Luận Văn Ly hôn trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Ác Niệm, 13/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu

    1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
    Trong những năm gần đây, cùng với những thay đổi về kinh tế - xã hội, quan hệ giữa con người với con người trong đó có quan hệ hôn nhân và gia đình cũng bị tác động mạnh mẽ. Theo số liệu thống kê của Toà án các cấp, trong cả nước hàng năm số lượng các vụ án kiện về hôn nhân và gia đình mà Toà án phải thụ lý giải quyết khoảng trên 50.000 vụ việc, chủ yếu là ly hôn và tranh chấp tài sản.
    Về mặt xã hội, ly hôn là hiện tượng bất bình thường. Nếu kết hôn là mặt phải của xã hội thì ly hôn là mặt trái của xã hội, là cái chết của một tổ ấm gia đình. Hậu quả của việc ly hôn là làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, gây ảnh hưởng xấu đến con cái. Ly hôn là một biện pháp chấm dứt tình trạng mâu thuẫn gay gắt giữa vợ và chồng, vợ chồng chia tay bằng một phán quyết của Toà án, và nó không chỉ gây hậu quả đối với các thành viên trong gia đình mà còn gây ra nhiều hậu quả khác cho xã hội. Do vậy, ly hôn không chỉ là vấn đề riêng của mỗi gia đình mà là vấn đề của cả xã hội quan tâm.
    Ngày nay ly hôn đã được nhìn nhận đúng với bản chất tích cực và tiến bộ của nó. Dưới góc độ pháp lý, ly hôn được ghi nhận là một chế định độc lập của Luật Hôn nhân và gia đình, nó là cơ sở cho Toà án và các bên đương sự giải quyết vấn đề ly hôn một cách thấu tình đạt lý, góp phần giải quyết con người ra khỏi sự ràng buộc không cần thiết khi tình cảm vợ chồng không còn. Ta thấy rằng, một gia đình tốt thì xã hội mới tốt và ngược lại, xã hội tốt là điều kiện thúc đẩy gia đình tiến bộ. Mặc dù vậy, khi gia đình lâm vào tình trạng trầm trọng, không thể tồn tại một cách ổn định, hạnh phúc, quan hệ hôn nhân trên thực tế đã tan vỡ, sự ly hôn là cần thiết. Nhà nước đặt ra chế độ hôn nhân tự nguyện, bình đẳng, tiến bộ, nhằm xây dựng gia đình dân chủ, hoà thuận, bền vững ngay cả khi gia đình đó tan vỡ thì sự bình đẳng về quyền và lợi ích giữa vợ và chồng vẫn được đảm bảo. Đó là sự tiến bộ thể hiện quyền tự do ly hôn của hai vợ chồng.
    Từ khi luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 ra đời, nhà nước đã tuyên truyền và phổ biến rộng rãi để mọi người dân hiểu biết trong việc bảo vệ quyền lợi của mọi thành viên và xây dựng hạnh phúc gia đình XHCN. Các cấp, các ngành mà đặc biệt là ngành Toà án đã góp phần không nhỏ vào việc tổ chức và hoàn thiện pháp luật. Tuy nhiên, trong thực tế xét xử các vụ án ly hôn cho thấy, còn tồn tại một số vướng mắc như vấn đề xác định căn cứ ly hôn, hậu quả pháp lý của ly hôn. Nhiều vụ đã phải qua nhiều cấp xét xử do có sự kháng cáo của đương sự và kháng nghị của người có thẩm quyền. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do trình độ, năng lực của một số cán bộ xét xử chưa đáp ứng với yêu cầu thực tiễn của công việc. Bên cạnh đó, cần phải nói tới sự chưa hoàn thiện của pháp luật đã dẫn đến tình trạng các nhà áp dụng pháp luật có cách hiểu không thống nhất nên đã vận dụng pháp luật một cách tuỳ tiện.
    2. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
    Trong Khóa luận này em lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Ly hôn trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000”. Mục đích của việc nghiên cứu đề tài này là dựa trên cơ sở các quy định của luật thực định để giải quyết việc ly hôn của vợ chồng cho hợp lý, chính xác, đảm bảo quyền, lợi ích của các bên. Trên cơ sở đó, tìm hiểu những quy định còn bất cập, chưa cụ thể, để từ đó có những nhận xét, kiến nghị nhằm hoàn thiện vấn đề ly hôn theo luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam.
    Với mục đích trên, Khóa luận thực hiện những nhiệm vụ sau đây:
    - Nghiên cứu những vấn đề khái quát chung về ly hôn. Với nhiệm vụ này, em sẽ trình bày khái niệm ly hôn, tìm hiểu một cách có hệ thống và đầy đủ về chế định ly hôn trong pháp luật Việt Nam qua các giai đoạn phát triển.
    - Nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về ly hôn. Với nội dung này, Khóa luận đi sâu phân tích nội dung những quy định về ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000, so sánh với pháp luật của một số nước trên thế giới để thấy rõ những điểm thành công và hạn chế của pháp luật Việt nam trong vấn đề ly hôn.
    - Tìm hiểu thực tiễn áp dụng pháp luật về ly hôn thông qua hoạt động xét xử của Toà án. Qua đó, đánh giá về những thành công và hạn chế của việc áp dụng pháp luật về ly hôn để từ đó sẽ nêu lên một số những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về ly hôn.
    3. Phương pháp nghiên cứu
    Trong khóa luận sẽ sử dụng những phương pháp sau đây: Phương pháp luận; phương pháp lịch sử; phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp thống kê; phương pháp so sánh, .
    4. Cơ cấu của Khóa luận
    Về bố cục của Khoá luận, ngoài phần Mục lục, Lời nói đầu và Danh mục tài liệu tham khảo thì Khóa luận này được chia làm 3 Chương:
    Chương 1: Khái quát chung về ly hôn
    Chương 2: Ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000
    Chương 3: Thực tiễn áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 về ly hôn và một số kiến nghị hoàn thiện chế định về ly hôn



