Thạc Sĩ LV THẠC SỸ: Ứng dụng công cụ quản lý chất lượng tổng thể TQM vào hoạt động của các doanh nghiệp vừa

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Ứng dụng công cụ quản lý chất lượng tổng thể TQM vào hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam

    Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, chất lượng luôn là vấn đề được đặt ra hàng đầu trong chiến lược phát triển và cạnh tranh của các quốc gia và doanh nghiệp. Ngày nay, các quốc gia cũng như các doanh nghiệp không thể dựa vào các hàng rào thuế quan và các rào cản kỹ thuật riêng như trước đây để bảo hộ cho nền sản xuất nội địa. Vì vậy, chất lượng chính là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp tồn tại và tăng khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế.
    Đối với các nước đang phát triển như nước ta, chất lượng vừa là một đòi hỏi khách quan, là mục tiêu có ý nghĩa chiến lược và cũng là phương tiện căn bản để đảm bảo cho sự phát triển kinh tế xã hội đúng hướng, vững chắc, đạt hiệu quả cao và hội nhập thị trường quốc tế. Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) đồng thời là thành viên của ASEAN và tham gia vào một số hiệp định tự do thương mại (FTA) và các hiệp định, điều ước quốc tế về thương mại khác. Các doanh nghiệp Việt Nam có rất nhiều cơ hội nhưng đồng thời cũng phải chấp nhận sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là các công ty đa quốc gia đến từ những nước phát triển. Nhà nước và các doanh nghiệp đã nhận ra tầm quan trọng của chất lượng và đưa chất lượng vào nội dung quản lý. Chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà nước đã đề ra các chương trình hành động, chiến lược cũng như biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện mục tiêu chất lượng.
    Ở Việt Nam hiện nay đã có nhiều doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý chất lượng quốc tế như ISO, HACCP, GMP, v.v. Nhưng thực tế cho thấy các chứng chỉ và hệ thống quản lý chất lượng này mới chỉ đáp ứng được yêu cầu hiện tại đối với doanh nghiệp bởi HACCP và GMP chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm và y tế, còn đối với ISO nếu trong vài năm tới tất cả các doanh nghiệp cùng ngành đều có chứng chỉ ISO thì rất khó để có thể đánh giá chất lượng giữa các doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại nhờ cải tiến liên tục chất lượng, phát huy tính sáng tạo của nhân viên. Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhận thức cũng như nguồn kinh phí đầu tư vào vấn đề chất lượng còn rất hạn chế. Một nghiên cứu cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam chưa bỏ ra được 0,3% doanh thu trong khi các doanh nghiệp Trung Quốc chi từ 10 đến 20% và ở Mỹ là 5% doanh thu hàng năm để cải tiến chất lượng và phát triển sản phẩm mới.
    Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Ứng dụng công cụ quản lý chất lượng tổng thể TQM vào hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu của mình.

