Tài liệu Luật thi hành án dân sự năm 2008 với nhiều quy định mới thực hiện cải cách tư pháp , xây dựng nhà nư

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luật thi hành án dân sự năm 2008 với nhiều quy định mới thực hiện cải cách tư pháp , xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN


    Thi hành án dân sự có vai trò quan trọng trong hoạt động tư pháp nói chung và qúa trình giải quyết vụ án nói riêng. Bản án, quyết định của Toà án chỉ thực sự có giá trị khi được thi hành trên thực tế. Hoạt động thi hành án là công đoạn cuối cùng, bảo đảm cho bản án, quyết định của Toà án được chấp hành, góp phần bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và Nhà nước, góp phần giữ vững ổn định chính trị – xã hội, tăng cường hiệu lực, hiệu quả của bộ máy Nhà nước.


    Chính vì vậy, Hiến pháp năm 1992 đã quy định: “Các bản án và quyết định của Toà án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, các đơn vị vũ trang nhân dân và mọi nhân dân tôn trọng; những người và đơn vị hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành”.


    Thực hiện quy định này của Hiến pháp 1992, cho đến nay công tác thi hành án dân sự đã thu được nhiều kết quả quan trọng như: về mặt thể chế, đã ban hành được
    hai Pháp lệnh chuyên ngành về thi hành án dân sự là Pháp lệnh thi hành án dân sự 1993, Pháp lệnh Thi hành án dân sự 2004 và trên dưới một trăm văn bản trực tiếp hướng dẫn hoặc có liên quan đến công tác thi hành án dân sự;


    về mặt tổ chức bộ máy, các cơ quan thi hành án dân sự trên toàn quốc đã từng bước được kiện toàn: 63 cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh trên phạm vi cả nước đã có Trưởng hoặc được giao Quyền trưởng và Phó trưởng; về cơ bản tất cả các cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh đã thành lập được hai hoặc ba phòng chuyên môn trực thuộc, riêng Thi hành án dân sự thành phố Hà Nội được thành lập bốn phòng, Thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh được thành lập năm phòng và mỗi

    phòng đều đã được bổ nhiệm Trưởng, Phó trưởng phòng hoặc Phó trưởng phòng giao phụ trách;


    về công tác biên chế, các cơ quan thi hành án dân sự trên phạm vi cả nước đã tuyển dụng được khoảng 8000 biên chế trên tổng số 8287 biên chế được phân bổ, trong đó có gần 3.000 Chấp hành viên, ngoài ra là các chức danh khác như Kế toán, Chuyên viên, Cán sự, Thủ kho, Thủ quỹ ;


    về công tác đào tạo, bồi dưỡng, Bộ Tư pháp luôn luôn quan tâm chỉ đạo các đơn vị chức năng thuộc Bộ liên tiếp mở các khoá đào tạo Chấp hành viên, các lớp bồi dưỡng, tập huấn kiến thức pháp luật mới để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ thi hành án cho Thủ trưởng các cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên đã được bổ nhiệm lâu năm và các công chức làm công tác tổ chức, kế toán, văn thư, lưu trữ trong các cơ quan thi hành án dân sự địa phương;


    về công tác giải quyết án, được sự quan tâm chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Tư pháp, Cục Thi hành án dân sự, các cơ quan, ban ngành ở Trung ương cùng với các cấp uỷ, chính quyền địa phương đã giúp các cơ quan thi hành án dân sự trên phạm vi cả nước hàng năm thi hành được hàng trăm nghìn vụ việc với tỉ lệ năm sau cao hơn năm trước, thu về cho Nhà nước, tổ chức, cá nhân hàng nghìn tỉ đồng, trong đó có những vụ án lớn, phức tạp kéo dài trong nhiều năm đã được giải quyết dứt điểm, qua đó củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước.


    Những kết quả đạt được sau hơn bốn năm thực hiện Pháp lệnh THADS năm 2004 là cơ bản. Tuy nhiên, so với đòi hỏi của thực tiễn và yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới thì Pháp lệnh THADS 2004 đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, làm giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, tính nghiêm minh của Pháp luật;
    quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và Nhà nước theo bản án, quyết định


    của Toà án chưa được bảo đảm, nhiều việc gây bức xúc trong xã hội[1].

    Thực trạng này đã đặt ra yêu cầu phải tiếp tục hoàn thiện về thể chế thi hành án; đổi mới quy trình, thủ tục thi hành án dân sự; nâng cao vị thế, vai trò, trách nhiệm của hệ thống tổ chức thi hành án dân sự trong bộ máy nhà nước để đáp ứng đòi hỏi của công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, trong đó các quyền tự do dân chủ và lợi ích chính đáng của con người phải được pháp luật bảo đảm và bảo vệ toàn vẹn; mọi vi phạm pháp luật xâm phạm quyền tự do,
    lợi ích chính đáng của công dân đều bị nghiêm trị và bảo đảm thực thi các lợi ích đó trên thực tế thông qua hoạt động thi hành án là giai đoạn cuối cùng của quá trình tố tụng.


    Nhận thức được tầm quan trọng đặc biệt đó của công tác thi hành án dân sự đối với công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã quy định: “Xây dựng cơ chế bảo đảm mọi bản án của Toà án có hiệu lực pháp luật phải được thi hành, các cơ quan hành chính vi phạm bị xử lý theo phán quyết của Toà án phải nghiêm chỉnh chấp hành”.


    Để tiếp tục đưa các chủ trương, đường lối đó của Đảng về cải cách tư pháp trong lĩnh vực thi hành án dân sự vào thực tiễn cuộc sống, ngày 14/11/2008, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XII đã biểu quyết với đa số phiếu tán thành thông qua Luật thi hành án dân sự gồm có 9 chương 183 Điều, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2009 và Nghị quyết số 24/2008/QH12 của Quốc hội về việc thi hành Luật thi hành án dân sự chứa đựng nhiều nội dung mới quan trọng thể hiện chủ trương cải cách tư pháp trong lĩnh vực thi hành án dân sự và xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, cụ thể bao gồm:


    Một là, Quốc hội thông qua Luật thi hành án dân sự 2008 thay thế Pháp lệnh thi hành án dân sự 2004 đã khẳng định giá trị hiệu lực pháp lý cao của các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực thi hành án dân sự. Có thể nói trong lịch sử lập pháp Việt Nam, riêng trong lĩnh vực thi hành án thì Luật thi hành án dân sự 2008 là văn bản

    chuyên ngành đầu tiên về thi hành án dân sự có hiệu lực pháp lý cao nhất. Công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay đòi hỏi hệ thống pháp luật phải ngày càng được hoàn thiện, có tính pháp điển cao, trong đó thi hành án là một vấn đề hết sức hệ trọng, liên quan trực tiếp đến hiệu lực và hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước, đến trật tự kỷ cương pháp luật và ảnh hưởng sâu sắc đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, do đó, việc phải có một văn bản có hiệu lực pháp lý cao của Quốc hội về thi hành án dân sự là hết sức cần thiết.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...