Tiểu Luận Lý giải về thẩm quyền, hình thức, nội dung về soạn thảo hoàn chỉnh văn bản pháp luật để chủ thể có t

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Văn bản pháp luật là văn bản được ban hành bởi các chủ thể có thẩm quyền theo hình thức thủ tục pháp luật quy định, nội dung chứa đựng ý chí Nhà nước, tác động lên các đối tượng có liên quan, mục tiêu quản lí được Nhà nước đảm bảo thực hiện. Chính vì vậy, để soạn thảo được một văn bản pháp luật hoàn chỉnh cần xác định rõ thẩm quyền, hình thức cũng như nội dung của văn bản. Để làm rõ vấn đề trên, trong giới hạn bài viết nhóm chúng tôi xin trình bày vấn đề sau: “Lý giải về thẩm quyền, hình thức, nội dung về soạn thảo hoàn chỉnh văn bản pháp luật để chủ thể có thẩm quyền tăng cường công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn Thành phố Hà Nội”.
    I. Lý giải về thẩm quyền, hình thức, nội dung.
    1. Lý giải về thẩm quyền.
    Thẩm quyền ban hành văn bản là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo trình tự đã được pháp luật quy định để xem xét, ban hành ra một loại văn bản pháp luật nào đó.
    Thẩm quyền hình thức được hiểu là các chủ thể ban hành đúng tên gọi văn bản theo quy định của pháp luật.
    Thẩm quyền nội dung là giới hạn quyền lực của các chủ thể ban hành trong quá trình giải quyết công việc do pháp luật quy định.
    Một văn bản quy phạm pháp luật đúng thẩm quyền thì phải được ban hành đúng thẩm quyền nội dung và thẩm quyền hình thức.
    Hội đồng nhân dân là cơ quan đại biểu của nhân dân địa phương, do nhân dân địa phương bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương và là một trong những tổ chức chính quyền gần gũi nhất đối với nhân dân, hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng và yêu cầu của nhân dân, nắm vững những đặc điểm của địa phương, do đó mà nắm và quyết định mọi công việc sát hợp với nguyện vọng của nhân dân địa phương. Thực hiện quyền làm chủ của nhân dân địa phương, HĐND được phép quyết định những vấn đề quan trọng nhất trên mọi lĩnh vực từ kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, môi trường, thông tin đến quốc phòng, an ninh, trật tự và an toàn xã hội trên mỗi địa phương
    Xét trên lĩnh vực môi trường, ta thấy, theo quy định của Điều 18 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân thì thẩm quyền của HĐND thành phố được xác định như sau: “Quyết định biện pháp bảo vệ môi trường; phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, bão lụt, suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường ở địa phương theo quy định của pháp luật”.
    Hội đồng nhân dân là cơ quan đại biểu của nhân dân địa phương, do nhân dân địa phương bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương và là một trong những tổ chức chính quyền gần gũi nhất đối với nhân dân, hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng và yêu cầu của nhân dân, nắm vững những đặc điểm của địa phương, do đó mà nắm và quyết định mọi công việc sát hợp với nguyện vọng của nhân dân địa phương. Thực hiện quyền làm chủ của nhân dân địa phương, HĐND được phép quyết định những vấn đề quan trọng nhất trên mọi lĩnh vực từ kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, môi trường, thông tin đến quốc phòng, an ninh, trật tự và an toàn xã hội trên mỗi địa phương
    Vấn đề đặt ra là tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội đã đến mức báo động. Như vậy, HĐND thành phố Hà Nội có thẩm quyền trong việc quyết định các biện pháp về phòng chống ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố.
    2. Lý giải về hình thức.
    Nhận thấy theo Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thì HĐND có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Do đó, để thực hiện thẩm quyền của mình trong việc quyết định các biện pháp về phòng chống ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố thì HĐND thành phố Hà Nội cần ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
    Xét Khoản 2 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân: “Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân được ban hành dưới hình thức nghị quyết.” Do vậy, về mặt hình thức ở đây thì HĐND thành phố Hà Nội sẽ ban hành nghị quyết để đưa ra về quyết định các biện pháp về phòng chống ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố.
    Về việc thực hiện Nghị quyết của HĐND: theo Điều 94 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, thì việc thực hiện Nghị quyết trên của HĐND thành phố Hà Nội sẽ được UBND thành phố tổ chức thực hiện.
    3. Lý giải về nội dung.
    Về thẩm quyền và hình thức thì HĐND thành phố Hà Nội sẽ ban hành Nghị quyết về các biện pháp phòng chống ô nhiễm môi trường. Từ đây mà về nội dung của Nghị quyết sẽ được xác định theo Điều 12 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân về nội dung của nghị quyết của HĐND: “Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương được ban hành để quyết định chủ trương, chính sách, biện pháp trong các lĩnh vực kinh tế, giáo dục, y tế, xã hội, văn hoá, thông tin, thể dục thể thao, khoa học và Công nghệ, tài nguyên và Môi trường, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo, thi hành pháp luật, xây dựng chính quyền địa phương và quản lý địa giới hành chính trên địa bàn tỉnh quy định tại các điều 11, 12, 13, 14, 15, 16 và 17 của Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan của cơ quan nhà nước cấp trên.
    Do vậy, để phù hợp với Điều 13 của Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thì nghị quyết của HĐND thành phố Hà Nội sẽ bao gồm các biện pháp về phòng chống ô nhiễm và các biện pháp bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội.
    Những phân tích trên đây là những lí giải về thẩm quyền, hình thức, nội dung soạn thảo hoàn chỉnh văn bản pháp luật để chủ thể có thẩm quyền tăng cường công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội.



