Tiểu Luận Luật thuế Xuất nhập khẩu Việt Nam trước thềm WTO

Thảo luận trong 'Thuế - Hải Quan' bắt đầu bởi Bống Hà, 6/4/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu
    Sau hơn một thập kỉ đàm phán, ngày 7/11/2006, Tổ chức thương mại thế giới WTO chính thức kết nạp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là thành viên thứ 150 của Tổ chức này. Đây là một sự kiện hết sức trọng đại đối với toàn thể dân tộc Việt Nam. Đó là niềm vui, niềm tự hào, sự mong mỏi, chờ đợi không chỉ của các cơ quan nhà nước, các nhà kinh doanh, các doanh nghiệp, mà còn của cả những người lao động bình dị nhất - những người còn chưa biết thực sự WTO sẽ mang lại cho họ những gì.
    WTO sẽ tạo cơ hội cho Việt Nam “bay cao bay xa” hơn, hội nhập vào nền kinh tế thế giới để từ đó với sự cố gắng, nỗ lực hết mình Việt Nam sẽ phát triển lên một tầm cao mới và khẳng định được vị thế của mình trên trường quốc tế. Bên cạnh những thuận lợi để phát triển nền kinh tế đất nước thì những khó khăn, thách thức đối với Việt Nam cũng không nhỏ. Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp - lực lượng chính tham gia vào “sân chơi chung” của thế giới. Và yêu cầu đặt ra là, các doanh nghiệp phải làm thế nào để có thể đứng vững được trên thị trường Việt Nam, cũng như thị trường thế giới. “WTO là một thương trường, nơi người nhanh chân và hiểu luật sẽ thắng cuộc”. Như vậy, các doanh nghiệp muốn tồn tại trong cuộc cạnh tranh gay gắt này thì nhất thiết phải nắm được công cụ pháp lí trong tay.
    Muốn gia nhập WTO thì hệ thống pháp luật Việt Nam phải đảm bảo thống nhất với các hiệp định thư WTO và Nghị định thư gia nhập của Việt Nam. Để tạo cơ sở pháp lí cho việc thực hiện có hiệu quả cam kết mà ta chấp nhận khi gia nhập, Việt Nam còn phải tiếp tục xây dựng, bổ sung, sửa đổi nhiều văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách. Cùng với sự đổi mới của hệ thống pháp luật Việt Nam, thì luật về thuế đối với các hàng hoá nhập khẩu từ các nước Thành viên vào Việt Nam và xuất khẩu từ Việt Nam sang các nước Thành viên đã bộc lộ một số hạn chế và cần được sửa đổi sao cho phù hợp với các cam kết. Như ta đã biết, thuế là nguồn lợi ích của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, khi gia nhập WTO thì vấn đề đặt ra là hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung và luật về thuế xuất nhập khẩu nói riêng phải thay đổi như thế nào để vừa đảm bảo nguồn thu ngân sách, thúc đẩy cạnh tranh trong nước phát triển, lại vừa nhận được sự đồng tình của các nước Thành viên. Việc làm luật nếu vội vàng sẽ khó tránh khỏi đổ vỡ, vì thế luật về thuế xuất nhập khẩu cũng không thể “một sớm một chiều” có thể hoàn thành được. Điều này còn phụ thuộc rất nhiều vào khả năng,sự nhạy bén, của các cơ quan lập pháp.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...