Chuyên Đề Luật kinh doanh - Câu hỏi đáp án soạn

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đầu bài:
    I, Công ty hợp danh X gồm 3 thành viên hợp danh A, B và thành viên góp vốn là B

    1, Ông D góp vốn vào công ty hợp danh X ngay từ khi công ty mới thành lập, tỷ lệ góp vốn của ông trong công ty là 65%, vì vậy ông cho rằng ông có quyền triệu tập họp hội đồng thành viên. Hỏi ông D có quyền này không?

    Trả lời: Theo khoản 1- điều 136- luật doanh nghiệp. Chỉ có chủ tịch hội đồng thành viên và thành viên hợp danh mới có quyền triệu tập hội đồng thành viên. Ông D là thành viên góp vốn không có quyền triệu tập hội đồng thành viên

    2, Hội đồng thành viên bàn về phương hướng phát triển công ty. Ông A biểu quyết phản đối đồng thời yêu cầu hội đồng thành viên ko đc thông qua phương hướng này với lý do ông đang nắm giữ ¾ vốn điều lệ nên có toàn quyền quyết định mọi công việc của công ty.

    Trả lời: Ông A ko có quyền này
    Vì theo điểm a, khoản 3, điều 135, luật doanh nghiệp. Quyết định về phương hướng phát triển của công ty phải đc ít nhất ¾ tổng số thành viên hợp danh chấp thuận, chứ ko thông qua vốn điều lệ.

    3, Do bất đồng quan điểm với các thành viên còn lại ông A quyết định rút vốn khỏi công ty, ngày 1-3 ông gọi điện đề nghị ngày 1-12. Hỏi yêu cầu rút vốn của ông có hợp pháp không?

    Trả lời: Không hợp pháp
    Vì khoản 2, điều 138, luật doanh nghiệp, thành viên hợp danh muốn rút vốn khỏi công ty phải thông báo bằng văn bản yêu cầu rút vốn chậm nhất 6 tháng trước ngày rút vốn, chỉ được rút vốn cào thời điểm kết thúc năm tài chính của năm tài chính đó đã được thông qua. Trường hợp này ông A chỉ gọi điện và đòi rút vốn vào ngày 1-12 trước thời điểm kết thúc năm tài chính

    4, Trong biên bản thỏa thuận thành lập công ty B cam kết đến ngày 1-10 sẽ góp vốn nhưng đến ngày 1-11 B mới chỉ góp được 1/3 số vốn cam kết. Hội đồng thành viên họp quyết định khaii trừ B khỏi công ty. Hỏi quyết định của hội đồng thành viên có hợp pháp không?

    Trả lời: Không hợp pháp
    Vì theo điểm a, khoản 3, điều 138, luật doanh nghiệp, thành viên hợp danh bị khai trừ khỏi công ty do ko có khả năng góp vốn hoặc không góp đủ số vốn như đã cam kết sau khi công ty yêu cầu lần thứ 2. Trường hợp này công ty mới yêu cầu lần thứ 1 nên yêu quyết định của hội đồng thành viên là không hợp pháp

    5, Tháng 1-2008 hội đồng thành viên chấp nhận B rút toàn bộ số vốn đã góp. Ngày 12-8 công ty mắc nợ và tuyên bố phá sản. Hỏi B có phải chịu trách nhiệm về khoản nợ này ko?

    Trả lời: Không phải chịu trách nhiệm vì theo khoản 5, điều 138- luật doanh nghiệp, khoản nợ này phát sinh sau khi ông B đã rút vốn.

    6, C bị mất năng lực hành vi dân sự, hội đồng thành viên quyết định rút tên C ra khỏi đăng ký kinh doanh nhưng gia đình C ko đồng ý, đề nghị được cử người đại diện thay C tham gia hội đồng thành viên. Hỏi yêu cầu của gia đình C có hợp pháp hay ko?

