Tiểu Luận Luật kinh tế "Những lí luận cơ bản về giải quyết tranh chấp kinh doanh , thương mại tại toà án"

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1.1. Tranh chấp kinh doanh , thương mại là gì ?

    Tranh chấp kinh doanh, thương mại là những bất đồng , xung đột chủ yếu về lợi ích kinh tế giữa các chủ thể có liên quan đến lĩnh vực hợp đồng thương mại hoặc các hoạt động kinh tế khác được pháp luật quuy định là tranh chấp kinh tế , thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan tài phán kinh tế .

    1.2. Phân loại trong kinh trong tranh chấp doanh ,thương mại :

     Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh , thương mại giữa cá nhân , tổ chức có đăng kí kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận .

     Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ , chuyển giao công nghệ giữa cá nhân , tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận .

     Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty , giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập , sáp nhập , giải thể , chuyển đổi hình thức tổ chức

     Các tranh chấp khác về kinh doanh , thương mại mà pháp luật có quy định .

    1.3. Đặc trưng của tranh chấp kinh doanh , thương mại :

     Tranh chấp về kinh doanh , thương mại nảy sinh trực tiếp từ các quan hệ kinh doanh và luôn gắn liền với hoạt động kinh doanh . Đó là hệ quả phát sinh từ quan hệ giữa các chủ thể kinh doanh với nhau hoặc giữa các bên lien quan với chủ thể kinh doanh trong quá trình tiến hành các mục đích nhằm mục đ1ich sinh lợi .

     Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh , thương mại là các vấn đề do các bên tranh chấp tự định đoạt .

     Các bên tranh chấp thương mại thường là chủ thể kinh doanh có tư cách thương nhân hợac tư cách nhà kinh doanh .

     Tranh chấp kinh doanh thương mại là những tranh chấp mang yếu tố vật chất và thường có giá trị lớn .

    1.4. Giải quyết tranh chấp kinh doanh , thương mại :

     Giải quyết tranh chấp kinh doanh , thương mại là việc các bên tranh chấp thong qua hình thức , thủ tục thích hợp tiến hành các giải pháp nhằm loại bỏ những mâu thuẫn , xung đột , bất đồng về lợi ích kinh tế nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình .

     Giải quyết tranh chấp kinh doanh , thương mại tại toà án là hình thức giải quyết thong qua hoạt động của cơ quan tài phán nhà nước , nhân danh quyền lực nhà nước để đưa ra phán quyết buộc các bên phải chấp hành , kể cả bằng sức mạnh cưỡng chế . Đặc điểm của phương thức giải quyết tranh chấp này là :

     Phán quyết của toà án được bảo đảm thi hành bằnh sức mạnh cưỡng chế của nhà nước .

     Việc giải quyết tranh chấp của toà án phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định mang tính hình thức của pháp luật tố tụng .

     Toà án xét xử theo nguyên tắc công khai .

     Việc giải quyết tranh chấp thong qua quyết định của toà án có thể qua nhiều cấp độ xét xử . Nguyên tắc này đảm bảo cho quyết định của toà án được chính xác , công khai , khách quan và đúng pháp luật .

     Toà án giải quyết các tranh chấp theo nguyên tắc xét xử tập thể và theo nguyên tắc đa số .

    2. Khái quát về các toà án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại ở nước ta .

    2.1. Toà án nhân dân các cấp gồm có :

     Toà án nhân dân cấp huyện

     Toà án nhận dân cấp tỉnh

     Toà án nhân dân tối cao .

    2.2. Sơ lược về toà kinh tế :

    Toà kinh tế là một toà chuyên trách của toà án nhân dân , được thành lập theo Luật sửa đổi , bổ sung một số điều của Luật Tổ chức toà án nhân dân ngày 28/12/1993 . Toà kinh tế chỉ được tổ chức ở 2 cấp :

     Ở trung ương : Toà kinh tế được thành lập trong toà án nhân dân tối cao .

     Ở địa phương : Toà kinh tế chỉ được tổ chức ở cấp tỉnh .

    2.3. Chức năng của toà án :

    Toà kinh tế nói riêng và toà án nhân dân nói chung đều là cơ quan xét xử của nhà nước , nằm trong hệ thống cấu trúc cơ quan nhà nước , hoạt động bằng nguồn kinh phí được cấp từ ngân sách nhà nước . Toà án nhân danh nhà nước để giải quyết các vụ án và các việc khác do pháp luật quy định , có vai trò bảo vệ trật tự công cộng , bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể kinh doanh và bảo vệ pháp chế XHCN.

    2.4. Thẩm quyền của toà án :
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...