học về đề tài: “Chứng minh trong tố tụng hình sự Việt Nam”của tác giả Phạm Thế Lực - K41B - Khoa Luật - Đại học QGHN, có đề cập đến: những vấn đề cần phải chứng minh trong TTHS Việt Nam. Trong khoá luận tốt nghiệp cử nhân Luật học về đề tài: “Đối tượng chứng minh và phương tiện chứng minh trong vụ án giết người”của tác giả Nguyễn Văn Hoan - K41C - Khoa luật - ĐHQG Hà Nội, có đề cập đến: đối tượng chứng minh trong vụ án hình sù - trong đó gồm các vấn đề: khái niệm, nội dung và phân loại đối tượng chứng minh - Nhưng việc nghiên cứu chưa thật sâu sắc và toàn diện. Trong luận án Tiến sỹ Luật học về đề tài “Thu thập, đánh giá và sử dụng chứng cứ trong điều tra vụ án hình sự ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Đỗ Văn Đương - bảo vệ năm 2000, có đề cập đến: đối tượng chứng minh - nhưng đây không phải là đối tượng nghiên cứu chính của luận án, nên tác giả cũng chỉ giải quyết vấn đề một cách khái quát chung và làm rõ mối quan hệ của nó với các vấn đề khác trong luận án để từ đó nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu làm rõ những vấn đề chính của luận án Như vậy, có thể nói rằng chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện và sâu sắc về đối tượng chứng minh trong TTHS với quy mô là một đề tài độc lập, chuyên biệt về vấn đề. Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu về đối tượng chứng minh trong TTHS là cần thiết.
    3. Mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
    - Mục đích, yêu cầu: Làm rõ một cách cơ bản và toàn diện những vấn đề lý luận và thực tiễn về đối tượng chứng minh trong tố tụng hình sự.
    Phân tích, đánh giá thực trạng quy định của pháp luật TTHS nước ta về đối tượng chứng minh có so sánh với quy định của luật TTHS một số nước trên thế giới về vấn đề này, đánh giá thực tiễn hoạt động của các cơ quan THTT hình sự ở Việt Nam liên quan đến đối tượng chứng minh, tìm ra những điểm còn tồn tại, bất cập từ đó bước đầu đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện về mặt lập pháp có liên quan đến đối tượng chứng minh và nâng cao hiệu quả áp dụng nó trong thực tiễn, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giải quyết vụ án hình sự.
    - Nhiệm vô: Để đạt được mục đích trên, trong quá trình nghiên cứu luận văn cần giải quyết những vấn đề sau:
    • Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận về đối tượng chứng minh trong TTHS;
    • Nghiên cứu và so sánh những quy định của luật TTHS Việt Nam và luật TTHS của một số nước trên thế giới về đối tượng chứng minh;
    • Đánh giá thực tiễn hoạt động của các cơ quan THTT hình sự ở Việt Nam liên quan đến đối tượng chứng minh;
    • Đưa ra những giải pháp hoàn thiện quy định của luật TTHS Việt Nam về đối tượng chứng minh và giải pháp nâng cao hiệu quả thực tiễn áp dụng những quy định đó của các cơ quan THTT hình sự ở Việt Nam.
    - Đối tượng: Luận văn nghiên cứu một số vấn đề lý luận chung về đối tượng chứng minh trong TTHS. Nghiên cứu, so sánh những quy định của luật TTHS Việt Nam và luật TTHS một số nước trên thế giới về đối tượng chứng minh. Đánh giá thực trạng hoạt động của các cơ quan THTT hình sự ở Việt Nam liên quan đến đối tượng chứng minh.
    - Phạm vi: Luận văn nghiên cứu về đối tượng chứng minh trong TTHS một cách tổng thể trong phạm vi chung của tất cả các giai đoạn tố tụng: điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự ở Việt Nam từ năm 1998 đến nay, chủ yếu tập trung trong phạm vi khoa học và thực tiễn luật TTHS. Ngoài ra ở chõng mực nhất định có liên quan đến khoa học luật hình sự, tội phạm học và khoa học điều tra hình sự. Nghiên cứu quy định của BLTTHS Việt Nam, BLTTHS Liên bang Nga, BLTTHS Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, BLTTHS Cộng hoà Pháp về đối tượng chứng minh. Đánh giá thực trạng hoạt động của các Cơ quan THTT hình sự Việt Nam liên quan đến đối tượng chứng minh trong khoảng thời gian 5 năm trở lại đây.
    4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của luận văn
    - Cơ sở lý luận của luận văn là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê Nin, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và về giải quyết vụ án hình sự nói riêng, những thành tựu của các khoa học: triết học, luật hình sự, luật TTHS, lôgic học, tội phạm học, điều tra hình sự và các học thuyết chính trị pháp lý.
    - Cơ sở sự thực tiễn của luận văn dùa trên cơ sở nghiên cứu luật TTHS thực định và hoạt động chứng minh, giải quyết vụ án hình sự của các cơ quan THTT cũng như các văn bản của 3 ngành Công an, Kiểm sát, Toà án hướng dẫn về hoạt động, điều tra, xử lý vụ án hình sự.
    - Phương pháp nghiên cứu: Dùa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Kết hợp với một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như phương pháp: hệ thống, lôgic, phân tích, tổng hợp, so sánh, khảo sát thực tế để chọn lọc tri thức khoa học, kinh nghiệm thực tiễn liên quan đến những vấn đề phải chứng minh trong tố tụng hình sự, từ đó làm sáng tỏ nội dung của luận văn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...