Tài liệu Luật so sánh và thực tiễn xây dựng luật cạnh tranh của Việt Nam

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. ĐẶT VẤN ĐỀ
    Từ khi mở cửa và hội nhập với quốc tế, trong đó có hội nhập về pháp luật, ở Việt Nam, luật học so sánh được xem như một trong những phương pháp quan trọng để xây dựng các văn bản pháp luật, trước hết là những văn bản luật. Dường như ở hầu hết các dự án luật, công tác nghiên cứu so sánh luật đều được đặt ra dưới khẩu hiệu “tìm hiểu kinh nghiệm nước ngoài” để soạn thảo pháp luật. Tuy nhiên có thể khẳng định rằng khi nghiên cứu so sánh lập pháp, người nghiên cứu đôi khi chưa thực sự xuất phát từ lí thuyết về kĩ thuật và phương pháp so sánh nên những kết quả nghiên cứu chưa có sức thuyết phục, chưa thực sự có cơ sở vững chắc và điều đó sẽ làm cho pháp luật của Việt Nam bị “biến dị” so với “chuẩn mực chung” của pháp luật ở nhiều quốc gia trên thế giới. Bởi lẽ, thông thường người ta chỉ nhìn thấy tính chất văn hóa hay chính trị của pháp luật (những hiện tượng này là có thể khác nhau giữa các quốc gia) mà quên đi rằng pháp luật có tính chân lí, pháp luật có giá trị xã hội và vì vậy pháp luật cũng thể trở thành những chuẩn mực chung của nhân loại trong thế giới toàn cầu hóa.
    Hiện tượng trên cũng không bị loại trừ trong trường hợp soạn thảo Luật cạnh tranh. Khi nghiên cứu xây dựng Luật cạnh tranh,





    Ban soạn thảo đã cố gắng ứng dụng luật học so sánh để đi tìm những “chuẩn mực pháp lí chung” của thế giới và đưa vào Dự án Luật canh tranh của Việt Nam để một mặt, pháp luật cạnh tranh của Việt Nam sẽ không bị “lạc lõng” so với pháp luật của các nước và mặt khác quan trọng hơn là nhằm học hỏi kinh nghiệm điều chỉnh bằng pháp luật cạnh tranh - một lĩnh vực hoàn toàn xa lạ với tư duy quản lí và pháp lí truyền thống ở Việt Nam. Mặc dù vậy, Luật cạnh tranh của Việt Nam đã một mặt tiếp thu những thông lệ của thế giới nhưng vẫn có những “biến dị” không cần thiết, mặt khác lại chưa phản ánh hết những điều kiện đặc thù của các quan hệ kinh tế ở Việt Nam.
    Trên thực tế, trong năm 2000, Ban soạn thảo đã tổ chức hai cuộc hội thảo với các doanh nghiệp (ngày 8/9/2000 với doanh nghiệp khu vực phía Bắc và ngày 18- 19/9/2000 với doanh nghiệp khu vực phía Nam) và bốn hội thảo quốc tế (ngày 5/9/2000 với các chuyên gia của cơ quan cạnh tranh Pháp, ngày 30-31/10/2000 và ngày 29-30/6/2000 với các chuyên gia của cơ quan cạnh tranh Hoa Kì, ngày 10- 13/10/2000 với các chuyên gia của cơ quan






    cạnh tranh Nga, Đức, UNCTAD).
    Trong năm 2001, Ban soạn thảo đã tổ chức 3 hội thảo quốc tế với các chuyên gia của cơ quan quản lí cạnh tranh các nước và vùng lãnh thổ như Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Đài Loan vào các ngày 29- 30/5, 4-5/6, 8-9/11.
    Trong năm 2002, Ban soạn thảo đã tổ chức 4 hội thảo quốc tế với các chuyên gia của cơ quan cạnh tranh các nước và vùng lãnh thổ như Canada, Hoa Kì, Nhật Bản, Đài Loan vào các ngày 4-7/6, 24-25/6, 11-12/9, 26-27/11.
    Ngoài ra, Ban soạn thảo đã tổ chức nhiều cuộc khảo sát tìm hiểu kinh nghiệm ở nước ngoài.
    Điều đáng lưu ý là nếu xem xét các quốc gia và vùng lãnh thổ trên đây thì luật học so sánh xếp họ vào những truyền thống pháp luật khác nhau. Vì vậy, nếu không quan tâm điều này thì khó có thể hiểu hết bản chất và giá trị đích thực của pháp luật của từng quốc gia.
    II. KẾT QUẢ SỬ DỤNG LUẬT SO SÁNH VÀO THỰC TIỄN XÂY DỰNG LUẬT CẠNH TRANH
    1. Về nhu cầu xây dựng pháp luật cạnh tranh
    Khi nghiên cứu để soạn thảo Luật cạnh
    tranh, Ban soạn thảo đã tìm hiểu về nhu cầu ban hành luật cạnh tranh trên thế giới và phát hiện rằng có tới 82 quốc gia và các vùng lãnh thổ trên thế giới có phát triển một chế định,
    một ngành luật riêng rẽ(1): Luật cạnh tranh.
    Trên cơ sở nghiên cứu sự cần thiết của việc ban hành luật cạnh tranh, Ban soạn thảo đã chỉ ra một số nhu cầu về ban hành Luật cạnh tranh ở Việt Nam như sau:

    - Nhu cầu kiểm soát các hành vi gây hạn chế cạnh tranh hoặc dẫn đến việc gây hạn chế cạnh tranh, đặc biệt khi mở cửa thị trường để hội nhập kinh tế quốc tế.
    Cùng với quá trình mở cửa thị trường thông qua việc kí kết và gia nhập các hiệp định thương mại song phương và đa phương, đã và sẽ xuất hiện những công ti đa quốc gia hoạt động ở Việt Nam. Với tiềm lực kinh tế của mình, những công ti này có khả năng tạo lập được vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền. Đồng thời, một bộ phận doanh nghiệp nội địa Việt Nam do tiềm lực hạn chế đang và sẽ bị loại bỏ dần khỏi đời sống kinh tế. Tình trạng loại bỏ đối thủ để chiếm đoạt thị trường, thiết lập vị trí thống lĩnh diễn ra với mức độ nghiêm trọng. Ví dụ: Đã có công ti đem hàng trăm tấn sản phẩm để biếu không hoặc bán phá giá, làm cho nhiều doanh nghiệp trong nước thuộc cùng ngành hàng không có đủ khả năng tài chính để duy trì hoạt động sản xuất bình thường.
    - Nhu cầu bảo vệ quyền kinh doanh chính đáng của các doanh nghiệp, chống lại các hành vi cạnh tranh không lành mạnh
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...