Luận Văn Lương tối thiểu chung, lương tối thiểu vùng – Vấn đề lý luận và thực tiễn

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Lương tối thiểu chung, lương tối thiểu vùng – Vấn đề lý luận và thực tiễn

    LỜI NÓI ĐẦU 1


    Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ LƯƠNG TỐI THIỂU CHUNG, LƯƠNG TỐI THIỂU VÙNG 5


    1.1. Khái niệm tiền lương, lương tối thiểu chung và lương tối thiểu vùng 5


    1.1.1. Khái niệm .5


    1.1.1.1 Khái niệm tiền lương 5


    1.1.1.2 Lý thuyết chung về cung - cầu sức lao động và tiền lương 5


    1.1.2. Khái niệm lương tối thiểu chung 6


    1.1.3. Khái niệm lương tối thiểu vùng 8


    1.1.3.1. Lương tối thiểu vùng áp dụng đối với doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng lao động có yếu tố nước ngoài 8


    1.1.3.2. Lương tối thiểu vùng áp dụng đối với doanh nghiệp, cá nhân sử dụng lao động là người Việt Nam 9


    1.2. Vai trò của lương tối thiểu .10


    1.3. Căn cứ, chức năng của lương tối thiểu chung, lương tối thiểu vùng .11


    1.3.1. Căn cứ, chức năng của lương tối thiểu chung 11


    1.3.1.1. Căn cứ xác định mức lương tối thiểu chung .11


    1.3.1.2. Chức năng của mức lương tối thiểu chung .11


    1.3.2. Căn cứ, chức năng của lương tối thiểu vùng .12


    1.3.2.1. Căn cứ xác định tiêu chí của lương tối thiểu vùng 12


    1.3.2.2. Chức năng của việc xác định mức lương tối thiểu vùng .12


    1.4. Phương pháp luận xác định lương tối thiểu .13


    1.4.1. Nhu cầu tối thiểu .13


    1.4.2. Mức sống tối thiểu .13


    1.4.3. Tiền lương tối thiểu so với các vùng trong nước và khu vực 13


    1.5. Mục đích lương tối thiểu 15


    1.6. Ý nghĩa của lương tối thiểu chung, lương tối thiểu vùng trong hệ thống phá


    luật hiện Nay .15


    Chương 2: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ LƯƠNG TỐI THIỂU CHUNG, LƯƠNG TỐI THIỂU VÙNG .17


    2.1. Quy định của pháp luật hiện hành về lương tối thiểu chung 17


    2.2. Quy định của pháp luật hiện hành về lương tối thiểu vùng 19


    2.3. Hệ thống thang lương, bảng lương .25


    2.3.1. Hệ thống thang lương, băng lương của viên chúc, công chức hành chính sự nghiệp .26


    2.3.2. Hệ thống thang lương, bảng lương của chức vụ dân cử 26


    2.3.3. Hệ thống thang lương, băng lương của lực lượng vũ trang .27

    2.3.4. Hệ thống thang lương, bảng lương của người lao động 28


    2.3.4.1. Cơ sở pháp lý áp dụng thang lương, bảng lương thực hiện mức lương tối thiểu vùng đối với doanh nghiệp, cá nhân sử dụng lao động là người Việt Nam .29


    2.3.4.2. Cơ sở pháp lý áp dụng thang lương, bảng lương thực hiện mức lương tối thiểu vùng đối với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân .30


    2.4. So sánh lương tối thiểu chung với lương tối thiểu vùng áp dụng đối với doanh nghiệp, cá nhân sử dụng lao động là người Việt Nam .31


    2.5. So sánh lương tối thiểu chung với lương tối thiểu vùng áp dụng đối với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sử dụng lao động cổ yếu tố nước ngoài .34


    2.6. So sánh lương tối thiểu vùng trong nước với lương tối thiểu vùng nước ngoài37 Chương 3. THỰC TIỄN THỰC HIỆN LƯƠNG TỐI THIẾU CHUNG, LƯƠNG TỐI THIẾU VÙNG VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ .37


    3.1. Thực trạng lương tối thiểu hiện nay .37


    3.1.1. Thực trạng lương tối thiểu vùng ở doanh nghiệp trong nước và danh nghiệp có yếu tổ nước ngoài 39


    3.1.2. Thực trạng lương tối thiểu chung đối với người lao động hưởng lương từ ngân sách nhà nước 40


    3.2. Thực tiễn thực hiện tiền lương tối thiểu .41


    3.2.1. Ưu điểm 41


    3.2.2. Nhược điểm 42


    3.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện lương tối thiểu chung, lương tối thiểu vùng nhằm thống nhất mức lương tối thiểu ở Việt Nam 44


