Luận Văn Lý luận chung của chủ nghĩa Mác – Lênin về quan hệ giữa kinh tế và chính trị

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lý luận chung của chủ nghĩa Mác – Lênin về quan hệ giữa kinh tế và chính trị

    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Trải qua hai cuộc kháng chiến lớn trong lịch sử dân tộc: chống Mỹ, chống Pháp, Việt Nam đã trở thành một quốc gia độc lập, tự do và đang tiến lên con đường XHCN . Ngày nay chúng ta đã giành được những thắng lợi đáng kể làm thay đổi bộ mặt của đất nước. Nhưng cùng với sự phát triển của Việt Nam, các nước khác trên thế giới cũng đang phát triển với nhịp độ chóng mặt. Nếu chúng ta không liên tục tiến hành đổi mới sẽ dẫn đến sự tụt hậu về mọi mặt. Đấu tranh để giải phóng đất nước đã là một điều khó nhưng bảo vệ và xây dựng đất nước theo đúng con đường đã chọn còn khó hơn. Đứng trước tình hình đó, từ đại hội Đảng lần VI đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện, mở ra một bước ngoặt lớn trong sự nghiệp xây dựng CNXH ở Việt Nam. Nội dung đổi mới bao gồm nhiều mặt song trong mỗi bước đi lại phải xác định đúng khâu then chốt để tập trung sức giải quyết, làm cơ sở đổi mới các khâu khác. Kinh tế là cơ sở, là nền tảng của sự phát triển của Lịch sử. Chính trị và các mặt khác của đời sống xã hội là những hình thức xã hội phục vụ cho kinh tế. Tuy vậy, những hình thức này cũng có tác động trở lại đối với kinh tế. Nếu đứng trên phương diện triết học chúng ta sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị, để từ đó đi vào xem xét nó trong quá trình đổi mới hiện nay ở Việt Nam.
    Trong quá trình thu thập tài liệu và viết tiểu luận, em đã nhận được sự hướng dẫn giảng dạy tận tình của thầy giáo Mai Xuân Hợi. Em xin cảm ơn thầy đã giúp đỡ em hoàn thành bài tiều luận này