    LỜI MỞ ĐẦU 1
    Chương 1. Lý luận cơ bản về quản lý chất lượng Tổng thể TQM và vai trò của nó đối với doanh nghiệp 8
    1.1. Bản chất của Quản lý chất lượng Tổng thể TQM . 8
    1.1.1. Khái niệm về chất lượng và quản lý chất lượng. 8
    1.1.1.1. Chất lượng. 8
    1.1.1.2. Quản lý chất lượng. 9
    1.1.2. Các trường phái quản lý chất lượng. 9
    1.1.3. Bản chất của TQM . 11
    1.1.3.1. Một số định nghĩa về TQM . 11
    1.1.3.2. Bản chất của TQM . 12
    1.1.3.3. Đặc điểm và nguyên tắc cơ bản của TQM . 12
    1.1.4. Nội dung của TQM . 15
    1.1.4.1. Nhóm chất lượng (QC – Quality Control) 16
    1.1.4.2. 7 công cụ kỹ thuật để kiểm soát và cải tiến chất lượng (7 tools) 17
    1.1.4.3. Kaizen (cải tiến chất lượng theo triết lý của người Nhật) 17
    1.1.4.4. 5S – Cách giữ gìn nơi làm việc sạch gọn, an toàn. 19
    1.1.4.5. Cách giải quyết một vấn đề chất lượng (QC story) 21
    1.1.4.6. Tiết giảm chi phí sản xuất và thân thiện với môi trường (PREMA –GHK) 21
    1.1.5. Triển khai TQM trong doanh nghiệp. 22
    1.1.5.1. Am hiểu và cam kết chất lượng. 22
    1.1.5.2.Tổ chức và phân công trách nhiệm 22
    1.1.5.3. Đo lường chất lượng. 23
    1.1.5.4. Hoạch định chất lượng. 24
    1.1.5.5. Thiết kế chất lượng và xây dựng hệ thống chất lượng. 24
    1.1.5.6. Theo dõi bằng thống kê và kiểm soát chất lượng. 25
    1.1.5.7. Hợp tác nhóm 26
    1.1.5.8. Đào tạo và huấn luyện về chất lượng. 26
    1.1.5.9. Thực thi TQM . 26
    1.1.6. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động ứng dụng TQM vào doanh nghiệp. 27
    1.2. Vai trò của TQM đối với doanh nghiệp. 29
    1.2.1. Sự cần thiết của việc ứng dụng TQM vào doanh nghiệp. 29
    1.2.2. Vai trò của TQM đối với doanh nghiệp. 31
    1.1.3. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới 31
    CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG CỤ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TỔNG THỂ (TQM) VÀO HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI VIỆT NAM . 32
    2.1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHẤT LƯỢNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM . 32
    2.1.1. Đặc điểm của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam 32
    2.1.2. Các hệ thống quản lý chất lượng hiện đang áp dụng tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam 35
    2.1.2.1. Hệ thống ISO 36
    2.1.2.2. Hệ thống HACCP, GMP, OHSAS. 36
    2.2. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG CỤ TQM TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM 36
    2.2.1.Tình hình ứng dụng công cụ quản lý chất lượng tổng thể TQM tại Việt Nam 36
    2.2.2.Đánh giá hiệu quả ứng dụng công cụ quản lý chất lượng tổng thể tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ 37
    2.2.2.1.Các chỉ tiêu đánh giá. 37
    2.2.2.2.Hiệu quả về tài chính. 38
    2.2.2.3.Hiệu quả phi tài chính. 40
    2.2.2.4.Đánh giá dựa trên kết quả điều tra khảo sát khác. 44
    2.2.3.Nguyên nhân và rào cản đối với hoạt động ứng dụng TQM tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ 47
    2.2.3.1Hệ thống được chứng nhận. 47
    2.2.3.2. Về nhận thức. 47
    2.2.3.3. Về tài chính. 49
    2.2.3.4. Về tổ chức quản lý. 50
    2.2.3.5. Về trình độ công nghệ và kỹ thuật 51
    2.2.3.6.Các chính sách hỗ trợ. 52
    2.2.3.7.Về công tác thông tin tuyên truyền. 52
    CHƯƠNG 3. 53
    GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG HIỆU QUẢ CÔNG CỤ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TỔNG THỂ VÀO HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI VIỆT NAM . 53
    3.1. QUAN ĐIỂM VÀ XU HƯỚNG ỨNG DỤNG CÁC CÔNG CỤ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TẠI VIỆT NAM 53
    3.1.1. Quan điểm ứng dụng các công cụ quản lý chất lượng ở Việt Nam 53
    3.1.2. Xu hướng ứng dụng các công cụ quản lý chất lượng tại Việt Nam 55
    3.2. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG TQM VÀO CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY 56
    3.2.1. Những thuận lợi 56
    3.2.1.1. Sự quan tâm hỗ trợ và tạo điều kiện của Chính phủ đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. 56
    3.2.1.2. Sự phát triển của khoa học và công nghệ. 58
    3.2.1.3. Hội nhập kinh tế quốc tế và sự mở cửa của thị trường. 59
    3.2.2. Các khó khăn. 60
    Bên cạnh những thuận lợi có được thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại hay lợi nhuận của doanh nghiệp cũng như công tác quản lý chất lượng. 60
    3.2.2.1. Tình hình kinh tế, xã hội hiện nay. 60
    3.2.2.2. Vấn đề quản lý thị trường và nạn hàng lậu, hàng giả, hàng nhái 61
    3.3. KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG HIỆU QUẢ CÔNG CỤ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TỔNG THỂ VÀO HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI VIỆT NAM 62
    3.3.1. Nhóm các giải pháp vĩ mô. 62
    3.3.1.1. Ban hành chính sách chất lượng quốc gia. 62
    3.3.1.2. Bổ sung, hoàn chỉnh hệ thống các văn bản pháp quy có liên quan, xây dựng hệ thống đánh giá tiến tới ban hành chứng nhận cho các doanh nghiệp thực hiện TQM 63
    3.3.1.3. Tăng cường nhận thức cho các doanh nghiệp và tổ chức về hệ thống TQM 63
    3.3.1.4. Các giải pháp về thông tin thị trường. 64
    3.3.1.6. Tăng cường vai trò của các hiệp hội, các tổ chức trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ 64
    3.3.1.5. Nhóm các giải pháp hỗ trợ khác. 67
    3.3.2. Các giải pháp quản lý vi mô nhằm nâng cao khả năng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc ứng dụng hiệu quả hệ thống TQM . 68
    3.3.2.1. Xác định chính sách và mục tiêu chất lượng của doanh nghiệp. 68
    3.3.2.2. Lựa chọn thời điểm và cách thức áp dụng TQM 69
    3.3.2.3. Nâng cao nhận thức của lãnh đạo doanh nghiệp về TQM 70
    3.3.2.4. Xây dựng và phát huy vai trò của quỹ quản lý chất lượng. 71
    3.3.2.5. Thay đổi cách thức tổ chức quản lý. 72
    3.3.2.6. Đầu tư cho khoa học và công nghệ. 73
    3.3.2.7. Chiến lược đào tạo. 73
    KẾT LUẬN 75
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...