Tài liệu Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong cuộc khủng hoảng của xã hội phong kiến Việt Nam

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Những hiện tượng lịch sử xuất hiện trong thượng từng kiến trúc dưới nhiều hình thái tư tưởng phức tạp: chính trị, pháp lý, tôn giáo, nghệ thuật, triết lý; nhưng tất cả những hình thái đó, xét tới cùng, là do phương thức sản xuất đời sống vật chất quy định. Vậy muốn hiểu rõ sự biến chuyển trong thượng từng kiến trúc, trước hết phải nghiên cứu sự biến chuyển vật chất trong điều kiện kinh tế của sự sản xuất, những mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.


    Nghiên cứu lịch sử Việt-nam, chúng ta thấy từ ba thế kỷ nay xã hội Việt-nam trải qua những cuộc đảo lộn sâu sắc, chế độ phong kiến suy đồi, nhà Nguyễn bán nước cho giặc xâm lăng, chính sách tàn ác của bọn thực dân và cuộc cách mạng vĩ đại phản đế phản phong của nhân dân Việt-nam dưới sự lãnh đạo của Hồ Chủ tịch, giai cấp và Đảng công nhân. Những hiện tượng này phát hiện dưới hình thức chính trị và văn hóa, nhưng nguyên nhân căn bản vẫn là cuộc đảo lộn vật chất trong đời sống kinh tế, sự đối kháng giữa những đòi hỏi phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong xã hội phong kiến và thực dân phong kiến. Tất nhiên phải căn cứ vào sự đối kháng đó, thì mới đánh giá đúng những sự biến chuyển trong thượng tầng kiến trúc. Thiếu phân tích những điều kiện kinh tế, thì dẫn đi vào phương diện duy tâm, hoặc nhận những giải pháp một chiều, làm lu mờ trách nhiệm của mọi vai trò trong lịch sử.


    Một thí dụ điển hình của phương pháp sử học duy tâm là cuốn “Việt-nam sử lược” của Trần-Trọng-Kim. Theo tác giả này, sở dĩ nước ta đã mất là vì bọn sĩ phu, nắm quyền thống trị, lại bất lực và suy đồi, không hiểu thời thế, cứ khư khư giữ lấy thói cũ mà không chịu đi học những điều hay của thiên hạ. Tức là nếu bọn vua quan ngày xưa có tài có đức, và chịu khó đi học văn hóa Âu tây thì không đến nỗi thất bại. Nhất là, theo ý kiến của tác giả, chính phủ Pháp cũng không có ý chí xâm lăng: sở dĩ họ can thiệp vào nước ta, là vì triều đình nhà Nguyễn đã cấm đạo và giết hại những người giáo sĩ! Cuốn sách của Trần-Trọng-Kim chứng minh rằng sử học duy tâm là một vũ khí tuyên truyền cho bọn thực dân phong kiến: nước ta mất không phải là vì đế quốc xâm lược nhưng vì những sai lầm của bọn sĩ phu, mà những sai lầm này cũng không phải là do bản chất của chế độ phong kiến, nhưng chỉ vì khuyết điểm cá nhân. Tức là bây giờ cứ giữ vua quan mà theo Pháp, thì rồi cũng khôi phục cơ đồ. Đây là kết luận của Trần-Trọng-Kim: “Mai sau này, biết đâu mà con cháu nhà Hồng Lạc ta lại không có ngày nhờ nước Pháp mà được vẻ vang với thiên hạ hay sao?”. Lý tưởng của tác giả đó đã được thực hiện với cái độc lập giả hiệu của bọn bù nhìn bán nước.


    Tất nhiên bọn sĩ phu đã phạm phải sai lầm trầm trọng, nhưng những sai lầm ấy không phải chỉ là hiện tượng cá nhân: mà bắt nguồn trong tình trạng suy tàn của chế độ phong kiến. Chính cái chế độ ấy đã đưa dân tộc đến chỗ nô lệ vì một giai cấp thống trị đã thối nát đến thế, mà lại gặp quyết chí xâm lăng của thực dân Pháp thì tự nhiên là đầu hàng.


    Nhưng đây cũng phải tránh những quan niệm một chiều. Có nhà sử học, lên án chế độ phong kiến, lại bao gồm toàn bộ xã hội Việt-nam dưới thời phong kiến, và kết luận rằng với một xã hội suy tàn như thế, thì sự thất bại là tất nhiên, không thể nào tránh khỏi. Những tác giả này đã hướng về một hình thái định mệnh chủ nghĩa, vì thiếu phân tích những điều kiện kinh tế thực tại, vậy chỉ thấy chế độ phong kiến thối nát, và bỏ qua những khả năng phát triển và đấu tranh của xã hội dưới chế độ ấy. Vì
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...