Tài liệu Luật quốc tế về môi trường

Thảo luận trong 'Địa Chất' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Khái niệm.
    1.1. Định nghĩa
    Luật QT về MT gồm tổng hợp các nguyên tắc, quy phạm pháp lý quốc tế, điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia và các chủ thể khác của Luật quốc tế nhằm ngăn chặn, khắc phục, loại trừ những tác động xấu xảy ra cho MT của mỗi quốc gia và những yếu tố MT nằm ngoài phạm vi của quyền tài phán quốc gia.
    * Đặc điểm:
    Chủ thể của Luật Quốc tế về môi trường: chính là quốc gia và các chủ thể khác của Luật Quốc tế (các tổ chức liên chính phủ), xem môi trường như lĩnh vực của công pháp quốc tế
    Ví dụ: doanh nghiệp của Việt Nam thải chất độc hại ra biển gây ảnh hưởng đến quốc tế => Việt Nam là chủ thể gây thiệt hại về môi trường chứ không phải là doanh nghiệp gây ô nhiễm (vì đã để doanh nghiệp xả thải).
    Khách thể của Luật Quốc tế về môi trường (đối tượng bảo vệ của Luật Quốc tế về môi trường):
    Luật Quốc tế về MT bảo vệ những yếu tố về môi trường thuộc phạm vi chủ quyền và quyền tài phán quốc gia.
    Ví dụ: Vịnh Hạ Long được bảo vệ bởi các quy định pháp luật quốc tế: Công ước Quốc tế về Di sản; động vật quý hiếm không những được bảo vệ bởi pháp luật Việt Nam mà còn được quy định bởi những quy định pháp luật quốc tế (CITES).
    Luật Quốc tế về môi trường bảo vệ những yếu tố môi trường nằm ngoài phạm vi tài phán quốc gia .
    Ví dụ: biển cả, khoảng không vũ trụ, .
    1.2 .Quá trình phát triển
    · Trước 1972, vấn đề môi trường chưa được quan tâm nhiều, không có nhiều điều ước quốc tế.
    · Từ 1972 đến nay, nhận thấy được tính thống nhất của môi trường ảnh hưởng đến nhiều quốc gia, do đó nhiều điều ước quốc tế được ký kết.
    1.3. Nguồn của luật QT về MT: chia làm 3 loại
    · Tập quán quốc tế, không thật sự phổ biến
    · Phán quyết của các cơ quan tài phán quốc tế.
    · Điều ước quốc tế, hiện nay chủ yếu sừ dụng nguồn này, những điều ước song phương hoặc đa phương.
    2. Trách nhiệm và nghĩa vụ quốc gia theo luật quốc tế về môi trường.
    2.1. Nghĩa vụ
    · Nghĩa vụ không gây hại: được hiểu là quốc gia không được phép thực hiện những hành động trong phạm vi chủ quyền, nếu những hành động đó gây phương hại đến lợi ích chung của môi trường hay lợi ich môi trường của quốc gia khác. Nghĩa vụ không gây hại còn có một ý nghĩa nữa là nếu không là thành viên công ước quốc tế nào thì không phát sinh nghĩa vụ đối với công ước đó.
    Ví dụ: sông Mekong chảy qua địa phận nhiều quốc gia khác nhau, Campuchia là thành viên của Điều ước quốc tế về sông Mekong, muốn ngăn chặn dòng sông này (mặc dù nằm trên lãnh thổ CPC) nhưng vì ảnh hưởng quốc gia khác nên không được phép làm. Tuy nhiên, Trung Quốc có thể xây đập thủy điện trên sông Mekong, nhưng TQ không vi phạm vì không là thành viên của Điều ước quốc tế về sông Mekong.
    Lưu ý nghĩa vụ không gây hại phải được ghi nhận trong Điều ước quốc tế và sau đó mới được yêu cầu không gây hại.
    · Nghĩa vụ hợp tác: hợp tác để thực hiện những Điều ước quốc tế hoặc hợp tác trong việc trao đổi thông tin (thông tin và đánh giá tác động, thông tin về ảnh hưởng môi trường).
    Ví dụ: Pháp muốn xây dựng nhà máy hạt nhân thì khi đánh giá tác động MT và dự báo những khả năng có thể xảy ra và phải cung cấp thông tin cho phía Bỉ biết, ngược lại Bỉ cũng thông tin về rò rĩ phóng xạ nếu phát hiện được.
    · Nghĩa vụ thông tin.
    2.2. Trách nhiệm
    · Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi mà luật quốc tế không cấm gây ra. Trách nhiệm này không quan tâm có hay không có hành vi, là thành viên hay không, mà dựa vào kết quả xảy ra cho môi trường.
    · Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm luật pháp quốc tế gây ra.
    3. Nội dung.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...