Tài liệu Luật lao động Việt Nam thời kì đổi mới

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Những ưu điểm của hệ thống pháp luật lao động 20 năm từ 1986-2006
    Có thể nói, từ khi Việt Nam bước vào
    thời kì đổi mới, luật lao động đã có những thay đổi căn bản. Nhìn một cách tổng quát, luật lao động có những ưu điểm sau đây:
    Một là, hệ thống luật lao động đã có
    những văn bản hiệu lực cao, tập trung (pháp điển hoá). Trong đó, Bộ luật lao động là một điển hình. Bộ luật lao động năm 1994 (được sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006) là văn bản pháp luật lao động trực tiếp có hiệu lực cao nhất về lao động. Bộ luật lao động là sự pháp điển hoá pháp luật lao động của Việt Nam nhằm phục vụ cho việc điều chỉnh quan hệ lao động và các quan hệ xã hội trong lĩnh vực lao động trong nền kinh tế thị trường đã trở thành ‘văn bản gốc’ của hệ thống pháp luật lao động.
    Hai là, pháp luật lao động đã có tính xã hội hoá cao hơn. Nếu như trước kia luật lao động được xây dựng để phục vụ cho khu vực nhà nước thì nay đã phục vụ cho tất cả các thành phần kinh tế. Luật lao động không phân biệt quan hệ trong đơn vị sử dụng lao động nhà nước, tư nhân hay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Luật lao động cũng không phân biệt quy mô doanh nghiệp hay loại hình hợp tác xã, hộ gia đình hay cá nhân sử dụng lao động mà thực hiện sự điều chỉnh bình đẳng, rộng rãi đối với các quan hệ xã hội trong lĩnh vực lao động.
    Ba là, luật lao động đã mang tính điều





    chỉnh. Một trong những điểm đổi mới xuất hiện và ngày càng được bộc lộ rõ nét của luật lao động là đã dần thay thế nhiệm vụ “quản lí” nhà nước đối với các đơn vị sử dụng lao động và người lao động bằng khả năng “điều chỉnh” các quan hệ xã hội trong lĩnh vực lao động. Thời kì trước, luật lao động được coi là công cụ để Nhà nước quản lí xã hội. Tính chất công cụ của luật lao động đã biến luật lao động trở thành các quy định cứng nhắc, với mục đích gò các đơn vị sử dụng lao động và người lao động vào khuôn pháp lí định sẵn. Luật lao động ngày nay đã gắn với việc thực hiện nhiệm vụ phục vụ con người, phục vụ cho quan hệ lao động và cho nền sản xuất xã hội. Vì thế, việc chỉ chú ý đến kết quả của hoạt động quản lí sẽ làm sai lệch và ảnh hưởng tới mục tiêu xã hội của luật lao động.
    Bốn là, luật lao động thời kì đổi mới mang tính hội nhập cao hơn. Điều này xuất phát từ nhu cầu của chính Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế thị trường và trước sức ép của toàn cầu hoá kinh tế cũng như của vấn đề toàn cầu hoá mối quan hệ lao động. Luật lao động đã chuyển từ trạng thái đơn cực sang đa cực, song phương sang đa phương. Biểu hiện rõ nét nhất là các quy định của luật lao động Việt Nam đã mở rộng sự điều chỉnh tới quan hệ lao động có







    yếu tố nước ngoài. Chính phủ Việt Nam đã phê chuẩn các công ước quan trọng của Liên hợp quốc (UN) và Tổ chức lao động quốc tế (ILO).(1) Việc phê chuẩn các công ước quốc tế chứng tỏ Việt Nam muốn tham gia ngày càng mạnh mẽ vào việc hợp tác
    quốc tế và phân công lao động quốc tế.
    Từ năm 1991, luật lao động Việt Nam đã có những quy định khá “mở” về lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 370/HĐBT ngày 09/11/1991 quy định về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Nghị định số 370/HĐBT đã mở đường cho thời kì mới trong quá trình hội nhập quốc tế về lao động của Việt Nam, việc hợp tác về lao động đã mở rộng tới tất cả các thị trường lao động trên thế giới.
    Bộ luật lao động năm 1994 của Việt Nam đã đưa vấn đề trên vào Chương XI để “luật hoá” trở thành các quy định có hiệu lực cao. Sau khi Bộ luật lao động được Quốc hội thông qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 07/CP ngày 20/01/1995 hướng dẫn một số điều của Bộ luật lao động về việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài và sau đó là Nghị định số 152/1999/NĐ-CP ngày 20/9/1999 quy định về đưa người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Không chỉ dừng lại ở các quy định đó, năm 2002 Quốc hội đã sửa đổi, bổ sung Bộ luật lao động năm 1994, trong đó đã sửa đổi, bổ sung nhiều quy định về đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Theo đó, ngày 17/4/2003 Chính phủ ban hành Nghị định số 181/2003/NĐ-CP về vấn đề trên. Các quy định về đưa người lao động



    đi làm việc ở nước ngoài đã được pháp điển hoá thành Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, tạo điều kiện để Việt Nam thâm nhập ngày càng mạnh mẽ vào thị trường lao động quốc tế (Luật số 72/2006/QH11 ngày 29/11/2006).
    Luật lao động của Việt Nam đã thừa nhận sự tham gia của người lao động nước ngoài vào thị trường lao động tại Việt Nam. Ban đầu người lao động nước ngoài chỉ được cấp giấy phép lao động để làm các công việc mà người lao động Việt Nam chưa có khả năng thực hiện. Sau đó Nhà nước đã thừa nhận rộng rãi sự tham gia xác lập và thực hiện mối quan hệ lao động với người sử dụng lao động Việt Nam và với các đơn vị sử dụng lao động khác. Tính đến nay đã có hàng ngàn người lao động nước ngoài được
    cấp giấy phép hoạt động ở Việt Nam.(2)
    Mặc dù các quy định về đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không phải là sự thể hiện tất cả các khía cạnh của vấn đề mở cửa và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực lao động. Nhưng có thể nói, đó là bằng chứng quan trọng thể hiện rằng Việt Nam muốn tham gia thật sự vào thị trường lao động quốc tế.
    Năm là, luật lao động thời kì đổi mới đã thực hiện được nhiệm vụ quan trọng, đó là đã tự xác lập vị trí, vai trò độc lập bên cạnh hệ thống luật hành chính và luật dân sự.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...