Tài liệu Luật ngân hàng

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬT NGÂN HÀNG

    CHƯƠNG 1
    NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
    CƠ BẢN VỀ NGÂN HÀNG VÀ LUẬT NGÂN HÀNG


    I. Khái niệm hoạt động Ngân hàng và cấu trúc hệ thống Ngân hàng, tổ chức
    tín dụng
    1. Khái niệm hoạt động Ngân hàng
    Thời kỳ sản xuất hàng hoá phát triển làm xuất hiện sự trao đổi hàng hoá giản đơn.
    Cùng với sự xuất hiện của nền kinh tế hàng hoá và sự trao đổi sản phẩm làm ra đã
    làm xuất hiện vật ngang giá chung để trao đổi. Trên cơ sở đó, đồng tiền xuất hiện
    thích ứng với quan hệ mua bán trao đổi hàng hoá dịch vụ.
    Quan hệ trao đổi hang hoá phát triển làm xuất hiện tầng lớp thương nhân mới
    làm nghề đổi tiền để đáp ứng nhu cầu. Sau đó, các tầng lớp này làm thêm dịch vụ
    nhận tiền gửi và cho vay. Dần dần phát triển thành nghề kinh doanh và gọi làm nghề
    Ngân hàng. Hoạt độngban đầu này mang hình thức như tiệm cầm đồ. Bao gồm các
    hoạt động cơ bản sau:
    + Thanh toán bù trừ chuyển lẫn nhau thông qua việc mua bán cùng Ngân hàng.
    + Nghiệp vụ chuyển ngân tức chuyển từ nơi này đi nơi khác.
    + Ngân hàng thực hiện bảo lãnh chiếc khấu.
    Giai đoạn cho vay (cung ứng tiền)
    - Ngân hàng tạo ra tiền các chứng thư do Ngân hàng phát hành như séc ngày
    nay.
    - 1609 - 1694 các Ngân hàng đều có quyền tạo ra các giấy bạc, gây cản trở cho lưu
    thông và phát triển kinh tế, Nhà nước can thiệp vào hoạt động Ngân hàng để hạn chế
    việc phát hành.
    Các Ngân hàng ngày càng phát triển và đa dạng về nghiệp vụ kinh doanh. Nhiều
    loại chủ thể hoạt động trong lĩnh vực Ngân hàng, Ngân hàng TW, Ngân hàng TM,
    Ngân hàng chính sách, Tổ chức tín dụng phi Ngân hàng
    Ở nhiều nước không đưa ra một định nghĩa tổng quát về hoạt động Ngân hàng
    mà liệt kê các hoạt động được coi là hoạt động Ngân hàng.
    Ví dụ: Theo đạo luật về ngành tín dụng của CHLB Đức 1992, Luật Ba Lan
    1989. Luật tổ chức tài chính và Ngân hàng của Malaysia 1989 . liệt kê các hoạt động
    Ngân hàng như:
    - Huy động tiền gửi Ngân hàng.
    - Cấp tín dụng.
    - Thực hiện các dịch vụ thanh toán .
    Việt Nam, theo điều 9 Luật Ngân hàng và điều 20 khoản 7 luật TCDN
    (12.12.1997) Hoạt động Ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ Ngân
    hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, và sử dụng số tiền này để cấp tín
    dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán”.
    * Đối tượng kinh doanh của Ngân hàng là tiền tệ.
    + Nội dung kinh doanh chủ yếu của hoạt động Ngân hàng là nhận tiền gửi, cấp
    tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán
    2. Cấu trúc hệ thống NH, TCTD: Là bộ phận bên trong hợp thành. Ngày này
    phổ biến ở các quốc gia gồm:
    a. Ngân hàng Trung ương:
    - Với tư cách là cơ quan phát hành tiền duy nhất của một quốc gia. Ngân hàng Trung
    ương có vai trò rất lớn đối với tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
    - Trên thế giới mô hình tài chính của Ngân hàng Trung ương có 2 loại: Ngân
    hàng Trung ương thuộc sở hữu Nhà nước: Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam và Ngân
    hàng Trung ương thành lập dưới dạng CTCP: M , Hungary.
    + Ngân hàng Trung ương không thuộc chính phủ (Đức, M : gỹọi là cục dự trữ
    Liên Bang.
    + Ngân hàng Trung ương t ựrc thuộc chính phủ: (Việt Nam, Pháp, Nga, Trung
    Quốc) Chính phủ có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động rất lớn của Ngân hàng Trung
    ương, chịu sự lãnh đạo và chi phối của chính phủ. Chức năng của Ngân hàng Trung
    ương:
    + Phát hành tiền, quản lý Nhà nước về tiền tệ và hoạt động Ngân hàng và là
    Ngân hàng của các Ngân hàng.
    + Mở và quản lý tài chính cho các Ngân hàng.
    + Cấp tín dụng cho các Ngân hàng nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phương
    tiện thanh toán cho nền kinh tế.
    Ví dụ: Ngân hàng Công thương nợ Ngân hàng Ngoại thương 10 USD
    Ngân hàng ngoại thương nợ Ngân hàng Công thương 8.000 USD Thanh toán
    thông qua Ngân hàng Trung ương.
    Cách 1
    (1)
    Ghi nợ ngân hàng công thuơng 10.000 USD thanh toán từng lần.
    Ghi có ngân hàng ngoại thương 10.000 USD
    (2)
    Ghi nợ ngân hàng ngoại thuơng 8.000 USD
    Ghi có ngân hàng công thương 8.000 USD
    Cách 2: Cả hai gửi tất cả tiền vào phòng thanh toán bù trừ
    Ghi nợ Ngân hàng Công thương
    Ghi có Ngân hàng Ngoại thương : 2.000 USD
    Lúc này quan hệ giữa Ngân hàng Trung ương và các Ngân hàng khác là bình
    đẳng.
    b. Các tổ chức tín dụng: Là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm
    dịch vụ Ngân hàng.
    - Nội dung kinh doanh chủ yếu là nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín
    dụnh, cung ứng các dịch vụ thanh toán.
    - Căn cứ vào phạm vi thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh, pháp luật của các
    nước quy định các tổ chức tín dụng gồm hai loại: TCTD là Ngân hàng và TCTD phi
    Ngân hàng.
    + Các tổ chức TD là Ngân hàng được phép thực hiện toàn bộ hoạt động Ngân
    hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan: Ngân hàng Ngoại thương, Ngân
    hàng ĐT và phát triển, Ngân hàng chính sách, Ngân hàng hợp tác (HTX; Qu TDND).
    + Các TCTD phi Ngân hàng là loại hình TCTD chỉ được phép thực hiện một số
    hoạt động Ngân hàng như là nội dung kinh doanh thường xuyên nhưng không được
    nhận tiền gửi không kỳ hạn, không làm dịch vụ thanh toán. Nếu nhận tiền gửi thì chỉ
    được nhận tài khoản từ 1 triệu trở lên.
    Ví dụ: Công ty tài chính, Công ty cho thuê tài chính (có thể cho vay bằng vốn
    của họ)
    II. Vai trò của Nhà nước trong lĩnh vực Ngân hàng
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...