Tiểu Luận Lý luận chung về công tác tổ chức cưỡng chế thi hành án dân sự (21 trang)

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Cưỡng chế thi hành án dân sự là biện pháp cưỡng bức bắt buộc của cơ quan thi hành án do Chấp hành viên quyết định theo thẩm quyền quy định nhằm buộc đương sự( người phải thi hành án) phải thực hiện những hành vi hoặc nghĩa vụ về tài sản theo bản án, quyết định của Tòa án, được áp dụng trong trường hợp người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành trong thời hạn do Chấp hành viên ấn định, hoặc trong trường hợp cần ngăn chặn người phải thi hành án tầu tán, hủy hoại tài sản.
    Cưỡng chế thi hành án dân sự đây là một biện pháp nghiêm khắc được Chấp hành viên áp dụng trong quá trình tổ chức thi hành án, thể hiện việc Cơ quan thi hành án sử dụng quyền lực nhà nước để buộc người phải thi hành án thi hành nghĩa vụ mà bản án, quyết định đã tuyên.

    Lý luận chung về công tác tổ chức cưỡng chế thi hành án dân sự


    I. Cơ sở pháp lý

    Cưỡng chế thi hành án dân sự là một biện pháp nghiêm khắc nhất trong quá trình Chấp hành viên tổ chức thi hành án, do đó, Luật Thi hành án dân sự năm 2008 quy định rất chặt chẽ về cưỡng chế trong thi hành án dân sự.
    - Điều 9 Luật THADS năm 2008 quy định " Người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành thì bị cưỡng chế thi hành án theo quy định của Luật này”.
    - Điều 46 Luật THADS quy định " Hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 45 của Luật này, người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành án thì bị cưỡng chế; Không tổ chức cưỡng chế thi hành án trong thời gian từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau, các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật và các trường hợp đặc biệt khác do Chính phủ quy định”.
    Hơn nữa, Luật THADS năm 2008 còn quy định riêng Chương IV, từ Điều 66 đến Điều 121 về áp dụng biện pháp bảo đảm và cưỡng chế thi hành án dân sự.
    Ngoài ra, việc cưỡng chế thi hành án còn được quy định cụ thể hơn trong Nghị định 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 của Chính phủ từ Điều 8 đến Điều 17.
    Qua đó, cho thấy thủ tục cưỡng chế và áp dụng biện pháp bảo đảm trong thi hành án dân sự giữ một vai trò rất quan trọng trong quá trình tổ chức thi hành án. Mặc dù cơ sở pháp lý chưa được quy định cụ thể hơn trong các văn bản dưới luật nhưng nhìn chung là đầy đủ và cần thiết cho Chấp hành viên áp dụng trong thực tế tổ chức thi hành án dân sự.

    II. Lý Luận chung về cưỡng chế thi hành án dân sự

    1. Khái niệm về cưỡng chế thi hành án

    Cưỡng chế thi hành án dân sự là biện pháp cưỡng bức bắt buộc của cơ quan thi hành án do Chấp hành viên quyết định theo thẩm quyền nhằm buộc đương sự phải thực hiện những hành vi hoặc nghĩa vụ về tài sản theo bản án, quyết định của tòa án, được áp dụng trong trường hợp người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành trong thời hạn do Chấp hành viên ấn định, hoặc trong trường hợp cần ngăn chặn người phải thi hành án tẩu tán, hủy hoại tài sản.

    2. Điều kiện áp dụng biện pháp cưỡng chế

    Để áp dụng được biện pháp cưỡng chế thi hành án, cần phải hội đủ các điều kiện sau đây: Người phải thi hành án phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản hoặc phải thực hiện hành vi theo bản án, quyết định của Tòa án, quyết định của Trọng tài, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh; Người phải thi hành án có điều kiện thi hành án nhưng không tự nguyện thi hành án.
    Cho thấy, biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự chỉ được áp dụng khi người phải thi hành án có nghĩa vụ và hành vi phải thực hiện theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, nhất là có thái độ và hành vi không tự nguyện thi hành án khi người phải thi hành án có điều kiện thi hành án. Theo khoản 6, Điều 3 Luật THADS năm 2008, có điều kiện thi hành án là trường hợp người phải thi hành án có tài sản, thu nhập để thi hành nghĩa vụ về tài sản; tự mình hoặc thông qua người khác thực hiện nghĩa vụ thi hành án.

    3. Nguyên tắc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Luật Thi hành án dân sự năm 2008
    2. Nghị định 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 của Chính phủ
    3. Nghị định 60/2009/NĐ-CP ngày 23/7/2009 của Chính phủ
    4. Bộ luật Hình sự năm 1999
    5. Giáo trình Cưỡng chế thi hành án dân sự
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...