    II. Soạn thảo văn bản pháp luật minh hoạ.

    [TABLE="width: 621, align: center"]
    [TR]
    [TD]HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
    THÀNH PHỐ HÀ NỘI
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [TD]CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][​IMG]
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [TD][​IMG]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] Số: /NQ-HĐND
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [TD] Hà Nội, ngày tháng năm
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    NGHỊ QUYẾTVề các biện pháp phòng chống ô nhiễm môi trường ở Hà Nội năm 2012.
    [​IMG]

    HỘI ĐỒNG NHÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘIKHÓA - KỲ HỌP THỨ

    Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
    Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
    Trên cơ sở xem xét các báo cáo khảo sát của Uỷ ban nhân dân tỉnh, báo cáo của các ngành chức năng tỉnh, báo cáo thẩm tra của các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh về thực trạng môi trường ở Thành phố Hà Nội,

    NGHỊ QUYẾT:

    Điều 1. Nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm trên địa bàn thành phố, tiến hành có hiệu quả công tác phòng chống ô nhiễm môi trường trong thời gian tới; Hội đồng nhân dân thành phố khoá , kỳ họp thứ xác định các biện pháp tổng thể sau:
    I. Tiến hành kiểm tra rà soát các cơ sở sản xuất, nhà máy, xí
    nghiệp trên địa bàn Thành phố về các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường. Có các biện pháp kiên quyết nhằm ngăn chặn và chấm dứt tình trạng ô nhiễm từ việc sản xuất của các cơ sở này. Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm luật môi trường 2005, các cơ sở cố ý không chấp hành các biện pháp nhằm bảo vệ môi trường, thường xuyên gây ô nhiễm.
    II. Đẩy mạnh việc thu góp rác thải sinh hoạt, nâng cấp các bãi xử lý
    rác thải rắn, rác thải sinh hoạt. Thúc đẩy các dự án xây dựng các nhà máy tái chế rác thải. Chú trọng công tác vệ sinh đường phố, tiến hành kiểm tra nạo vét các hệ thống cống thoát nước tren địa bàn thành phố.
    III. Tiến hành việc nạo vét các lòng hồ trong thành phố, thu gom rác
    thải, xử lý nước tại các hồ mà mức độ ô nhiễm đã vượt quá tiêu chuẩn cho phép, đồng thời xử lý các nguồn ô nhiễm tại các hồ trên địa bàn thành phố. Thực hiện việc thu gom rác thải, nạo vét bùn đáy các con sông con kênh thoát nước trong thành phố đồng thời tiến hành việc giải tỏa các điểm tập trung rác 2 bên bờ sông, gia cố bờ sông thu gom rác trên bờ.
    IV. Tổ chức thực hiện phổ biến, tuyên truyền trong quần chúng nhân
    dân về việc nâng caoý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn môi trường sống xung quanh, thu gom và đổ rác đúng nơi quy định. Tích cực tiến hành việc trồng cây trên vỉa vè các khu dân cư, ven đường nhằm xây dựng thành phố theo tiêu chuẩn thành phố xanh nhằm giảm thiểu lượng bụi trong không khí.

    Điều 2. Tổ chức thực hiện:
    Giao Uỷ ban nhân dân thành phố tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này.
    Thường trực Hội đồng nhân, các Ban Hội đồng nhân dân thành phố và đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố thường xuyên kiểm tra, đôn đốc và giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
    Hội đồng nhân dân thành phố kêu gọi các cấp, các ngành, và nhân dân thành phố nêu cao tinh thần thi đua yêu nước, phát huy truyền thống nhân dân thủ đô ngàn năm văn hiến góp công góp sức cùng chung tay xây dựng thủ đô ngày càng văn minh sạch đẹp đẩy lùi ô nhiễm nâng cao chất lượng cuộc sống.
    Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh khóa , kỳ họp thứ thông qua ngày 28 tháng 02 năm 2011
    Nghị quyết này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày thông qua./.

    [TABLE="width: 627, align: center"]
    [TR]
    [TD]
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [TD]CHỦ TỊCH
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [TD]



    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...