Luận Văn Lượng giá tổn thất do sự cố tràn dầu đối với Hệ sinh thái biển Một số kinh nghiệm nước ngoài và điều

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 29/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lượng giá tổn thất do sự cố tràn dầu đối với
    Hệ sinh thái biển: Một số kinh nghiệm nước ngoài
    và điều kiện áp dụng tại Việt Nam








    Tóm tắt. Hệ sinh thái biển là một trong những nguồn tài nguyên quan trọng nhất đối với sự phát triển của Việt Nam. Tuy nhiên những năm gần đây, hệ sinh thái biển chịu nhiều tác động tiêu cực từ môi trường, nhất là nguy cơ ô nhiễm do sự cố tràn dầu khi Việt Nam là một nước có hoạt động khai thác và xuất nhập khẩu dầu khá lớn. Thực tế, các phương pháp lượng giá đã được áp dụng một cách rộng rãi để xác định chính xác những tổn thất. Những tổn thất này sẽ là cơ sở quan trọng để thực hiện các quyết định xử phạt hành vi gây ô nhiễm, là kênh thông tin dự báo cho các bộ, ngành trong việc quy hoạch phát triển và đưa ra các chiến lược nhằm giảm thiểu tổn thất từ sự cố tràn dầu.







    1. Mở đầu


    Kể từ khi nhân loại biết khai thác và sử dụng dầu mỏ đến nay, thì những sự cố trong việc khai thác, vận chuyển dầu mỏ trên thế giới đã trở thành mối đe dọa lớn đối với môi trường nói chung và hệ sinh thái (HST) biển nói riêng. Các nhà môi trường ước tính rằng từ năm 1900 đến nay, trung bình mỗi năm trên thế giới có từ 2 đến trên 4 vụ tràn dầu lớn trên biển. Những sự cố nổi bật có thể kể tới là: năm 1978, tàu Amoco Cadiz đổ 231000 tấn dầu thô xuống vùng Brittany, Tây Bắc nước Pháp; năm 1989, tàu Exxon Valdez làm tràn 40000 tấn dầu ngoài khơi Alaska (Mỹ); năm 2002, tàu Prestige làm tràn 77000 tấn dầu ngoài khơi phía Tây Bắc Tây Ban Nha; năm 2007, tàu Hebei Spirit làm tràn 2.7 triệu ga-lông dầu ra biển Tây Nam Hàn




























































    Quốc . Hầu hết các sự cố tràn dầu trên biển đều là những thảm họa môi trường nghiêm trọng đi kèm với những tổn thất kinh tế khổng lồ.
    Là một nước có hoạt động khai thác và xuất nhập khẩu dầu lửa khá lớn, Việt Nam khó tránh khỏi phải đối mặt với nguy cơ ô nhiễm do sự cố tràn dầu. Hội thảo quốc tế “Trao đổi kinh nghiệm trong phát triển, ứng phó, xử lý và khắc phục ô nhiễm sự cố tràn dầu trên biển” do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức ngày 28/2/2008 tại Hà Nội cho biết, kể từ năm 1992
    Việt Nam đã xảy ra 40 vụ tràn dầu, gây ra tổn
    thất lớn về sinh thái và kinh tế; trong đó, có tới 77% sự cố tràn dầu trên hải phận nước ta nhưng chưa được bồi thường hoặc đang trong quá trình giải quyết. Một lý do cơ bản của tình trạng này là các cơ quan quản lý chuyên ngành nước ta còn thiếu cơ sở pháp lý để xử lý vụ việc. Hơn nữa, nhiều tổn thất có thể tránh được hoặc giảm bớt nếu việc quy hoạch phát triển trong tương lai có tính đến các nguyên nhân dẫn đến tổn th







    Các sự cố tràn dầu thường tác động đến môi trường trên quy mô rộng lớn. Các đối tượng chịu ảnh hưởng khá đa dạng và theo cơ chế phức tạp, lâu dài. Nhiều tổn thất vật chất có thể được xác định bằng phương tiện trực quan; trong khi, nhiều tổn thất khác không thể xác định bằng các công cụ này. Đến nay, các nhà kinh tế môi trường thế giới đã xây dựng thành công nhiều phương pháp khác nhau để có thể lượng giá được một cách tin cậy, sát thực tổng tổn thất từ sự cố tràn dầu gây ra.
    Tuy nhiên, thông tin lượng giá như vậy chưa đủ để đáp ứng các yêu cầu quản lý Nhà nước về môi trường. Yêu cầu ra quyết định xử phạt hành vi gây ô nhiễm môi trường không thể chờ đợi việc khảo cứu khoa học lâu dài nhằm đo đạc đầy đủ các hệ quả của từng vụ việc. Hơn nữa, việc quy hoạch phát triển và chiến lược giảm thiểu tổn thất từ thiên tai và suy thoái môi trường đòi hỏi những thông tin mang tính dự báo. Từ kết quả lượng giá tổn thất các sự cố trên thực tế, người ta tính toán được những hệ số tác động làm cơ sở để lượng giá nhanh tổn thất kinh tế của sự cố đang xảy ra hoặc để dự báo cho các tình huống giả định.
    Xuất phát từ thực tiễn đó, bài viết này xin đề cập ba nội dung: (i) Lý thuyết lượng giá môi trường, HST biển; (ii) Một số phương pháp cơ bản về lượng giá tổn thất do sự cố tràn dầu và khả năng áp dụng tại Việt Nam; (iii) Cơ sở khoa học của phương pháp lượng giá nhanh phục vụ cho công tác dự báo, quản lý của Nhà nước, xử lý và quyết định bồi thường thiệt hại đối với sự cố tràn dầu.




    2. Sơ lược lý thuyết lượng giá môi trường và hệ sinh thái biển


    Tổng giá trị HST biển
    Để tránh việc bỏ sót hoặc trùng lặp, giá trị kinh tế của HST biển được tính theo phương pháp tổng giá trị kinh tế, bao gồm các giá trị sử dụng và giá trị không sử dụng.
    Giá trị sử dụng có thể được xem như các giá trị hình thành từ việc sử dụng trực tiếp và gián tiếp tài nguyên thiên nhiên, bao gồm:

    - Giá trị sử dụng trực tiếp: Những hàng hoá dịch vụ do môi trường cung cấp có thể tiêu dùng trực tiếp như: củi đốt, vật liệu xây dựng, hải sản, dầu mỏ, du lịch, vận tải .
    - Giá trị sử dụng gián tiếp: Những lợi ích từ môi trường sinh thái như hấp thụ CO2, điều hoà khí hậu, phòng chống bão lũ, cư trú của động vật hoang dã, đa dạng sinh học .
    - Giá trị không sử dụng có thể là những lợi ích sẽ được khai thác, sử dụng trong tương lai hoặc những giá trị mang tính văn hóa, tinh thần, bao gồm:
    - Giá trị lưu truyền: Những giá trị tiềm năng chưa sử dụng ở hiện tại nhưng có thể sử dụng ở tương lai như: khoáng chất, hóa chất, giải trí, dược phẩm mới
    - Giá trị tồn tại: Những giá trị thực sự có ý nghĩa như văn hoá, thẩm mỹ, di sản có vai trò nuôi dưỡng lòng tự hào, tình cảm tốt đẹp cho nhiều thế hệ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...