Tài liệu Luật so sánh và thực tiễn xây dựng pháp luật ngân hàng ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Với bề dày lịch sử hình thành và phát triển của mình, luật so sánh có những
    ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình phát triển của các hệ thống pháp luật trên thế giới. Ở Việt Nam, luật so sánh cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng pháp luật nói chung và pháp luật ngân hàng nói riêng. Bài viết này xin đề cập những ứng dụng chủ yếu của luật so sánh trong quá trình xây dựng pháp luật ngân hàng ở Việt Nam - lĩnh vực pháp luật được xem là chịu nhiều ảnh hưởng nhất của xu hướng tự do hoá và hội nhập quốc tế hiện nay.
    1. Vai trò của luật so sánh đối với quá trình xây dựng pháp luật ngân hàng ở Việt Nam
    Đối với Việt Nam, vai trò của luật so
    sánh trong lĩnh vực lập pháp nói chung và trong lĩnh vực xây dựng pháp luật ngân hàng nói riêng được thể hiện ở những điểm sau:
    Thứ nhất, luật so sánh cho thấy sự tương đồng và khác biệt giữa pháp luật ngân hàng Việt Nam với pháp luật ngân hàng của các quốc gia khác trên thế giới và pháp luật ngân hàng quốc tế. Trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường, trước sức ép của việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp lí cho phù hợp với điều kiện nền kinh tế thị trường, các nhà soạn luật Việt Nam buộc phải tiếp cận nhiều hơn với pháp luật nước ngoài (đặc biệt là pháp luật của các nước có nền kinh tế thị trường phát triển) và bước





    đầu sử dụng những kĩ năng mới mẻ của luật so sánh để tìm ra con đường phát triển thích hợp cho nền pháp chế Việt Nam. Với các lợi thế sẵn có của mình, luật so sánh không chỉ là phương tiện hữu ích để các học giả nghiên cứu pháp luật nước ngoài, mà còn là cẩm nang hữu dụng của các nhà soạn luật trong việc xây dựng pháp luật nói chung và pháp luật ngân hàng nói riêng.
    Thứ hai, luật so sánh cho ta thấy những nguyên nhân và cơ sở dẫn đến sự tương đồng hay khác biệt giữa pháp luật ngân hàng Việt Nam so với pháp luật ngân hàng của các quốc gia khác trên thế giới. Đây có lẽ là vai trò quan trọng nhất của luật so sánh trong “địa hạt” xã hội học pháp luật vì thông qua việc nghiên cứu các căn nguyên dẫn đến sự tương đồng hay khác biệt giữa các trường phái pháp luật, chúng ta mới có dịp tìm hiểu sâu hơn về lịch sử văn minh nhân loại, về sự đa dạng hoá của các nền kinh tế, các thể chế chính trị và các nền văn hoá khác nhau trên thế giới, với tính cách là những yếu tố chủ yếu tạo nên sự khác biệt giữa các hệ thống pháp luật quốc gia cũng như giữa các dòng họ pháp luật đương đại. Việc thừa nhận sự tồn tại khách quan của các dòng họ pháp luật, các hệ thống pháp luật quốc gia với những nét đặc thù riêng cho thấy rằng việc nhập khẩu một cách nguyên xi, máy móc các quy định pháp






    luật của nước khác vào hoàn cảnh của nước mình là điều nên cân nhắc và cần được nghiên cứu kĩ trước khi thực hiện.
    Dựa trên việc đánh giá những nguyên nhân và cơ sở dẫn đến sự tương đồng và khác biệt giữa pháp luật ngân hàng của các quốc gia, có lẽ nội dung quan trọng nhất của việc ứng dụng luật so sánh trong lĩnh vực xây dựng pháp luật ngân hàng chính là tìm kiếm những quy định hợp lí trong pháp luật ngân hàng của các nước cũng như pháp luật ngân hàng quốc tế, từ đó xây dựng và hoàn thiện pháp luật ngân hàng Việt Nam theo hướng tiệm cận với chuẩn mực tiên tiến của pháp luật ngân hàng ở các nước phát triển, phù hợp với thông lệ quốc tế về hoạt động ngân hàng.
    Thứ ba, luật so sánh trang bị cho những người soạn luật cách tư duy mới về một nền pháp chế hiện đại và cả kĩ thuật lập pháp tiên tiến. Tư duy và kĩ thuật này cần được ứng dụng trong lĩnh vực xây dựng pháp luật ngân hàng ở nước ta mà kết quả phải là sự tiếp nhận có chọn lọc các quy tắc pháp lí tiến bộ của pháp luật nước ngoài. Chẳng hạn, quy định về mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động của ngân hàng trung ương, về các loại hình tổ chức tín dụng và cơ chế hoạt động kinh doanh của chúng trong nền kinh tế thị trường. Thực tế cho thấy, hầu hết các quy định cơ bản của pháp luật ngân hàng Việt Nam hiện nay có nguồn gốc từ pháp luật ngân hàng ở một số nước theo truyền thống án lệ cũng như một số nước theo truyền thống luật thành văn trong đó có Trung Quốc.
    Thứ tư, vai trò của luật so sánh đối với quá trình lập pháp ngân hàng còn được thể hiện ở chỗ nó giúp cho các luật gia trong nước làm cho pháp luật của nước mình tương thích

