Tiểu Luận Luật Tài chính Nhóm 2 - Phân tích&làm sáng tỏ quy định của pháp luật về thu nhập chịu thuế trong thu

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bài này do nhóm mình tự làm và tổng hợp, không coppy từ tài liệu hay bài tập nào khác nên các bạn yên tâm không trùng lặp nguồn với các tài liệu khác.

    Bài làm cực kỳ chi tiết (để size 13.5 và giãn dòng single, căn lề 2 bên min mới đến đúng số trang yêu cầu)

    Trong 1 file đính kèm đã đầy đủ Nội dung, Mục lục, Danh mục tài liệu tham khảo, Lời mở đầu, Kết luận




    [Mộ phần Nội dung chính]


    III. Hạn chế trong việc áp dụng pháp luật điều chỉnh thu nhập chịu thuế trong thuế thu nhập cá nhân – Đề xuất pháp lý hoàn thiện


    3.1 Hạn chế

    Qua nghiên cứu, phân tích các quy định của pháp luật về thu nhập chịu thuế trong thuế thu nhập cá nhân, nhóm chúng em xin được đưa ra một số hạn chế về mặt thực tiễn như sau:

    Thứ nhất, các quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân hiện nay còn tồn tại nhiều bất cập, kẽ hở dẫn đến tình trạng trốn thuế, gian lận thuế.

    Có thể đưa ra một ví dụ điển hình như chế độ thu thuế đối với người hành nghề độc lập- đây là khoản thu tạo nguồn thu đáng kể cho ngân sách nhà nước. số thuế thu được từ những cá nhân hành nghề độc lập cũng góp một phần không nhỏ trong tổng số nguồn thu nói trên và bộ phận những cá nhân hành nghề độc lập đang ngày càng phát triển về số lượng. Tuy vậy pháp luật thuế thu nhập cá nhân và các văn bản hướng dẫn thi hành chỉ quy định: “thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập của cá nhân có giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật” là đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân. Có thể thấy rằng quy định này không liệt kê hết những đối tượng hành nghề độc lập thuộc diện chịu thuế. Bên cạnh đó quy định về cơ sở tính thuế không rõ ràng, gây lúng túng cho cơ quan thuế trong việc xác định số thuế phải nộp đối với những khoản thu từ hoạt động hành nghề độc lập của cá nhân.

    Luật hiện hành quy định, thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng bất động sản được xác định bằng giá chuyển nhượng bất động sản theo từng lần chuyển nhượng trừ giá mua bất động sản và các chi phí liên quan. Trường hợp không xác định được giá mua và chi phí liên quan đến việc chuyển nhượng bất động sản thì thu nhập chịu thuế được xác định là giá chuyển nhượng bất động sản. Theo đó, nếu xác định được giá vốn, chi phí áp dụng thuế suất 25% trên thu nhập, không xác định được giá mua và chi phí liên quan thì nộp thuế theo thuế suất 2% trên giá chuyển nhượng. Tuy nhiên, trong luật lại không quy định cụ thể về việc xác định doanh thu từ chuyển nhượng bất động sản như thế nào và các khoản chí phí nào được xem là “chi phí liên quan” nên rất khó thực hiện

    Thứ hai, về cách xác định thu nhập chịu thuế của thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh và thu nhập từ tiền lương tiền công có chỗ chưa thỏa đáng. Thu nhập tính thuế từ hoạt động sản xuất kinh doanh được xác định bởi hiệu số giữa doanh thu tính thuế và chi phí hợp lý, trong đó chi phí hợp lý bao gồm cả tiền lương trả cho người lao động tức là người đứng ra kinh doanh và không giới hạn mức tối đa, trong khi chi phí được khấu trừ cho 1 cá nhân đóng thuế thu nhập từ tiền lương, tiền công chỉ giới hạn tối đa là 4 triệu đồng/tháng. Để tránh sự tùy tiện trong việc định ra mức lương cho chính mình, luật Thuế thu nhập doanh nghiệp đã loại trừ “tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân” ra khỏi chi phí được khấu trừ, trong khi đó thuế TNCN thì không người trực tiếp kinh doanh, giảm thu nhập chịu thuế. Mặt khác thu nhập từ kinh doanh còn được khấu trừ chi trả lãi tiền vay, chi khấu hao tài sản cố định, trong khi thu nhập từ tiền lương tiền công không đề cập đến các yếu tố này.

    Thứ ba, khả năng kiểm soát thu nhập của cá nhân . (còn tiếp)
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...