Tài liệu Luậtcông nghệ thông tin

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬTCÔNG NGHỆ THÔNG TIN


    CỦA QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    SỐ 67/2006/QH11 NGÀY 29 THÁNG 6 NĂM 2006


    Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị
    quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;


    Luật này quy định về công nghệ thông tin.


    Chương I
    NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG


    Điều 1. Phạm vi điều chỉnh


    Luật này quy định về hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, các biện pháp bảo đảm ứng dụng và phát
    triển công nghệ thông tin, quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân (sau đây gọi chung là tổ chức, cá nhân)
    tham gia hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.


    Điều 2. Đối tượng áp dụng


    Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia hoạt động ứng dụng và
    phát triển công nghệ thông tin tại Việt Nam.


    Điều 3. Áp dụng Luật công nghệ thông tin


    1. Trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Luật công nghệ thông tin với quy định của luật khác về cùng một
    vấn đề liên quan đến hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin thì áp dụng quy định của Luật công nghệ
    thông tin.


    2. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định
    của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.


    Điều 4. Giải thích từ ngữ


    Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:


    1. Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất,
    truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số.


    2. Thông tin số là thông tin được tạo lập bằng phương pháp dùng tín hiệu số.


    3. Môi trường mạng là môi trường trong đó thông tin được cung cấp, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi
    thông qua cơ sở hạ tầng thông tin.


    4. Cơ sở hạ tầng thông tin là hệ thống trang thiết bị phục vụ cho việc sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và
    trao đổi thông tin số, bao gồm mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính và cơ sở dữ liệu.


    5. Ứng dụng công nghệ thông tin là việc sử dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội,
    đối ngoại, quốc phòng, an ninh và các hoạt động khác nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của các hoạt
    động này.


    6. Phát triển công nghệ thông tin là hoạt động nghiên cứu - phát triển liên quan đến quá trình sản xuất, truyền đưa, thu
    thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số; phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin; phát triển công nghiệp công
    nghệ thông tin và phát triển dịch vụ công nghệ thông tin.


    7. Khoảng cách số là sự chênh lệch về điều kiện, khả năng sử dụng máy tính và cơ sở hạ tầng thông tin để truy nhập
    các nguồn thông tin, tri thức.


    8. Đầu tư mạo hiểm trong lĩnh vực công nghệ thông tin là đầu tư cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đó có triển
    vọng đem lại lợi nhuận lớn nhưng có rủi ro cao.


    9. Công nghiệp công nghệ thông tin là ngành kinh tế - kỹ thuật công nghệ cao sản xuất và cung cấp sản phẩm công
    nghệ thông tin, bao gồm sản phẩm phần cứng, phần mềm và nội dung thông tin số.


    10. Phần cứng là sản phẩm thiết bị số hoàn chỉnh; cụm linh kiện; linh kiện; bộ phận của thiết bị số, cụm linh kiện, linh
    kiện.


    11. Thiết bị số là thiết bị điện tử, máy tính, viễn thông, truyền dẫn, thu phát sóng vô tuyến điện và thiết bị tích hợp khác
    được sử dụng để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số.


    12. Phần mềm là chương trình máy tính được mô tả bằng hệ thống ký hiệu, mã hoặc ngôn ngữ để điều khiển thiết bị
    số thực hiện chức năng nhất định.


    13. Mã nguồn là sản phẩm trước biên dịch của một phần mềm, chưa có khả năng điều khiển thiết bị số.


    14. Mã máy là sản phẩm sau biên dịch của một phần mềm, có khả năng điều khiển thiết bị số.


    15. Thư rác là thư điện tử, tin nhắn được gửi đến người nhận mà người nhận đó không mong muốn hoặc không có
    trách nhiệm phải tiếp nhận theo quy định của pháp luật.


    16. Vi rút máy tính là chương trình máy tính có khả năng lây lan, gây ra hoạt động không bình thường cho thiết bị số
    hoặc sao chép, sửa đổi, xóa bỏ thông tin lưu trữ trong thiết bị số.


    17. Trang thông tin điện tử (Website) là trang thông tin hoặc một tập hợp trang thông tin trên môi trường mạng phục vụ
    cho việc cung cấp, trao đổi thông tin.


    18. Số hóa là việc biến đổi các loại hình thông tin sang thông tin số.


    Điều 5. Chính sách của Nhà nước về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin


    1. Ưu tiên ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và sự nghiệp công
    nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.


