Luận Văn Lý luận chung về cạnh tranh và sử dụng công cụ Marketing trong cạnh tranh.

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG I
    LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẠNH TRANH VÀ SỬ DỤNG CÔNG CỤ MARKETING TRONG CẠNH TRANH.

    I. Khái niệm và thực chất của cạnh tranh
    1. Khái niệm cạnh tranh
    Cạnh tranh là một trong những đặc trưng cơ bản của kinh tế thị trường, là động lực phát triển của kinh tế thị trường. Trong kinh tế thị trường, cạnh tranh là sự sống còn của mỗi doanh nghiệp. Cạnh tranh có thể được hiểu là sự ganh đua nhau giữa các nhà doanh nghiệp trong việc dành một nhân tố sản xuất hoặc khách hàng nhằm nâng cao vị thế của mình trên thị trường, để đạt được mục tiêu kinh doanh cụ thể, ví dụ như lợi nhuận, doanh số hay thị phần. Cạnh tranh về giá cả, số lượng sản phẩm, dịch vụ, chất lượng sảm phẩm, quản lý hệ thống phân phối, quảng cáo, các hoạt động xúc tiến bán hay sự kết hợp các yếu tố này và các yếu tố khác nữa để tác động đến khách hàng. Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh là yếu tố tạo ra sự kích thích để c doanh nghiệp chuyển nguồn lực từ nơi tạo ra giá trị thấp hơn sang nơi tạo ra giá trị cao hơn. Việc làm này của các doanh nghiệp sẽ thúc đẩy phân bổ hiệu quả các nguồn lực khan hiếm của xã hội, tăng phúc lợi cho người tiêu dùng và tăng hiệu quả các hoạt động thông quan đổi mới, thay đổi kỹ thuật và tiến độ của toàn nền kinh tế.
    Chiến lược cạnh tranh là việc xác định mục tiêu cơ bản, dài hạn của doanh nghiệp đặt trong môi trường cạnh tranh và doanh nghiệp thực hiện chương trình hành động cùng với việc phân bổ các nguồn lực cần thiết để đạt được mục tiêu ấy
    2. Vai trò và phân loại cạnh tranh
    Cạnh tranh có thể đưa đến lợi ích cho người này hay làm thiệt hại cho người khác, song xét dưới góc độ toàn xã hội cạnh tranh có tác động tích cực. Đối với nền kinh tế cạnh tranh đảm bảo một số chức năng quan trọng, tầm quan trọng của những chức năng này có thể thay đổi theo từng thời kỳ.
    Cạnh tranh điều chỉnh cung cầu hàng hoá trên thị trường. Khi cung một hàng hoá nào đó vượt quá cầu, cạnh tranh giữa các người bán làm cho giá cả thị trường giảm xuống, chỉ những cơ sở kinh doanh nào đủ khả năng cải tiến công nghệ, trang bị kỹ thuật, phương thức quản lý tốt và hạ được giá thành bán sảm phẩm mới có thể tồn tại. Với ý nghĩa đó cạnh tranh là nhân tố quan trọng kích thích việc ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến trong sản xuất. Ngược lại khu cung một hàng hoá nào đó thấp hơn cầu, hàng hoá trở nên khan hiếm trên thị trường giá cả tăng lên tạo ra lợi nhuận cao hơn mức bình quân. Khi đó người kinh doanh sẽ đầu tư vốn xây dựng thêm cơ sở sản xuất mới hoặc nâng cao năng lực sản xuất của những cơ sở sản xuất sẵn có. Đó là động lực quan trọng nhất làm tăng thêm lượng vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh nâng cao năng lực sản xuất toàn xã hội. Điều quan trọng đó là động lực hoàn toàn tự nhiên, không theo và không cần bất kỳ một mệnh lệnh hành chính nào của cơ quan quản lý Nhà nước. Cạnh tranh bắt buộc các chủ thể kinh doanh luôn quan tâm đến việc cải tiến công nghệ, trang thiết bị sản xuất và phương thức quản lý nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành và trên cơ sở đó hạ giá bán sản phẩm.
    Trong cạnh tranh tất yếu sẽ có những doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh nhờ làm ăn có hiệu quả, đồng thời nó cũng làm cho một số doanh nghiệp bị phá sản. Đối với xã hội, phá sản doanh nghiệp hoàn toàn không mang ý nghĩa tiêu cực vì các nguồn lực của xã hội được chuyển sang cho nhà kinh doanh khác tiếp tục sử dụng một cách có hiệu quả. Vì vậy, phá sản không phải là sự huỷ diệt hoàn toàn mà là sự huỷ diệt sáng tạo. Việc duy trì các doanh nghiệp kém hiệu quả còn gây ra nhiều lãng phí cho xã hội hơn là phá sản.
     
Đang tải...