Luận Văn Ly hôn có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Ly hôn có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam

    LỜI MỞ ĐẦU 1


    CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ QUAN HỆ LY HÔN CÓ YỂU TỐ NƯỚC NGOÀI 3


    1.1. Ly hôn và ly hôn có yếu tố nước ngoài 3


    1.1.1. Ly hôn 3


    1.1.2. Ly hôn có yếu tố nước ngoài 4


    1.2. Cơ sở pháp lý điều chỉnh quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài 6


    1.2.1. Sự phát triển của pháp luật điều chỉnh quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài qua các giai đoạn ở Việt Nam 6


    1.2.1.1. Giai đoạn trước thời kỳ đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế 6


    1.2.1.2. Giai đoạn đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế 11


    1.2.2. Các quy định của pháp luật hiện hành điều chỉnh quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài 14


    1.3. Đặc trưng của pháp luật điều chỉnh quan hệ ly hôn có yếu tố 15


    1.3.1. Đối tượng điều chỉnh của quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài 15


    1.3.1.1. Yếu tố chủ thể 16


    1.3.1.2. Khách thể của quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài 18


    1.3.1.3. Yếu tố cư trú của các bên đương sự 19


    1.3.2. Phương pháp điều chỉnh 19


    CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT VỀ LY HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI VÀ THỰC TRẠNG CỦA VIỆC LY HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI 22


    2.1. Các quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài 22


    2.1.1. Pháp luật Việt Nam hiện hành điều chỉnh quan hệ ly hôn


    có yếu tố nước ngoài 22


    2.1.1.1. Điều kiện ly hôn 23


    2.1.1.2. Trình tự, thủ tục ly hôn 25


    2.1.1.3. Thời điểm có hiệu lực của ly hôn và hệ quả của ly hôn 32


    2.1.2. Thực trạng của việc ly hôn có yếu tố nước ngoài 35


    2.2. Một số thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực thi các quy định về ly hôn có yếu tố nước ngoài và hướng hoàn thiện 38


    2.2.1. Thuận lợi và khó khăn 38


    2.2.2. Hướng hoàn thiện 42


    KẾT LUẬN 46


    TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

    LỜI MỞ ĐẦU


    Trong những năm qua, với chính sách hội nhập của Đảng và Nhà nước đã tạo tiền đề thuận lợi cho phát triển kinh tế, văn hóa- xã hội, và các mối quan hệ quốc tế cũng được mở rộng. Nếu như trước đây việc kết hôn có yếu tố nước ngoài rất hiếm hoi, thì ngày nay công dân Việt Nam đã có quan hệ kết hôn với công dân của hom 40 nước trên thế giới. Theo số liệu thống kê của Sở Tư pháp Thành phố cần Thơ sáu tháng đầu năm 2010 (từ 01/01/2010 đến 01/06/2010) thì đã có 193 trường hợp đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài trong đó kết hôn với Đài Loan là 106 trường hợp, Mỹ 50 trường hợp, úc 08 trường hợp.


    Số lượt kết hôn có yếu tố nước ngoài ngày càng nhiều, song thực tiễn cho thấy không phải cuộc hôn nhân nào cũng mang đến hanh phúc. Rất nhiều trường hợp các cô gái Việt Nam lấy chồng Đài Loan, Hàn Quốc bị đánh đập, ngược đãi họ tìm cách bỏ trốn về nước nhưng lại không tiến hành thủ tục ly hôn. Bên cạnh đó, có trưởng hợp công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài, sau khi người nước ngoài trở về nước thì mất liên lạc, công dân Việt Nam muốn ly hôn để xây dựng cuộc sống mới, nhưng không thể tiến hành ly hôn được do không đáp ứng được về mặt thủ tục. Ngoài ra, hiện nay quy phạm điều chỉnh quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài còn ít, chung chung, hiệu quả mang lại không cao. Dần đến tình trạng hôn nhân hình thức tồn tại rất nhiều, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân chưa được đảm bảo. vấn đề đặt ra là: Đối với những trường hợp đương sự muốn ly hôn nhưng không đáp ứng được về mặt thủ tục sẽ giải quyết như thế nào? Làm thế nào để hoàn thiện hệ thống quy phạm điều chỉnh quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài, nâng tính khả thi khi ứng dụng vào thực tế?