    NỘI DUNG

    1. Lý luận chung của chủ nghĩa Mác – Lênin về quan hệ giữa kinh tế và chính trị

    Kinh tế và chính trị là hai mặt cốt lõi của mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng .
    Trong mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng thì cở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng : cơ sở hạ tầng nào thì sinh ra kiến trúc thượng tầng ấy, giai cấp nào thống trị trong kinh tế thì cũng đồng thời thống trị trong các bộ phận của kiến trúc thượng tầng đó, sự thay đổi căn bản trong cơ sở hạ tầng dẫn đến sự biến đổi căn bản của kiến trúc thượng tầng. Kiến trúc thượng tầng nảy sinh trên cơ sở hạ tầng và do cơ sở hạ tầng quy định song nó mang tính độc lập tương đối. Kiến trúc thượng tầng không phải là sản phẩm thụ động của cơ sở hạ tầng mà nó tác động trở lại rất mạnh mẽ đến cơ sở hạ tầng. Cũng như vậy trong mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị thì kinh tế là nội dung của chính trị, quyết định chính trị còn chính trị là là sự biểu hiện tập trung của kinh tế, tác động trở lại đối với kinh tế
    1.1. Kinh tế giữ vai trò quyết định chính trị
    Trong xã hội nguyên thuỷ do trình độ phát triển thấp kém của lực lượng sản xuất nên chưa có sự phân chia giai cấp vì vậy xã hội nguyên thuỷ chưa có vấn đề chính trị. Với sự phát triển của lực lượng sản xuất và năng suất lao động xã hội, chế độ tư hữu xuất hiện đã phân chia xã hội thành người giàu, kẻ nghèo, hình thành giai cấp và nhà nước, đến lúc này vấn đề chính trị mới xuất hiện vì trung tâm của vấn đề chính trị là vấn đề đấu tranh giữa các giai cấp, các lực lượng xã hội nhằm giành giữ chính quyền nhà nước và sử dụng chính quền đó làm công cụ để xây dựng và bảo vệ chế độ xã hội phù hợp với lợi ích của giai cấp cầm quyền. Do đó bản thân vấn đề chính trị ra đời hoàn toàn là do kinh tế quyết định, chính trị không phải là mục đích mà là phương tiện để thực hiện mục đích kinh tế. Khi phê phán quan niệm của Đuyrinh cho rằng bạo lực chính trị quyết định kinh tế, Ăngghen đã khẳng định :”Bạo lực chỉ là phương tiện, còn lợi ích kinh tế, trái lại, là mục đích “(C.Mác-F.Ăngghen : Tuyển tập, V. NXB Sự thật , Hà Nội 1983 ). Sự thay đổi của kinh tế tất yếu dẫn đến sự thay đổi về chính trị. Trong xã hội có giai cấp thì giai cấp nào chiếm địa vị thống trị về kinh tế thì cũng chiếm địa vị thống trị trong đời sống chính trị, tư tưởng. Mâu thuẫn trong kĩnh vực kinh tế quyết định tính chất mâu thuẫn trong lĩnh vực tư tưởng
    Từ phân tích trên ta thấy kinh tế với vai trò là nội dung vật chất của chính trị, cơ sở kinh tế với tính cách là kết cấu hiện thực sản sinh ra hệ thống chính trị tương ứng và quy định hệ thống đó. Vậy kinh tế có vai trò quyết định chính trị
    1.2. Sự tác động trở lại của chính trị đối với kinh tế
    Quyền lực chính trị là công cụ mạnh mẽ nhất để bảo vệ chế độ xã hội. Theo LêNin “ Chính trị là thủ đoạn của kinh tế và chính trị không thể không chiếm hàng đầu so với kinh tế” (V.I Lênin : Toàn tập, T.42.Nxb tiến bộ Matxcơva 1977). Quan điểm trên khẳng định vai trò của chính trị không tồn tại tách rời, độc lập với kinh tế mà nó có tác động trở lại với kinh tế. Trong xã hội có giai cấp sự thống trị về chính trị của một giai cấp nhất định là điều kiện đảm bảo cho giai cấp đó thống trị về mặt kinh tế. Đấu tranh giai cấp thực chất là đấu tranh vì lợi ích kinh tế, được thực hiện thông qua đấu tranh chính trị.Theo Ăngghen “ bất cứ cuộc đấu tranh giai cấp nào cũng là đều là đấu tranh chính trị, xét đến cùng đều xoay quanh vấn đề giải phóng về kinh tế” (CácMác- F. Ăngghen. tuyển tập, T VI . NXB. Sự thật. Hà nội 1983). Sự tác động trở lại của chính trị đối với kinh tế được biểu hiện tập chung ở quyền lực nhà nước và sức mạnh vật chất tương ứng. Nhà nước có tác dụng quyết định năng lực hiện thực hoá những tất yếu kinh tế. Ăngghen nói “ bạo lực (tức là quyền lực nhà nước) cũng là một sức mạnh kinh tế”
    1.3 Sự tác động hữu cơ giữa kinh tế và chính trị
    Sau khi giành được chính quyền giai cấp nào muốn thống trị vững chắc toàn xã hội thì giai cấp đó phải đưa ra đường lối mở rộng, phát triển kinh tế trên quy mô toàn xã hội để từng bước thống trị kinh tế đối với toàn xã hội. Khi kinh tế vững mạnh thì nhà nước được tăng cường, tạo thêm phương tiện vật chất để củng cố địa vị kinh tế, xã hội của giai cấp thống trị. Giai cấp nào cầm quyền cũng hướng kinh tế phát triển theo lập trường chính trị của giai cấp đó nhằm phục vụ cho mục tiêu kinh tế xã hội nhất định. Khi lập trường chính trị đúng, phù hợp với sự vận động của kinh tế nó sẽ tác động thúc đẩy kinh tế phát triển và ngược lại khi lập trường chính trị sai, không phù hợp với sự vận động của kinh tế nó sẽ kìm hãm sự phát triển kinh tế như Lênin nói “Không có một lập trường chính trị đúng thì một giai cấp nhất định nào đó không thể giữ vững được sự thống trị của mình và do đó cũng không thể nào hoàn thành được nhiệm vụ của mình trong lĩnh vực sản xuất”. (V.I.LêNin: Toàn tập, T42 .NXB tiến bộ Matxcơva 1977).
     
Đang tải...