Tiểu Luận Lược thuật tình hình nghiên cứu Đường thi ở TQ thế kỷ XX

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài:
    Sự phát triển của thơ ca cổ điển Trung Quốc, bắt đầu từ Thi kinh, Sở từ, tích tụ chuẩn bị và diễn tiến qua một thời kì dài, đến thời Đường đã bước lên đỉnh cao phồn vinh. Tình hình sáng tác thi ca đời đường hưng thịnh chưa từng có, chỉ riêng sáng tác của thi nhân đời Đường hiện nay còn giữ được, đã có hơn 50 nghìn bài, những tác giả mà họ tên có thể biết được có tới hơn 2000 thi nhân. Trên thi đàn đời Đường xuất hiện những nhà thơ lớn mà tên tuổi của họ xưa nay vẫn được tôn sùng, nổi tiếng trong ngoài nước như: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, Hàn Dũ v.v Thơ Đường nội dung đề tài phong phú, hình thức thể loại đầy đủ, nghệ thuật biểu hiện hấp dẫn, lôi cuốn, trường phái phong cách đa dạng, có ảnh hưởng sâu sắc đến sau này, tất cả những điều đó đánh dấu sự trưởng thành mọi mặt của toàn bộ nền thi ca. Đường thi trở thành viên ngọc của văn hoá nghệ thuật nhân loại, là niềm tự hào của dân tộc Trung Hoa.
    Thành tựu to lớn của Đường thi đã hấp dẫn người đương thời cũng như các lớp hậu thế tìm đọc và đi sâu nghiên cứu. Hơn một ngàn năm nay, xoay quanh những vấn đề về Đường thi, các học giả từ đời này sang đời khác đã đổ biết bao công sức gian khổ, làm được một khối lượng lớn công việc như sưu tầm, tuyển chọn, biên soạn, chú giải, khảo chứng, phân tích, bình phẩm v.v Tất cả đều thu được những kết quả to lớn, có đóng góp đáng kể trong việc nghiên cứu Đường thi, góp phần hình thành một môn khoa học chuyên ngành đó là “Đường thi học” 唐诗学, với đối tượng nghiên cứu, phạm vi vấn đề, phương pháp làm việc và hệ thống khoa học riêng.
    Ở Việt Nam, việc Đường thi có ảnh hưởng sâu rộng tới văn học Việt Nam là điều không thể phủ nhận. Đã có một số đề tài nghiên cứu một cách trực tiếp hoặc gián tiếp việc tiếp nhận Đường thi trong văn học Việt Nam, nhưng việc giới thiệu rộng rãi những chuyên luận nghiên cứu có tính chuyên biệt về Đường thi thì còn hạn chế. Gần đây có cuốn Đường thi học dẫn luận 唐诗学引论 của Trần Bá Hải 陈伯海 do Phạm Ánh Sao dịch và giới thiệu, đã mang đến cho người dọc một cái nhìn tổng quan về những vấn đề bản thể của Đường thi. Cuốn sách đã nghiên cứu mang tính tổng hợp đối với các phạm trù đặc trưng: nguồn gốc, lưu phái, thể thức của Đường từ góc độ vĩ mô tổng thể, đồng thời đề cập tới diễn biến lịch sử của Đường thi học, cuốn sách là một sự tổng kết khoa học đối với Đường thi. Tuy nhiên, trước khi bước chân vào việc nghiên cứu Đường thi, chúng tôi thiết nghĩ cần phải có cái nhìn mang tính khái quát đối với tình hình nghiên cứu Đường thi, nhất là trong thế kỷ XX. Đương nhiên, việc nghiên cứu Đường thi đã trải qua một quá trình diễn tiến lâu dài. Làm công việc chỉnh lý, nghiên cứu Đường thi sớm nhất, đó chính là bản thân người đời Đường, thế nhưng việc bàn luận, phẩm bình ở đời Đường phần lớn chỉ chú ý tới những vấn đề cụ thể chứ chưa có sự khái quát. Người đời Tống đã bắt đầu tạo đựơc truyền thống văn học độc lập cho Đường thi, từng bước xây dựng quan niệm về Đường thi một cách chỉnh thể. Đến Nghiêm Vũ thời Nam Tống, vì phê phán xã hội mà đã phải gắng hết sức chỉ ra những nét riêng về nghệ thuật và hình thái diễn tiến của Đường thi. Ông đã đặt cơ sở cho việc xác lập Đường thi học. Sau này, Dương Sĩ Hoằng, Cao Bỉnh, Hồ Ứng Lân, Hứa Học Di, v.v ở đời Minh đã triển khai công việc lí giải và phân tích ngày càng chi tiết hoá về các mặt tìm hiểu nguồn gốc và lưu phái, vạch những nét cơ bản về sự biến đổi thể loại của Đường thi. Cuốn Đường âm quý thiêm do Hồ Chấn Hanh cuối đời Minh soạn, đã có sự phân biệt môn loại với những tư liệu luận bàn, bình phẩm về Đường thi qua các thời, xứng đáng là cuốn sách tổng kết bước đầu của Đường thi học cổ điển. Người đời Thanh tiếp tục nghiên cứu và đi sâu lí giải hơn nữa về một số vấn đề. Nhưng nhìn chung, bàn luận của người đời xưa về Đường thi thiên về coi trọng mối quan hệ bên trong thi ca, mà coi nhẹ việc tổng hợp vĩ mô. Hơn nữa, những bình luận phẩm bình đó phần nhiều mang ấn tượng trực quan, nó tản mát ở trong các trước thuật như thi loại, bút ký, tự bạt, thư tín, bi truyện, tạp thuyết, bình điểm, luận thi v.v bới lông tìm vết, đáy bể mò kim, mà ít đem lại cho người ta một khái niệm hoàn chỉnh.
    Từ thế kỷ XX, tình hình nghiên cứu Đường thi bước vào một giai đoạn mới, ở thế kỷ này, sự du nhập của tư tưởng văn nghệ và phương pháp khoa học phương Tây đã thúc đẩy, làm cho việc nghiên cứu Đường thi có được bước nhảy vọt mạnh mẽ. Các tác giả nhanh chóng thoát khỏi mảnh đất phê bình theo kiểu truyền thống, bắt tay vào việc khảo sát có hệ thống và khái quát kí luận, viết nên những cuốn sách học thuật có giá trị. Đó chính là lí do tại sao chúng tôi lại đi sâu tổng thuật tình hình nghiên cứu Đường thi ở thế kỷ XX. Hi vọng sẽ có được cái nhì
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...