Văn Bản Luật tiếp cận thông tin 2016

Thảo luận trong 'VĂN BẢN LUẬT' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 6/4/16.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    [DOWNC="http://w7.mien-phi.com/data/file/2016/10/11/luat-tiep-can-thong-tin-104-2016-QH13.pdf"]TẢI TÀI LIỆU[/DOWNC]

    Luật tiếp cận thông tin 2016 - Luật số: 104/2016/QH13

    Luật tiếp cận thông tin 2016 quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
    Luật tiếp cận thông tin 2016 gồm 5 chương, 37 điều.
    Tóm tắt nội dung có trong luật tiếp cận thông tin 2016
    Chương I: Những quy định chung
    • Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
    • Điều 2. Giải thích từ ngữ
    • Điều 3. Nguyên tắc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin
    • Điều 4. Chủ thể thực hiện quyền tiếp cận thông tin
    • Điều 5. Thông tin công dân được tiếp cận
    • Điều 6. Thông tin công dân không được tiếp cận
    • Điều 7. Thông tin công dân được tiếp cận có điều kiện
    • Điều 8. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc tiếp cận thông tin
    • Điều 9. Phạm vi và trách nhiệm cung cấp thông tin
    • Điều 10. Cách thức tiếp cận thông tin
    • Điều 11. Các hành vi bị nghiêm cấm
    • Điều 12. Chi phí tiếp cận thông tin
    • Điều 13. Giám sát việc bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin
    • Điều 14. Khiếu nại, khởi kiện, tố cáo
    • Điều 15. Xử lý vi phạm
    • Điều 16. Áp dụng pháp luật về tiếp cận thông tin
    Chương II: Công khai thông tin
    • Điều 17. Thông tin phải được công khai
    • Điều 18. Hình thức, thời điểm công khai thông tin
    • Điều 19. Công khai thông tin trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử
    • Điều 20. Công khai thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng
    • Điều 21. Đăng Công báo, niêm yết
    • Điều 22. Xử lý thông tin công khai không chính xác
    Chương III: Cung cấp thông tin theo yêu cầu
    Mục 1: Quy định chung về cung cấp thông tin theo yêu cầu
    • Điều 23. Thông tin được cung cấp theo yêu cầu
    • Điều 24. Hình thức yêu cầu cung cấp thông tin
    • Điều 25. Hình thức cung cấp thông tin theo yêu cầu
    • Điều 26. Tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin
    • Điều 27. Giải quyết yêu cầu cung cấp thông tin
    • Điều 28. Từ chối yêu cầu cung cấp thông tin
    Mục 2: Trình tự, thủ tục cung cấp thông tin theo yêu cầu
    • Điều 29. Trình tự, thủ tục cung cấp thông tin trực tiếp tại trụ sở cơ quan cung cấp thông tin
    • Điều 30. Trình tự, thủ tục cung cấp thông tin qua mạng điện tử
    • Điều 31. Trình tự, thủ tục cung cấp thông tin qua dịch vụ bưu chính, fax
    • Điều 32. Xử lý thông tin cung cấp theo yêu cầu không chính xác
    Chương IV: Trách nhiệm bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân
    • Điều 33. Biện pháp bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân
    • Điều 34. Trách nhiệm của cơ quan cung cấp thông tin trong việc bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông .
    • Điều 35. Trách nhiệm của Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân .
    Chương V: Điều khoản thi hành
    • Điều 36. Điều khoản áp dụng
    • Điều 37. Hiệu lực thi hành
    Những điểm nổi bật có trong luật tiếp cận thông tin 2016
    I. Quy định chung về tiếp cận thông tin
    Công dân được tiếp cận thông tin của cơ quan nhà nước, trừ thông tin không được tiếp cận tại Điều 6 Luật tiếp cận thông tin; được tiếp cận có điều kiện đối với thông tin tại Điều 7 Luật thông tin năm 2016.
    II. Công khai thông tin
    Trong các thông tin tại Điều 17 Luật này, Khoản 1 Điều 19 Luật số 104/2016/QH13 quy định các thông tin phải được công khai trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử, đơn cử:
    • Văn bản quy phạm pháp luật; ĐƯQT mà Việt Nam là thành viên, thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam là một bên; thủ tục hành chính, quy trình giải quyết công việc của cơ quan nhà nước;
    • Thông tin phổ biến, hướng dẫn thực hiện pháp luật, chế độ, chính sách đối với những lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của cơ quan nhà nước;
    • Chiến lược, chương trình, dự án, đề án, kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, địa phương; quy hoạch ngành, lĩnh vực và phương thức, kết quả thực hiện; chương trình, kế hoạch công tác hằng năm của cơ quan nhà nước;
    • Thông tin về danh mục dự án, chương trình và kết quả thực hiện đầu tư công, mua sắm công và quản lý, sử dụng vốn đầu tư công, các nguồn vốn vay;
    • Báo cáo tài chính năm; thông tin thống kê về ngành, lĩnh vực quản lý; thông tin về danh mục và kết quả chương trình, đề tài khoa học;
    III. Cung cấp thông tin theo yêu cầu
    Điều 23 Luật Tiếp cận thông tin này quy định Thông tin được cung cấp theo yêu cầu như sau:
    1. Những thông tin phải được công khai theo Điều 17 Luật tiếp cận thông tin, nhưng thuộc trường hợp sau đây:
    • Thông tin trong thời hạn công khai nhưng chưa được công khai;
    • Thông tin hết thời hạn công khai theo quy định pháp luật;
    • Thông tin đang được công khai nhưng vì lý do bất khả kháng người yêu cầu không thể tiếp cận được.
    2. Thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình đủ điều kiện cung cấp theo Điều 7 Luật thông tin năm 2016.
    3. Thông tin liên quan đến đời sống, sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh của người yêu cầu cung cấp thông tin nhưng không thuộc loại thông tin tại Điều 17 Luật số 104/2016/QH13 và khoản 2 Mục này.
    4. Ngoài thông tin tại các khoản 1, 2 và 3 Mục này, căn cứ vào nhiệm vụ, quyền hạn, điều kiện và khả năng thực tế của mình, cơ quan nhà nước có thể cung cấp thông tin khác do mình tạo ra hoặc nắm giữ.
    Luật tiếp cận thông tin 2016 có hiệu lực từ ngày 01/07/2018.
     
Đang tải...