Luận Văn Luật thuế Xuất - Nhập khẩu nhìn từ hoạt động thực tiễn của Công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu Vigl

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Ác Niệm, 13/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ực tập cuối khoá là một khâu của quá trình đào tạo nhằm gắn liền học với hành, lý luận với thực tiễn, giúp sinh viên làm quen và tăng cường kỹ năng thực tế, năng lực chuyên môn về ngành nghề được đào tạo. Bản thân là một sinh viên khoa luật kinh tế để thấy được thực tiễn áp dụng luật pháp vào hoạt động ở doanh nghiệp thì quá trình thực tập là một khâu rất quan trọng. Trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế thì hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia. Việt Nam đang bước qua hai thập kỷ của công cuộc đổi mới chính sách và cơ chế kinh tế, trong đó hội nhập kinh tế với khu vực và quốc tế đã trở thành một yêu cầu tất yếu, một trong những nguồn lực để thưc hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Hội nhập kinh tế đang được coi là trào lưu mới thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại của các nước đang phát triển tiếp cận với thị trường tiềm năng về tiền của, về công nghệ của các nước tiến nhằm đảm bảo mục tiêu cùng đạt tới lợi ích tối đa cho mỗi quốc gia, phù hợp với quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Tham gia hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay không chỉ diễn ra ở Việt Nam, châu Á mà còn ở khắp các châu lục và bao gồm cả các nước kém phát triển. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam được bắt đầu từ hội nhập kinh tế với các tổ chức khu vực đến tổ chức toàn cầu. Nước ta đã trở thành viên chính thức của ASEAN, của Diễn đàn Châu á – Thái Bình Dương (APEC) và bắt đầu gia nhập tổ chức thương mại quốc tế (WTO). Mục tiêu của các tổ chức kinh tế là nhằm xây dựng một nền kinh tế đạt hiệu quả tối ưu về đầu tư, thương mại để tận dụng tối đa lợi thế so sánh của từng nước thành viên. Cơ hội có thể thu được khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế là rất lớn. Song những thách thức trên con đường hội nhập sẽ không đơn giản.
    Thuế luôn là một vấn đề quan trọng trong các hoạt động của WTO và có ảnh hưởng trực tiếp đến việc đàm phán của các quốc gia trong quá trình hội nhập cũng như khi đã trở thành viên chính thức của tổ chức này. Trước tình hình mới khi Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới đã đặt ra yêu cầu phải thực hiện cải cách chính sách thuế. Một trong những vấn đề rất quan tâm của chính phủ là cải cách Thuế xuất nhập khẩu, vì thuế xuất nhập khẩu là loại thuế chịu tác động mạnh nhất trong quá trình hội nhập. Chính sách thuế quan tốt sẽ tạo điều kiện cho hoạt động thương mại và đầu tư phát triển, góp phần bảo hộ có hiệu quả, nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế cũng như giảm thiểu các tác động bất lợi đối với nền kinh tế trước sự biến động của thị trường thế giới.
    Để nhìn nhận rõ hơn về chính sách Thuế xuất nhập khẩu tại Việt Nam trong thời kì gia nhập WTO, tôi đã chọn Công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu Viglacera để thực tập và tìm hiểu vấn đề: Luật Thuế Xuất - Nhập khẩu nhìn từ hoạt động thực tiễn của Công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu Viglacera.
    Chuyên đề bao gồm 3 chương:
    Chương 1: Lý luận chung về Thuế xuất khẩu, th ế nhập khẩu.
    Chương 2: Thực trạng thực hiện Luật Thuế xuất nhập khẩu tại công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu Viglacera.
    Chương 3: Những biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu của công ty nhìn từ góc độ Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
    Em xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thị Thanh Thuỷ, ThS. Vũ Văn Ngọc đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập, cũng như sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú, các anh chị Phòng kinh tế - kế toán của công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu Viglacera.
    Do sự hạn chế về kiến thức và thời gian thực tập ngắn nên trong quá trình hoàn thành chuyên đề em không tránh khỏi những sai sót. Em mong nhận được sự góp ý của các thầy, các cô và của các cô chú, anh chị tại nơi thực tập để em có kết tốt hơn trong những bài viết sau.
    Em mong rằng những giải pháp mà em đưa ra sẽ giúp công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu Viglacera hoạt động có hiệu quả cao hơn.