    Mục lục

    Lời nói đầu 1
    1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài 1
    2. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài 2
    3. Phương pháp nghiên cứu 3
    4. Cơ cấu của Khóa luận 3
    Chương 1 4
    Khái quát chung về ly hôn 4
    1. Khái niệm về ly hôn 4
    2. Sơ lược lịch sử chế định ly hôn trong pháp luật Việt Nam qua các giai đoạn phát triển 5
    2.1. Ly hôn trong cổ luật Việt Nam 5
    2.2. Thời kỳ Pháp thuộc (đến trước năm 1945) 10
    2.3. Giai đoạn từ 1945 đến nay 10
    2.3.1. Từ năm 1945 - 1954 11
    2.3.2. Từ năm 1955 đến 1975 12
    2.3.3. Từ năm 1976 đến nay 15
    chương II 18
    ly hôn theo Luật 18
    hôn nhân và gia đình việt nam năm 2000 18
    1. Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 19
    1.1. Khái niệm căn cứ ly hôn 19
    1.2. Nội dung căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 20
    2. Các trường hợp ly hôn theo luật định 28
    2.1. Thuận tình ly hôn 28
    2.2. Ly hôn theo yêu cầu của một bên 31
    3. Hậu quả pháp lý của ly hôn 33
    3.1. quan hệ nhân thân giữa hai vợ chồng 33
    3.2. Chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn 35
    3.2.1. Đối với tài sản riêng của mỗi bên 35
    3.2.2. Đối với tài sản chung của vợ chồng 37
    3.3. Giải quyết cấp dưỡng giữa vợ chồng khi ly hôn 40
    3.4. Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ và con sau khi cha mẹ ly hôn 41
    Chương III 46
    Thực tiễn áp dụng luật hôn nhân và gia đình năm 2000 46
    về ly hôn và một số kiến nghị trong lĩnh vực 46
    hoàn thiện chế định về ly hôn 46
    1. Nhận xét chung về thực tiễn áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 về ly hôn 46
    2. Một số kiến nghị trong lĩnh vực hoàn thiện chế định về ly hôn 50
    Danh mục tài liệu tham khảo 54
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...