    với pháp luật quốc tế. Kĩ thuật so sánh luật được các nhà soạn thảo pháp luật sử dụng như một phương tiện trong quá trình xây dựng pháp luật quốc gia, nhằm đáp ứng nhu cầu hài hoà và thống nhất hoá pháp luật quốc gia với pháp luật quốc tế. Trong bối cảnh Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và chính thức tham gia vào sân chơi toàn cầu, việc tìm hiểu pháp luật nước ngoài và pháp luật quốc tế cũng như nắm vững các tập quán, thông lệ quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng để hành xử hợp lí là yêu cầu bức thiết. Nhu cầu này dường như chỉ có thể đáp ứng tốt nhất thông qua con đường ứng dụng luật so sánh.
    2. Những yêu cầu cơ bản đặt ra trong quá trình sử dụng luật so sánh vào việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật ngân hàng
    Hiển nhiên, muốn ứng dụng luật so sánh
    vào việc xây dựng pháp luật nói chung và pháp luật ngân hàng nói riêng thì trước hết cần xác định những yêu cầu cơ bản đặt ra đối với hoạt động này. Từ đó, người soạn luật sẽ tìm ra được mô hình lí tưởng, thích hợp cho việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật ngân hàng theo hướng đảm bảo sự hài hòa, thống nhất và tương thích với pháp luật ngân hàng của các nước và pháp luật ngân hàng quốc tế.
    Thực tiễn hoạt động xây dựng pháp luật ngân hàng cho thấy để có được sự thành công trong quá trình sử dụng luật so sánh vào việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật ngân hàng, người soạn luật cần lưu ý các yêu cầu cơ bản sau đây:
    Một là, cần so sánh các quy định pháp lí về ngân hàng trung ương trong pháp luật ngân hàng của các nước, trong đó chú trọng đến nhóm nước phát triển và nhóm nước có




    hoàn cảnh, điều kiện tương đồng với Việt Nam. Những quy định này thường được thể hiện trong một đạo luật riêng về ngân hàng trung ương của các quốc gia, với nội dung quy định về mô hình tổ chức, cách thức quản lí và điều hành cũng như cơ chế hoạt động của ngân hàng trung ương. Việc so sánh các quy định này không ngoài mục đích tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt về địa vị pháp lí của ngân hàng trung ương trong các hệ thống pháp luật trên thế giới, lí giải căn nguyên của sự tương đồng và khác biệt đó cũng như làm rõ ưu điểm và nhược điểm của mỗi mô hình ngân hàng trung ương trên thế giới. Công việc này sẽ tạo tiền đề thuận lợi cho việc ứng dụng luật so sánh trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật ngân hàng ở Việt Nam, đặc biệt là trong việc thiết kế địa vị pháp lí của ngân hàng trung ương sao cho phù hợp với hoàn cảnh của một nước đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường.
    Thứ hai, so sánh các quy định pháp lí về tổ chức tín dụng (các định chế tài chính trung gian) trong pháp luật ngân hàng của các nước. Đây là một nội dung cơ bản trong cấu trúc luật ngân hàng ở bất kì quốc gia nào trên thế giới, bởi lẽ hoạt động ngân hàng luôn được xem là vấn đề trọng tâm trong phạm vi điều chỉnh của luật ngân hàng. Tuỳ thuộc vào mục tiêu ứng dụng của luật so sánh, việc so sánh pháp luật ngân hàng có thể tập trung vào các vấn đề cơ bản như: Xác định giới hạn và cách thức can thiệp của nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng trong điều kiện của nền kinh tế thị trường; các loại hình tổ chức tín dụng và

    những hình thức hoạt động kinh doanh chủ yếu của nó; cơ chế bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền trong quan hệ nhận tiền gửi và cơ chế bảo vệ quyền lợi của tổ chức tín dụng trong quan hệ cấp tín dụng với khách hàng vay Việc so sánh pháp luật cần đảm bảo tính toàn diện (so sánh giữa các hệ thống pháp luật điển hình trên thế giới) nhằm có được những kết luận khách quan về bản chất của các mô hình pháp luật đồng thời phải lưu ý đến tính đặc thù của pháp luật ngân hàng ở các nước đang phát triển và nhóm nước có điều kiện, hoàn cảnh kinh tế - chính trị - xã hội tương đồng với Việt Nam.
    3. Các ứng dụng chủ yếu của luật so sánh trong quá trình xây dựng pháp luật ngân hàng ở Việt Nam
    Trong vòng khoảng hơn 10 năm trở lại
    đây, pháp luật ngân hàng Việt Nam đã có những bước tiến dài rất đáng kể. Bằng chứng cho nhận định này là sự ra đời của hai pháp lệnh ngân hàng và gần đây là hai đạo luật về ngân hàng. Dù không được chính thức tuyên bố nhưng không thể phủ nhận vai trò của luật so sánh đối với tiến trình xây dựng pháp luật ngân hàng ở Việt Nam trong thời gian qua.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...