Tiến Sĩ Luật tục người Thái và sự vận dụng trong quản lý nhà nước đối với cộng đồng người Thái ở các tỉnh Bắ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 19/3/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU1
    Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 8
    1.1. Tình hình nghiên cứu của tác giả nước ngoài 8
    1.2. Các công trình nghiên cứu của tác giả trong nước 11
    1.3. Đánh giá khái quát kết quả các công trình nghiên cứu có liên
    quan đến đề tài 20
    1.4. Những vấn đề cần tập trung nghiên cứu, luận giải sâu hơn 24
    Chương 2: LUẬT TỤC NGƯỜI THÁI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
    VỀ VẬN DỤNG LUẬT TỤC NGƯỜI THÁI TRONG QUẢN
    LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG NGƯỜI THÁI Ở
    VIỆT NAM 27
    2.1. Người Thái và luật tục người Thái ở Việt Nam 27
    2.2. Những vấn đề lý luận về vận dụng luật tục người Thái trong
    quản lý nhà nước đối với cộng đồng người Thái ở Việt Nam 49
    2.3. Kinh nghiệm vận dụng luật tục, tập quán trong quản lý nhà
    nước trên thế giới và ở Việt Nam 66
    Chương 3: GIÁ TRỊ XÃ HỘI CỦA LUẬT TỤC NGƯỜI THÁI HIỆN
    NAY VÀ THỰC TRẠNG VẬN DỤNG TRONG QUẢN LÝ
    NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG NGƯỜI THÁI Ở CÁC
    TỈNH BẮC TRUNG BỘ VIỆT NAM 78
    3.1. Giá trị xã hội và một số hạn chế của luật tục người Thái hiện nay 78
    3.2. Thực trạng vận dụng luật tục người Thái trong quản lý nhà
    nước đối với cộng đồng người Thái ở các tỉnh Bắc Trung Bộ
    Việt Nam 110
    Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO VIỆC VẬN DỤNG
    LUẬT TỤC NGƯỜI THÁI TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
    ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG NGƯỜI THÁI Ở CÁC TỈNH BẮC
    TRUNG BỘ VIỆT NAM 133
    4.1. Quan điểm đảm bảo việc vận dụng luật tục người Thái trong
    quản lý nhà nước đối với cộng động người Thái ở các tỉnh Bắc
    Trung Bộ Việt Nam 133
    4.2. Giải pháp đảm bảo việc vận dụng luật tục Thái trong quản lý
    nhà nước đối với cộng đồng người Thái ở các tỉnh Bắc Trung
    Bộ Việt Nam 139
    KẾT LUẬN 163
    DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Điều 2, Hiếp pháp năm 2013 đã xác định “Nhà nước Cộng hòa xã hội
    chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân,
    do Nhân dân, vì Nhân dân” [82]. Do đó, trong tổ chức và hoạt động của bộ
    máy nhà nước cần xây dựng cơ chế vận hành bảo đảm nguyên tắc tất cả
    quyền lực thuộc về nhận dân. Điều 8, Hiến pháp 2013 chỉ rõ “Nhà nước được
    tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến
    pháp pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ” [82]. Để quản lý xã
    hội bằng pháp luật, Nhà nước cần hoàn thiện pháp luật, tăng tính cụ thể, khả
    thi của các qui định trong hệ thống văn bản qui phạm pháp luật, đồng thời
    hoàn thiện những phương thức, biện pháp quản lý, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả
    và tăng cường khả năng điều chỉnh bằng pháp luật trên mọi lĩnh vực của đời
    sống xã hội.
    Vấn đề xây dựng và hoàn thiện pháp luật là một chức năng cơ bản của
    Nhà nước, vừa là nhiệm vụ có tính chiến lược lâu dài vừa là nhiệm vụ trước
    mắt. Trong Nghị quyết số 48-NQ/TW, ngày 24/5/2005 về Chiến lược xây
    dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng
    đến năm 2020, khi đề cập đến các giải pháp xây dựng pháp luật có nêu: “cần
    nghiên cứu khả năng khai thác, sử dụng án lệ, tập quán (kể cả tập quán, thông
    lệ quốc tế) và qui tắc của các hiệp hội nghề nghiệp, góp phần bổ sung và hoàn
    thiện pháp luật” [12]. Xây dựng một hệ thống pháp luật đồng bộ, toàn diện,
    phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước, ngoài việc vận
    dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại, kỹ thuật pháp lý tiên tiến, cần
    kế thừa, phát huy yếu tố tích cực của tập quán vận dụng vào công tác lập
    pháp, công tác quản lý xã hội.
