Luận Văn Lý luận chung quan hệ giữa công bằng xã hội – phát triển kinh tế

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lý luận chung quan hệ giữa công bằng xã hội – phát triển kinh tế


    MỞ ĐẦU

    Trong các thời đại khác nhau, dù ở phương Đông hay phương Tây con người đều quan tâm đến công bằng xã hội và đã có rất nhiều cách hiểu và giải quyết khác nhau đối với vấn đề công bằng xã hội. Nhất là đối với người Việt Nam, từ xa xưa công bằng xã hội bao giờ cũng được xem là một đạo lý sống của cộng đồng cũng như của mỗi cá nhân :
    Công bằng là đạo ở đời
    Cái ta không muốn thì người chẳng ưa
    Đối với 1 nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN ) như nước ta hiện nay thì công bằng xã hội là một trong những mục tiêu phấn đấu của Đảng và Nhà Nước để đưa đất nước quá độ lên CNXH. Trong nền kinh tế thị trường còn mới và nhiều thành phần như nước ta thì việc thực hiện công bằng xã hội trước hết là công bằng kinh tế. Công bằng xã hội cũng là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế. Vậy công bằng xã hội phải hiểu đúng như thế nào để không nhầm lẫn với “cào bằng” “ bình đẳng” ? Phát triển xã hội là gì ? Mối quan hệ biện chứng giữa chúng ra sao ? Thực trạng vấn đề về phát triển kinh tế và công bằng xã hội ở nước ta đang được thực hiện như thế nào?
    Trong bài tiểu luận của mình , em xin trình bày những hiểu biết của mình về công bằng xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường và mối quan hệ giữa công bằng xã hội với phát triển kinh tế , cũng như các biện pháp để phát triển kinh tế đồng thời đảm bảo công bằng xã hội nước ta hiện nay.










    NỘI DUNG

    I) LÝ LUẬN CHUNG: QUAN HỆ GIỮA CÔNG BẰNG XÃ HỘI – PHÁT TRIỂN KINH TẾ:
    1) Công bằng xã hội là gì ?
    Thực ra công bẵng xã hội là 1 khái niệm mang tính lịch sử, bị quy định bởi hoàn cảnh lịch sử cụ thể . Có thể nói mỗi xã hội đều có chuẩn mực riêng của mình về công bằng xã hội do hoàn cảnh lịch sử của xã hội đó quy định.
    Trong chế độ xã hội công xã nguyên thuỷ thì công bằng xã hội có nghĩa là mọi người đều tuân theo trật tự đã được cộng đồng thừa nhận, ai vi phạm sẽ bị trừng phạt.
    Khi cá nhân tách khỏi thị tộc thì công bằng chủ yếu có nghĩa là mọi người đều bình đẳng trong việc sử dụng các quyền và phương tiện sống.
    Khi xuất hiện sở hữu tư nhân thì nội dung của khái niệm công bằng xã hội cũng thay đổi. Sự công bằng ở đây được xem xét trong mối quan hệ với địa vị xã hội. Theo Arixtốt, công bằng là là sự bình đẳng giữa những người có cùng địa vị xã hội. Còn sự bất bình đẳng những người không có cùng địa vị xã hội cũng được Arixtốt coi là công bằng. Quan điểm này Arixtốt thực tế đã trở thành quan điểm chủ đạo trong suốt lịch sử tồn tại của xã hội phân chia giai cấp.
    Sự xuất hiện sở hữu tư nhân là tiền đề cho sự xuất hiện nền sản xuất hàng hoá.Khi nền xản xuất hàng hoá ấy xuất hiện và ngày càng phát triển thì sự trao đổi theo nguyên tắc ngang giá cũng ngày càng trở thành nguyên tắc chi phối quan hệ trao đổi trong xã hội. Thích ứng với tình hình ấy, nội dung của khái niệm công bằng cũng thay đổi, đặc biệt là trong chủ nghĩa Tư Bản : về mối quan hệ trao đổi được gọi là công bằng khi chúng thực hiện theo nguyên tắc ngang giá ; còn trong lĩnh vực Chính trị và các quan hệ xã hội khác thì mọi người được tuyên bố là bình đẳng trước Pháp Luật, dĩ nhiên đó là một hệ thống Pháp Luật nhằm bảo vệ trước hết cho giai cấp thống trị đương thời.
    Riêng trong CNXH, C.Mác đề cập đến trong tác phẩm “ Phê phán cương lĩnh Gotha ” công bằng xã hội được thể hiện trong nguyên tắc phân phối lao động. C.Mác chỉ rõ rằng trong xã hội XHCN , sau khi đã khấu trừ đi những khoản cần thiết nhất để duy trì sản xuất, tái sản xuất cũng như để duy trì đời sống của cộng đồng, toàn bộ số sản phẩm xã hội còn lại sẽ được phân phối theo nguyên tắc: mỗi người sản xuất sẽ nhận trở lại từ xã hội một số lượng vật phẩm tiêu dùng trị giá ngang với số lượng lao động mà anh ta đã cung cấp cho xã hội (sau khi đã khấu trừ số lao động của anh ta cho các quỹ xã hội )
    Đây là một nguyên tắc phân phối công bằng vì ở đây tất cả những người sản xuất đều có quyền ngang nhau tham dự vào quỹ tiêu dùng của xã hội khi làm một công việc ngang nhau.

    2) Phát triển kinh tế
    Phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự hoàn thiện cơ cấu, thể chế kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống.
    Muốn phát triển kinh tế trước hết phải có sự tăng trưởng. Nhưng không phải tăng trưởng kinh tế nào cũng dẫn tới phát triển kinh tế. Phát triển kinh tế đòi hỏi phải thực hiện 3 nội dung sau :
    - Sự tăng lên của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và tổng sản phẩm quốc dân (GNP) và tổng sản phẩm quốc dân tính theo đầu người. Nội dung này phản ánh mức độ tăng trưởng kinh tế của 1 quốc gia trong 1 thời kì nhất định.
    - Sự biến đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ thể hiện ở tỷ trọng của ngành dịch vụ và công nghiệp trong tổng sản phẩm quốc dân tăng lên, còn tỷ trọng nông nghiệp ngày càng giảm xuống. Nội dung này phản ánh chất lượng tăng trưởng, trình độ kĩ thuật của nền sản xuất để có thể đảm bảo cho sự tăng trưởng kinh tế bền vững.
     
Đang tải...