Tiểu Luận Lý luận chung Qui luật mâu thuẫn

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lý luận chung Qui luật mâu thuẫn

    Mỗi một sự vật, hiện tượng tồn tại đều là một thể thống nhất được tạo tnàh với các mặt các khuynh hướng các thuộc tính phát triển ngược chiều nhau, đối lập nhau chúng tạo thành các mâu thuẫn tồn tại trong sự vật hiện tượng.
    Mâu thuẫn là một hiện tượng có trong tất cả các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy con người. Trong hoạt động kinh tế hiện tượng đó cũng mang tính phổ biến chẳng hạn như mâu thuẫn giữa cung - cầu, tích luỹ và tiêu dùng, tính kế hoạch hoá cảu từng xí nghiệp, công ty với tính tự phát vô Chính phủ của nền sản xuất hàng hoá.
    Mâu thuẫn tồn tại từ khi sự xuất hiện cho đến khi sự vật kết thúc tồn tại của mình. trong mỗi sự vật mâu thuẫn hình thành không chỉ có một mà có nhiều mâu thuẫn và sự vật trong cùng mọt lúc có nhiều mặt đối lập mâu thuẫn này mất đi thì mâu thuẫn khác lại hình thành.
    Những người theo chủ nghĩa duy tâm tìm nguồn gốc của sự vận động và sự phát triển ở lý trí, ở ý muốn của con người của cá nhân kiệt xuất hay ở các lực lượng siêu nhân.
    Do phủ nhận sự tồn tại khách quan của các mâu thuẫn trong sự vật và hiện tượng, những người theo quan điểm siêu hình tìm nguồn gốc của sự vận động và sự phát triển ở sự tác động từ bên ngoài đối với sự vật. Rốt cuộc họ đã phải nhờ đến "cái huých đầu tiên như Niutơn hay cầu viện tới Thượng đế như Arixtốt. Như vậy bằng cách này hay cách khác, quan điểm siêu hình về nguồn gốc vận động và phát triển sớm hay muộn sẽ dẫn tới chủ nghĩa duy tâm.
    Dựa trên những thành tựu khoa học và thực tiễn, chủ nghĩa duy vật biện chứng tìm thấy nguồn gốc của vận động và phát triển ở mâu thuẫn, ở sự đấu tranh giữa các khuynh hướng, các mặt đối lập tồn tại trong các sự vật và hiện tượng.
    Dưới hình thức chung nhất, tư tưởng xem mâu thuẫn là nguồn gốc của vận động và phát triển đó được Hêraclít nói tới và được Hêghen phát triển lên trong sự vận dụng vào nhận thức. Hêghen viết " mâu thuẫn thực tế là cái thúc đẩy thế giới". Hơn nữa ông còn xem " mâu thuẫn là cội nguồn của tất cả vận động và sự sống".
    C.Mác - Ph. Ăngghen và V.I Lê Nin đã luận chứng và phát triển hơn nữa những luận điểm đó trên cơ sở biện chứng duy vật. C.Mác viết " Cái cấu thành bản chất của sự vận động biện chứng, chính là sự cùng nhau tồn tại của hai mặt mâu thuẫn. Sự đấu tranh giữa hai mặt ấy và sự dung hợp của hai mặt ấy thành một phạm trù mới ". Nhấn mạnh hơn nữa tư tưởng đó V.I Lê Nin viết sự phát triển là một cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập.
    Để hiểu được kết luận đó, chúng ta lưu ý rằng, theo Ph. Ăngghen nguyên nhân chính và cuối cùng của mọi sự vật là sự tác động lẫn nhau. Chính sự tác động qua lại đó tạo thành nguồn gốc của sự vận động và phát triển. Mâu thuẫn là sự tác động qua lại, sự đấu tranh của các mặt đối lập qui định một cách tất yếu những thay đổi của các mặt đang tác động qua lại cũng như của sự vật nói chung, nó là nguồn gốc vận động và phát triển, là xung lực của sự sống. Chẳng hạn bất kỳ một sự vật nào cũng chỉ có thể tồn tại và phát triển được khi có sự tác động qua lại giữa đồng hoá và dị hoá. Sự tiến hoá của các giống loài không thể có được, nếu không có sự tác động qua lại giữa di truyền và biến dị. Tư tưởng và nhận thức của con người không thể phát triển nếu không có sự cọ sát thường xuyên với thực tiễn, không có sự tranh luận để làm rõ đúng sai. Đảng ta nói chung, từng Đảng viên nói riêng không thể ngày càng hoàn thiện bản thân mình, khi không đẩy mạnh phê bình và tự phê bình với tư cách là hình thức đặc biệt của đấu đấu tranh giữa các mặt đối lập trong Đảng, giữa tích cực và tiêu cực, giữa nhận thức - tư tưởng đúng và sai. Cho nên Hội nghị lần thứ VI (lần 2) Ban chấp hành Trung ương khoá VIII của Đảng đã xem việc thực hiện nghiêm túc chế độ phê bình và tự phê bình là một trong 10 nhiệm vụ cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay.
     
Đang tải...