    Chính từ những lý do trên, đã thôi thúc người viết chọn đề tài cho luận văn tốt nghiệp là: “LY HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM” nhằm tìm hiểu, nghiên cứu một cách sâu sắc hơn những quy định của pháp luật, thực trạng về vấn đề này và hướng giải quyết của Nhà nước ta. Và qua đó, người viết cũng đưa ra những kiến nghị của bản thân về vấn đề này, nhằm góp phần vào việc bảo vệ quyền và lợi ích họp pháp của các đương sự trong quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài.


    Để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài này, trong quá trình thực hiện người viết đã tham khảo một số tài liệu nghiên cứu của các luật gia, các nhà khoa học đã nghiên cứu vấn đề này, các lĩnh vực liên quan và thu thập thông tin trên Internet. Trên cơ sở đó, người viết đã sử dụng một số phương pháp khoa học như: phương pháp duy vật biện chứng, phân tích luật viết, so sánh, đối chiếu, liệt kê .nhằm bảo đảm cho việc nghiên cứu được chính xác và hiệu quả hơn.


    Với mục tiêu trên, ngoài lời nói đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn này được thiết kế thành hai chương với nội dung như sau:
    CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ QUAN HỆ LY HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI


    Trong Chương này người viết thể hiện những lý luận chung về ly hôn cũng như ly hôn có yếu tố nước ngoài, cơ sở pháp lý điều chỉnh quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài trong đó có phần lịch sử của quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài qua các thời kỳ và sự điều chỉnh của pháp luật hiện hành đối với quan hệ này. Bên cạnh đó, người viết cũng đề cập đến các đặc trưng trong đối tượng cũng như phương pháp điều chỉnh quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài, nhằm mang đến cái nhìn cơ bản cho vấn đề.


    CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT VỀ LY HÔN CÓ YỂU TỐ NƯỚC NGOÀI VÀ THỰC TRẠNG CỦA VIỆC LY HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI


    Ở Chương này, người viết sẽ đi sâu phân tích về những quy đinh của pháp luật Việt Nam hiện hành điều chỉnh quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài và thực trạng. Nhằm giúp người đọc hiểu thêm về pháp luật, cũng như những thuận lợi và khó khăn trong quá trình áp dụng pháp luật điều chỉnh quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài trong thực tế, để từ đó có hướng hoàn thiện cho phù hợp nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.


    Mặc dù, trong quá trình thực hiện luận văn đã có nhiều cố gắng nhưng do thời gian nghiên cứu và nguồn tài liệu tham khảo có hạn. Mặt khác, do kiến thức của người viết còn hạn hẹp, lại chưa có điều kiện tiếp xúc nhiều với thực tế, do đó những ý tưởng của luận văn này phần lớn mang tính lý thuyết và có thể không tránh khỏi những sai lầm, thiếu sót. Tuy nhiên, người viết hi vọng những nội dung mình nghiên cứu trong luận văn ít nhiều sẽ có ý nghĩa tham khảo cho những ai quan tâm đến vấn đề này. Khi đó, người viết hi vọng sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp để hoàn thiện luận văn này nói riêng và vấn đề này nói chung.


    Xin chân thành cảm ơn Thạc sĩ Diệp Ngọc Dũng đã tận tình chỉ dẫn để người viết hoàn thảnh luận văn này. Bên canh đó, cũng xin cảm ơn đến lãnh đạo, cán bộ Tòa án nhân dân Thành phố cần Thơ đã cung cấp số liệu thực tế, cũng như giúp đỡ người viết trong thời gian thực tập tại Tòa.
     

    Các file đính kèm:

    • 20-.pdf
      Kích thước:
      18.7 MB
      Xem:
      0
Đang tải...