    2. Tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển
    kinh tế - xã hội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh; thúc đẩy công nghiệp công nghệ thông tin phát triển thành ngành kinh
    tế trọng điểm, đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa và xuất khẩu.


    3. Khuyến khích đầu tư cho lĩnh vực công nghệ thông tin.


    4. Ưu tiên dành một khoản ngân sách nhà nước để ứng dụng công nghệ thông tin trong một số lĩnh vực thiết yếu, tạo
    lập nền công nghiệp công nghệ thông tin và phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin.


    5. Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia.


    6. Có chính sách ưu đãi để tổ chức, cá nhân có hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin đối với nông
    nghiệp; nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người có hoàn cảnh
    khó khăn.


    7. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.


    8. Tăng cường giao lưu và hợp tác quốc tế; khuyến khích hợp tác với tổ chức, cá nhân Việt Nam ở nước ngoài trong
    lĩnh vực công nghệ thông tin.


    Điều 6. Nội dung quản lý nhà nước về công nghệ thông tin


    1. Xây dựng, tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách ứng dụng và phát triển công nghệ thông
    tin.


    2. Xây dựng, ban hành, tuyên truyền, phổ biến, tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn quốc gia, quy
    chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực công nghệ thông tin.


    3. Quản lý an toàn, an ninh thông tin trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin. 3. Quản lý an toàn, an ninh thông tin trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin.


    4. Tổ chức quản lý và sử dụng tài nguyên thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia.


    5. Quản lý và tạo điều kiện thúc đẩy công tác hợp tác quốc tế về công nghệ thông tin.


    6. Quản lý, đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin.


    7. Xây dựng cơ chế, chính sách và các quy định liên quan đến sản phẩm, dịch vụ công ích trong lĩnh vực công nghệ
    thông tin.


    8. Xây dựng cơ chế, chính sách và các quy định về việc huy động nguồn lực công nghệ thông tin phục vụ quốc phòng,
    an ninh và các trường hợp khẩn cấp quy định tại Điều 14 của Luật này.


    9. Quản lý thống kê về công nghệ thông tin.


    10. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin.


    Điều 7. Trách nhiệm quản lý nhà nước về công nghệ thông tin


    1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công nghệ thông tin.


    2. Bộ Bưu chính, Viễn thông chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ có
    liên quan thực hiện quản lý nhà nước về công nghệ thông tin.


    3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Bưu
    chính, Viễn thông thực hiện quản lý nhà nước về công nghệ thông tin theo phân công của Chính phủ.


    4. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản
    lý nhà nước về công nghệ thông tin tại địa phương.


    5. Việc tổ chức thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước do Chính phủ quy
    định.


    Điều 8. Quyền của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin


    1. Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin có các quyền sau đây:


    a) Tìm kiếm, trao đổi, sử dụng thông tin trên môi trường mạng, trừ thông tin có nội dung quy định tại khoản 2 Điều 12
    của Luật này;


    b) Yêu cầu khôi phục thông tin của mình hoặc khôi phục khả năng truy nhập đến nguồn thông tin của mình trong trường
    hợp nội dung thông tin đó không vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 12 của Luật này;


    c) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật trong trường hợp bị từ chối việc
    khôi phục thông tin hoặc khôi phục khả năng truy nhập đến nguồn thông tin đó;


    d) Phân phát các địa chỉ liên lạc có trên môi trường mạng khi có sự đồng ý của chủ sở hữu địa chỉ liên lạc đó;


    đ) Từ chối cung cấp hoặc nhận trên môi trường mạng sản phẩm, dịch vụ trái với quy định của pháp luật và phải chịu
    trách nhiệm về việc đó.


    2. Tổ chức, cá nhân tham gia phát triển công nghệ thông tin có các quyền sau đây:


    a) Nghiên cứu và phát triển sản phẩm công nghệ thông tin;


    b) Sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin; số hóa, duy trì và làm tăng giá trị các nguồn tài nguyên thông tin.


    3. Cơ quan nhà nước có quyền từ chối nhận thông tin trên môi trường mạng nếu độ tin cậy và bí mật của thông tin đó
    được truyền đưa qua môi trường mạng không được bảo đảm.


    Điều 9. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin


    1. Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin phải chịu trách nhiệm về nội dung thông tin số
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...