    3.3.1. Mục tiêu và yêu cầu nhằm thống nhất lương tối thiểu ở nước ta .44


    3.3.2. Các định hướng cơ bản nhằm hoàn thiện pháp luật lương tối thiểu .45


    3.3.3. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về lương tối thiểu ở Việt Nam .55


    KÉT LUẬN .50

    LỜI NÓI ĐẦU


    1. Tính cấp thiết của đề tài


    Tại hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X (khai mạc ngày 14 tháng 1 năm 2008, tại Thủ đô Hà Nội) Ban chấp hành Trung ương Đảng đã ra nghị quyết: Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên; Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đã ra kết luận "về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công giai đoạn 2008-2012".


    Kết luận tại hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương đã xác định thực hiện theo các mục tiêu và quan điểm là xem việc trả lương đúng cho người lao động là thực hiện đầu tư cho phát triển, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, góp phần làm trong sạch và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước.


    Cải cách chính sách tiền lương phải tiến tới bảo đảm cho cán bộ, công chức sống được bằng tiền lương ở mức trung bình khá trong xã hội. Để thực hiện cải cách chính sách tiền lương đạt được hiệu quả như đã đề ra tại Hội nghị thì việc điều chỉnh lương tối thiểu là quan trọng nhất. Ở nước ta hiện nay đang duy trì và áp dụng hai mức lương tối thiểu song song: một là, mức lương tối thiểu chung; hai là, mức lương tối thiểu vùng. Mức lương tối thiểu nhằm đảm bảo mức sống tối thiểu cho người lao động giản đơn; dùng để tái sản xuất sức lao động cho người lao động trong điều kiện lao động bình thường; là mức lương được quy định trên cơ sở cung cầu lao động, khả năng kinh tế và chỉ số giá sinh hoạt theo từng thời kỳ. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sau khi lấy ý kiến Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - đại diện lao động cả nước, đại diện người sử dụng lao động và Bộ, ngành liên quan trình Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu chung cho từng thời kỳ theo quy định pháp luật cũng như trong việc trực tiếp tổ chức thi hành pháp luật trên thực tế.


    Cải cách chính sách tiền lương phải gắn với việc kiềm chế tốc độ tăng giá, cung cầu lao động, tăng trưởng kinh tế bảo đảm tốt hơn đời sống của người nghèo, đồng bào dân tộc, đối tượng chính sách xã hội thì phải có mức lương tối thiểu hợp lý. Mức lương tối thiểu là hành lang pháp lý bảo vệ an toàn cho người lao động có trình độ lao động giản đơn, chưa qua đào tạo có cường độ lao động nhẹ nhàng. Mức lương tối thiểu được xem là ngưỡng cuối cùng của người lao động. Chính những vấn đề pháp lý này đảm bảo pháp luật, chính sách của Nhà nước về mức lương tối thiểu ngày được người sử dụng lao động, người lao động thực thi đúng luật, là cơ sở đưa pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống cộng đồng.


    Tuy nhiên, những năm gần đây việc cải cách tiền lương đặc biệt là việc điều chỉnh mức lương tối thiểu chung, lương tối thiểu vùng còn bộc lộ những hạn chế và vướng mắc cả về mặt lý luận, pháp lý và thực tiễn. Chính những hạn chế và vướng mắc này là một trong những nguyên nhân của tình trạng: tiền lương thấp chưa bảo đảm cho người lao động, đặc biệt là cán bộ, công chức, chưa sống được bằng đồng lương ở mức trung bình khá trong xã hội; chưa khuyến khích, thu hút được người tài, người làm việc giỏi; chưa góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước và của hệ thống chính trị; hiện tượng giá chạy trước lương ngày một nhanh nhưng việc điều chỉnh lương tối thiểu để bù đắp vào trượt giá, vào tiền lương thực tế của người lao động thì sau khoản thời gian tăng lương tối thiểu rất chậm; chưa tách biệt giữa lương tối thiểu chung, lương tối thiểu vùng nên mỗi lần điều chỉnh mức lương tối thiểu được ấn định ở mức tương đối thấp, cũng chính điều này dẫn đến khó hợp nhất chung một mức lương tối thiểu vùng ở doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài; đình công ngày càng xuất hiện càng nhiều chủ yếu là do mức lương tối thiểu thấp; tiền lương thấp là hệ luỵ của những vụ kiện bán phá giá các mặt hàng xuất khẩu trong thời gian gần đây như cá da trơn, tôm sú .
     

    Các file đính kèm:

    • 15-.pdf
      Kích thước:
      23.2 MB
      Xem:
      4
Đang tải...