    LỜI MỞ ĐẦU
    CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU
    I. KHÁI NIỆM THUẾ XUẤT KHẨU - THUẾ NHẬP KHẨU
    1. Khái niệm
    2. Tính chất của Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
    3. Mã số Thuế
    II. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN LUẬT THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU
    1. Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hàng mậu dịch 1987
    2. Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 1991
    3. Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 1993
    4. Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 1998
    5. Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2005
    III. ÐỐI TƯỢNG CHỊU THUẾ VÀ NỘP THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU
    1. Ðịnh nghĩa đối tượng chịu Thuế
    2. Những đối tượng chịu thuế theo Luật hiện hành
    3. Ðối tượng không chịu Thuế
    4. Ðối tượng nộp thuế
    IV. CĂN CỨ VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH THUẾ
    1. Căn cứ tính Thuế
    1.1. Giá tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
    1.2. Thuế suất
    1.3. Số lượng hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
    2. Phương pháp tính Thuế
    V. CHẾ ÐỘ MIỄN THUẾ, GIẢM THUẾ
    1. Miễn Thuế
    2. Giảm thuế
    VI. ÐĂNG KÝ KÊ KHAI, NỘP THUẾ, HOÀN THUẾ, TRUY THU THUẾ
    1. Ðăng ký kê khai Thuế
    2. Nộp thuế
    3. Hoàn Thuế
    4. Truy thu thuế
    5. Quản lý nhà nước về Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
    5.1 Nhiệm vụ, trách nhiệm của cơ quan hải quan
    5.2 Xử lý vi phạm về Thuế
    5.3 Giải quyết khiếu nại về thuế
    VII. ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC GIA NHẬP WTO ĐẾN THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU
    1. Cam kết về Thuế quan trong WTO của Việt Nam
    2. Sự ảnh hưởng khi cắt giảm Thuế xuất nhập khẩu theo WTO

    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG LUẬT THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY kinh doanh XUẤT NHẬP KHẨU VIGLACERA
    I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY
    1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty kinh doanh xuất nhập khẩu
    2. Chức năng của công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu
    3. Tổ chức bộ máy quản lý và hoạt động của công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu
    4. Các đặc điểm của công ty
    4.1. Vốn kinh doanh
    4.2. Về nguồn nhân lực
    4.3. Các lĩnh vực sản xuất kinh doanh
    4.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật
    4.5. Mối quan hệ giữa công ty với các cơ quan nhà nước
    5. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
    6. Định hướng phát triển của công ty trong những năm tới 2006-2008
    II. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG LUẬT THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY
    1. Căn cứ tính Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
    1.1 Số lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
    1.2 Giá tính thuế, tỷ giá tính thuế, đồng tiền nộp Thuế
    1.3 Thuế suất
    2. Kê khai nộp Thuế
    3. Hoàn thuế xuất nhập khẩu

    CHƯƠNG 3: NHỮNG BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY kinh doanh VÀ XUẤT NHẬP KHẨU VIGLACERA
    I. Những biện pháp liên quan đến chính sách xuất nhập khẩu của Nhà nước
    II. Những biện pháp nhìn từ góc độ Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
    III. Những kiến nghị đối với các cơ quan Nhà nước
    1. Đối với Bộ tài chính
    2 Đối với Tổng cục Hải quan
    3 Đối với cơ quan quản lý Thuế
    4 Đối với Bộ xây dựng
    5. Đối với Tổng công ty gốm xây dựng và thủy tinh Viglacera
    IV. Những kiến nghị đối với công ty

    KẾT LUẬN
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...