Tài liệu Luật so sánh và thực tiễn xây dựng Bộ luật dân sự Việt Nam

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    L



    uật so sánh với nghĩa là một khoa học, một phương pháp tiếp cận nghiên cứu
    so sánh các hệ thống pháp luật khác nhau nhằm tìm ra sự tương đồng và khác biệt, giải thích nguồn gốc, đánh giá cách giải quyết trong các hệ thống pháp luật(1) rõ ràng là đã được sử dụng một cách rộng rãi trong thực
    tiễn xây dựng Bộ luật dân sự Việt Nam.
    Sự ra đời của Bộ luật dân sự Việt Nam năm 1995 được đánh giá như thành tựu rực rỡ trong sự phát triển của pháp luật dân sự Việt Nam hiện đại. Bộ luật dân sự năm 1995 không chỉ là văn bản tập hợp các quy định mang tính kĩ thuật nhằm mục tiêu xây dựng nền kinh tế thị trường mà còn là văn bản có giá trị như hiến pháp về luật tư. Bởi Bộ luật dân sự Việt Nam sửa đổi năm 2005 chính là sự kế thừa, được xây dựng trên cơ sở của thành tựu nói trên nên việc nghiên cứu ứng dụng của luật so sánh trong xây dựng Bộ luật dân sự năm 1995 là hết sức cần thiết.
    Trong quá trình xây dựng Bộ luật dân sự năm 1995, luật so sánh đã được ứng dụng cả trực tiếp (đặc biệt là trong hình thành mô hình tư tưởng và mô hình cơ cấu của văn bản quy phạm pháp luật và soạn
    thảo dự án)(2) và gián tiếp (thông qua việc
    dùng chuyên gia pháp lí nước ngoài).(3)



    I. SỬ DỤNG TRỰC TIẾP LUẬT SO SÁNH TRONG THỰC TIỄN XÂY DỰNG BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 1995
    Với chính sách kinh tế thị trường, bắt đầu từ năm 1986, việc tích lũy của cải trong khu vực tư nhân được khuyến khích và như là một hệ quả tất yếu, lưu thông dân sự phát triển nhanh. Nhằm kịp thời điều chỉnh các quan hệ tài sản ngày càng trở nên rất phong phú và đa dạng trong dân cư, trong thời gian ngắn, Nhà nước đã xây dựng hàng loạt quy phạm pháp luật dân sự, được ghi nhận trong nhiều văn bản lập pháp và lập quy: Luật hôn nhân và gia đình năm 1986; Luật đất đai năm 1987; Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987; Luật quốc tịch năm 1988; các nghị định số 27, 28, 29 ngày 9/3/1998 và số 170 ngày 14/11/1988 về kinh tế ngoài quốc doanh; các nghị định số
    85 ngày 13/5/1988, số 200 và 201 ngày 28/12/1988 về sở hữu công nghiệp; Pháp lệnh về chuyển giao công nghệ năm 1988; Pháp lệnh sở hữu công nghiệp năm 1989; Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989; Pháp lệnh thừa kế năm 1990; Pháp lệnh nhà ở và Pháp lệnh hợp đồng dân sự năm 1991; Luật






    đất đai năm 1993; Pháp lệnh bảo hộ quyền tác giả năm 1994; . Tuy các pháp lệnh có nhiều nhưng đôi khi chồng chéo và mâu thuẫn nhau nên đã gây ra nhiều khó khăn cho việc áp dụng pháp luật.
    Những kinh nghiệm từ việc áp dụng các văn bản nói trên đã được đúc kết; những nghiên cứu mang tính học thuật về di sản pháp luật dân sự Việt Nam, về tục lệ truyền thống . đặc biệt nghiên cứu luật so sánh cũng được thực hiện một cách nghiêm túc và khẩn trương song song với việc áp dụng các văn bản này. Toàn bộ kết quả của những việc đó, cùng với các dự báo về khả năng phát triển của các quan hệ dân sự trong xã hội Việt Nam đã đặt cơ sở cho việc xây dựng dự án Bộ luật dân sự Việt Nam năm 1995.
    1. Sử dụng trực tiếp luật so sánh trong xây dựng Bộ luật dân sự năm 1995
    Công việc xây dựng dự thảo Bộ luật dân
    sự ở Việt Nam được bắt đầu từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX, tức là ngay từ những năm cơ chế kế hoạch hoá tập trung, hành chính, quan liêu bao cấp còn rất nặng nề, các giao dịch dân sự bị biến dạng. Chỉ đến sau khi Hiến pháp năm 1992 - Hiến pháp của thời kì đổi mới được thông qua cùng với các luật, pháp lệnh kinh tế trực tiếp quan hệ đến các quyền nhân thân, phi tài sản đã tạo mặt bằng, khung pháp lí mới cho các quan hệ pháp luật theo tinh thần đổi mới xuất hiện.
    Mục tiêu của Việt Nam trong xây dựng Bộ luật dân sự đầu tiên là cải cách về cơ bản các nguyên tắc và quy phạm pháp luật

    dân sự. Bộ luật dân sự có hai vai trò quan trọng: Thứ nhất, khẳng định một số nguyên tắc cơ bản: Nguyên tắc tự do kinh doanh, tự do giao kết hợp đồng, tự do sáng tạo, quyền sở hữu thu nhập hợp pháp, tôn trọng quyền sở hữu. Thứ hai, quy định một số nguyên tắc mới về pháp luật hợp đồng, nghĩa vụ dân sự, quyền sở hữu và tài sản. Bộ luật dân sự cũng là phương tiện để thể hiện cho thế giới thấy rằng Việt Nam quyết tâm xây dựng một nhà nước pháp quyền. Để thực hiện được mục tiêu trên cần lựa chọn mô hình tư tưởng và mô hình cơ cấu thích hợp cho Bộ luật dân sự.
    Bộ luật dân sự do Bộ tư pháp chịu trách nhiệm soạn thảo. Tham gia ban soạn thảo còn có đại diện các bộ, cơ quan, tổ chức, Toà án nhân dân tối cao, Hội luật gia Việt Nam, các văn phòng luật sư, các trường đại học . Điều cần lưu ý ở đây là đa số luật gia Việt Nam trực tiếp tham gia xây dựng Bộ luật dân sự đầu tiên này được đào tạo tại Liên Xô (cũ).
    Do tầm quan trọng của những giải pháp kĩ thuật liên quan đến nhiều vấn đề khác nhau và những nguyên tắc chung nên ngay từ đầu, các nhà làm luật đã thống nhất là văn bản cơ sở về các quan hệ dân sự cần có hình thức trang trọng và tầm vóc của một bộ luật. Vấn đề đặt ra là bộ luật ấy sẽ được xây dựng theo hình mẫu của bộ luật nào của các nước trên thế giới.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...