Tiểu Luận Luật thành văn giữ vai trò quan trọng và ngày càng được chú trọng phát triển - Bài tập lớn học kỳ Lu

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bài tập lớn học kỳ Luật so sánh – Luật thành văn giữ vai trò quan trọng và ngày càng được chú trọng phát triển

    BÀI VIẾT
    Nguồn pháp luật bao gồm: Luật thành văn (statue law), án lệ (case law, judge – made law), tập quán pháp luật (custom), các học thuyết pháp luật (legal doctrine), các nguyên tắc pháp luật (legal priciple). Trong hệ thống nguồn luật của các nước thuộc dòng Civil law luật thành văn giữ vai trò quan trọng và ngày càng được chú trọng phát triển.
    Nhận định trên đã bao quát được toàn bộ tầm quan trọng của luật thành văn trong hệ thống luật của các nước thuộc dòng Civil law. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về luật thành văn trong hệ thống nguồn luật của các nước thuộc dòng Civil law để giải thích và chứng minh nhận định.
    1. Tại sao trong hệ thống nguồn luật của các nước thuộc dòng Civil, luật thành văn lại giữ vai trò quan trọng và được chú trọng phát triển ?
    Luật thành văn là những văn bản chứa đựng những quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
    Trước hết, trong hệ thống nguồn luật của nhà nước thuộc dòng Civil law, luật thành văn giữ vai trò quan trọng và được ưu tiên áp dụng khi đem ra xét xử. Bởi lẽ, ở các nước thuộc hệ thống nguồn luật Civil law luật thành văn chủ yếu do các nhà làm luật hoặc nghị viện (cơ quan lập pháp hoặc hành pháp) soạn thảo ra. Trong khi đó luật thành văn trong hệ thống nguồn luật của các nước thuộc dòng Common law lại do thẩm phán, tòa án (cơ quan tư pháp) soạn thảo và ban hành. Do đó luật thành văn trong hệ thống nguồn luật của các nước thuộc dòng họ Civil law thường mang tính khái quát cao và là nguồn sơ cấp, đóng vai trò quan trọng trong hệ thống nguồn luật của các nước thuộc dòng Civil law. Hơn thế nữa, mếu như các quốc gia thuộc dòng họ Common law thường coi trọng án lệ, ưu tiên án lệ trong xét xử thì các quốc gia thuộc dòng Civil law, luật thành văn vẫn được ưu tiên trong xét xử của tòa.
    Ngoài ra, thực tiễn xét xử cũng cho thấy so với tập quán pháp, án lệ các nguyên tắc chung của pháp luật và tác phẩm của các học giả pháp lý thì luật thành văn vẫn được ưu tiên hàng đầu:
    · Tập quán pháp là những quy tắc xử sự hình thành một cách tự pháp, tồn tại lâu đời, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, trở thành thói quen tự nhiên và mang tính bắt buộc chung như quy phạm pháp luật. Vai trò của tập quán pháp trong hệ thống nguồn luật của các quốc gia thuộc dòng họ Civil law không đồng đều, nhưng tập quán pháp chỉ là yếu tố góp phần tìm ra giải pháp công minh để giải quyết các vấn đề pháp luật. Do đó trong quá trình xét xử không được ưu tiên áp dụng.
    · Án lệ ở các quốc gia thuộc hệ thống pháp luật Châu âu lục địa được coi là những giải pháp không chắc chắn, có thể bị hủy bỏ và sửa đổi bất kỳ lúc nào, hoặc thuộc vào vụ việc mới. Án lệ và các tác phẩm của các học giả pháp lý là nguồn thứ cấp của hệ thống pháp luật do đó nó không có giá trị áp dụng trực tiếp như luật thành văn.
    · Các nguyên tắc chung của pháp luật có thể là luật thành văn hoặc không thành văn và được chấp nhận trong hầu hết hệ thống pháp luật thuộc dòng Civil law và giúp chúng ta lấp các chỗ trống của pháp luật.
    Trên cơ sở đó có thể khẳng định luật thành văn có vị trí quan trọng nhất trong hệ thống nguồn luật của các nươc thuộc dòng Civil law và luôn được ưu tiên trong thực tiễn xét xử
    Thứ hai, luật thành văn trong hệ thồng nguồn luật của các nước Civil law ngày càng được chú trọng phát triển. Biểu hiện là trình độ hệ thống hóa, pháp điển hóa ngày càng được nâng cao. Trong hệ thống pháp luật thành văn ta thấy xuất hiện rất nhiều bộ luật khác nhau, ngoài các bộ luật cơ bản. Các quy phạm pháp luật trong bộ luật thường được xây dựng cụ thể với các chế tài rõ ràng vì vậy có thể áp dụng trực tiếp vào các quan hệ xã hội mà không cần thông qua văn bản pháp luật trung gian như nghị định hoặc thông tư ban hành.
    2. Tầm quan trọng của luật thành văn trong hệ thống nguồn luật của các nước thuộc dòng Civil law được cụ thể hóa thông qua các văn bản.
    Hiến Pháp (Constitution) – đạo luật cơ bản của nhà nước, là văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất do nghị viện ban hành với điều kiện có từ 2/3 số nghị sỹ trở lên ở cả hai viện bỏ phiếu. Trước đây Hiến pháp là văn bản pháp lý không có gía trị pháp lý cao như các văn bản pháp luật khác. Nhưng ngày nay, Hiến pháp có vị trí khác, đây là văn bản có giá trị pháp lý và hiêu lực cao hơn các văn bản khác. Để bảo vệ hiến pháp hầu hết các nước Châu âu đều thành lập tòa án hiến pháp hoặc hội đồng bảo hiến. Điều này càng góp phần nâng cao tầm quan trọng của luật thành văn trong hệ thống nguồn luật của các nước thuộc dòng Civil law.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...