    Trên khía cạnh văn hóa, việc phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc
    được Đảng ta hết sức quan tâm. Theo đó, nghị quyết Đại hội Đảng qua các
    thời kỳ đã thể hiện tính nhất quán về sự lãnh đạo của Đảng đối với nội dung
    này. Văn kiện Đại hội XI tiếp tục làm rõ hơn yêu cầu phát huy các giá trị văn
    hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011 chỉ rõ: “Kế thừa và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của cộng đồng
    các dân tộc Việt Nam, tiếp thu những tinh hoa văn hoá nhân loại, xây dựng
    một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, vì lợi ích chân chính và phẩm giá
    con người” [17]. Từ việc tổng kết rút kinh nghiệm mười năm thực hiện Nghị
    quyết TW5 (khóa VIII), Nghị quyết TW9 (khóa XI) tiếp tục khẳng định làm
    sâu sắc thêm quan điểm xây dựng và phát triển văn hóa: “Xây dựng nền văn
    hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng của
    cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với các đặc trưng dân tộc, nhân văn, dân
    chủ và khoa học”, và khi nói về nhiệm vụ, nghị quyết nêu rõ “Giữ gìn và phát
    huy di sản văn hóa của các dân tộc thiểu số, nhất là tiếng nói, chữ viết, trang
    phục, lễ hội truyền thống; các giá trị tích cực trong tôn giáo, tín ngưỡng” [3].
    Như vậy, việc khai thác các giá trị văn hóa nói chung và nghiên cứu tập
    quán, luật tục nói riêng để xác định giá trị của nó nhằm vận dụng trong quản
    lý xã hội là chủ trương có tính hệ thống của Đảng, Nhà nước, là yêu cầu đòi
    hỏi từ thực tiễn khách quan.
    Trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, dân tộc Thái có quá trình lịch
    sử phát triển lâu đời, với nền văn hóa phong phú, độc đáo; người Thái có
    tiếng nói và chữ viết riêng. Ngoài ra, cộng đồng dân tộc Thái có một vị trí, vai
    trò hết sức quan trọng trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vùng cư trú của
    người Thái là những địa bàn trọng yếu về quốc phòng, an ninh, là vùng đa
    dạng về tài nguyên thiên nhiên, đã và đang góp phần vào phát triển kinh tế -
    xã hội của đất nước.
    Luật tục người Thái là một yếu tố cấu thành văn hóa Thái. Với những
    đặc điểm riêng, luật tục người Thái có mối quan hệ chặt chẽ với pháp luật. Hệ
    thống luật tục giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc gắn kết cộng đồng, tự
    quản ở cộng đồng dân cư, điều hòa xã hội, trong việc giữ gìn và phát huy bản
    sắc dân tộc của người Thái.
    Tuy có vị trí, vai trò hết sức quan trọng, song hệ thống luật tục người
    Thái cho tới nay vẫn chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ, nhất là nghiên
    cứu những giá trị xã hội của luật tục người Thái vận dụng trong quản lý nhà
    nước đối với cộng đồng người Thái ở các tỉnh Bắc Trung bộ Việt Nam. Xuất phát từ những lý do nêu trên, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài: Luật
    tục người Thái và sự vận dụng trong quản lý nhà nước đối với cộng đồng
    người Thái ở các tỉnh Bắc Trung Bộ Việt Nam.
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    2.1. Mục đích nghiên cứu
    [FONT=Segoe UI]Luận án tìm hiểu luật tục người Thái, tập trung phân tích, đánh giá[/FONT]
    [FONT=Segoe UI]những giá trị xã hội của luật tục người Thái, nhằm tìm ra những khả năng có[/FONT]
    [FONT=Segoe UI]thể vận dụng trong quản lý nhà nước ở cơ sở đối với cộng đồng người Thái.[/FONT]
    [FONT=Segoe UI]Trên cơ sở đó đề xuất những quan điểm và giải pháp vận dụng luật tục người[/FONT]
    [FONT=Segoe UI]Thái trong quản lý nhà nước ở cơ sở đối với cộng đồng người Thái Bắc Trung[/FONT]
    [FONT=Segoe UI]Bộ Việt Nam, góp phần bảo tồn, phát huy những giá trị, bản sắc văn hóa, luật[/FONT]
    [FONT=Segoe UI]tục người Thái trong điều kiện hiện nay.[/FONT]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...