    Trả lời: Yêu cầu của gia đình C ko hợp pháp
    Vì theo điểm c, khoản 1, điều 138 và khoản 4 điều 138 luật doanh nghiệp tư cách thành viên của ông C bị chấm dứt khi ông C bị mất năng lực hành vi dân sự, phần góp vốn của ông sẽ được trả công bằng và thỏa đáng chứ ko đc cử người đại diện thay C tham gia hội đồng thành viên

    7, D chuyển một phần vốn góp của mình cho H, nhưng hội đồng thành viên biểu quyết ko chấp thuận để H trở thành viên của công ty. Hỏi H có thể trở thành thành viên của công ty được hay ko?

    Trả lời: H ko thể trở thành thành viên của công ty
    Vì theo khoản 1, điều 139, luật doanh nghiệp việc tiếp nhận thành viên mới của công ty phải được hội đồng thành viên của công ty chấp thuận.

    8, D chết, trước khi chết D lập di chúc cho con trai của mình được thừa kế toàn bộ phần vốn góp nhưng hội đồng thành viên ko chấp thuận cho con trai D trở thành thành viên. Hỏi con trai D có thể trở thành viên công ty đc hay ko?

    Trả lời: Con trai D có thể trở thành thành viên công ty
    Vì theo điểm e, khoản 1, điều 140, luật doanh nghiệp, trường hợp thành viên góp vốn bị chết, người thừa kế thay thế thành viên đã chết đương nhiên trở thành viên của công ty

    9, A chết, trước khi chết A lập di chúc cho con trai của mình được thừa kế toàn bộ phần vốn góp nhưng hội đồng thành viên ko chấp thuận cho con trai A trở thành thành viên. Hỏi con trai A có thể trở thành viên công ty đc hay ko?
    Trả lời: Con trai A không thể trở thành thành viên công ty
    Vì theo điểm h, khoản 1, điều 134, luật doanh nghiệp, thành viên hợp danh chết thì người thừa kế có thể trở thành thành viên hợp danh nếu được hội đồng thành viên chấp thuận. Trường hợp này con trai A ko được hội đồng thành viên chấp thuận nên ko thể trở thành thành viên công ty.

    10, A đăng ký thành lập một doanh nghiệp tư nhân nhưng bị cơ quan đăng ký kinh doanh từ chối. Hỏi việc từ chối đó là đúng hay sai?

    Trả lời: Theo khoản 1, điều 133, luật DN thành viên hợp danh ko được làm chủ doanh nghiệp tư nhân trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại. Trường hợp này nếu như A được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại thì việc từ chối của cơ quan đăng ký kinh doanh là ko đúng
    Nếu A ko được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại thì việc từ chối của cơ quan đăng lý kinh doanh là đúng.

    II, Công ty Thái Bình Dương ABC thành lập với vốn điều lệ là 5 tỷ đồng. A góp 800 tr bằng tiền mặt. B góp bằng giấy nhận nợ trị giá 1 tỷ 200 tr của công ty Thành Mỹ; C góp vốn bằng ngôi nhà của mình định giá 1 tỷ 500 tr; D góp 1 tỷ 500 tr bằng tiền mặt nhưng mới đầu chỉ góp 500 tr; 1 tỷ còn lại các bên thỏa thuận công ty cần thì sẽ góp. Sau hơn 1 năm hợp đồng công ty có lãi hơn 800 tr đồng. Hội đồng công ty góp quyết định phân chia lợi nhuận cho các thành viên. Tuy nhiên các thành viên của công ty phát sinh mâu thuẫn. B cho rằng D chưa góp đủ vốn lên tỷ lệ lợi nhuận chỉ trên số vốn thực góp. Còn D lại cho rằng phần góp của B bằng giấy nhận nợ là ko hợp pháp.
    Việc góp vốn bằng giấy nhận nợ có hợp pháp hay ko? Vì sao?
    Thành viên của công ty mới góp 1 phần vốn thì có được chia lợi nhuận trên cả phần vốn góp đã cam kết hay không?

    Trả lời: Việc góp vốn bằng giấy nhận nợ là hợp pháp
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...