Tiểu Luận Luật hôn nhân và gia đình hiện hành ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I.Đặt vấn đề:
    Ly thân, là một cách mà rất nhiều gia đình trong xã hội hiện nay lựa chọn để đem lại sự tự do cho nhau. Phải chăng nó là một dạng của ly hôn nhưng bị biến tướng đi, Nó khác ly hôn ở đâu và pháp luật đã có những quy định gì về nó. Với mong muốn giúp cho việc tìm hiểu về ly thân một cách dễ dàng hơn, em xin được trình bày những hiểu biết của mình về vấn đề này qua bài luận dưới đây.
    II.Giải quyết vấn đề:
    1.Khái niệm:
    Luật hôn nhân và gia đình hiện hành hoàn toàn không có chế định về ly thân. Vì luật không quy định nên không có một định nghĩa chính xác về ly thân, cũng không có cơ quan, tổ chức nào đứng ra giải quyết cho ly thân theo hướng ra quyết định hoặc bản án công nhận cho ly thân. Trong quy định về căn cứ cho ly hôn cũng không có quy định là vợ chồng phải sống ly thân một thời gian mới được ly hôn. Ly thân là hiện tượng giữa vợ và chồng vẫn tồn tại quan hệ hôn nhân, được hiểu đơn giản là sự sống riêng giữa vợ và chồng, như là không ăn chung, ở chung, không sinh hoạt vợ chồng.
    2.Mục đích, ý nghĩa của hiện tượng ly thân:
    2.1.Thực trạng về ly hôn:

    Trước khi bước vào cuộc sống vợ chồng, ai cũng mơ ước có một mái ấm gia đình hạnh phúc, ổn định, lâu bền đến trọn đời. Không ai muốn và ít ai nghĩ đến những trục trặc làm chia lìa mối duyên tình giữa cặp uyên ương. Tuy nhiên, đời sống thực tế hôn nhân gia đình lại thường diễn ra theo một logic không thuận lợi, dễ dàng như người ta hằng mơ tưởng, mà ở đó luôn có sự va chạm về mọi phương diện giữa hai con người “bằng xương bằng thịt” hay nói cách khác, cặp uyên ương mới bước vào đời với tất cả những gì mơ mộng, lãng mạn của thuở ban đầu có thể sẽ vấp phải ngay “vị đắng của tình yêu sau hôn nhân”, sẽ phải đối mặt với những khuyết tật của nhau và của chính mình. Trong những khó khăn, trục trặc muôn thuở đó, chúng ta có thể thấy bóng dáng của hiện tượng ly hôn nổi cộm trong các gia đình hiện nay. Vì thế, việc ly hôn đang dần trở thành “bình thường” đối với dư luận xã hội. Hễ vợ chồng cãi nhau to tiếng một chút là đưa từ “ly hôn” ra để dọa nhau. Cũng chính vì thế, con số các vụ ly hôn tăng nhanh đến chóng mặt. Đáng nói là có những trường hợp, chưa đến mức đổ vỡ nghiêm trọng về tình cảm vẫn ly hôn chỉ vì .”tức khí” nhau.
    Ví dụ về một đôi vợ chồng sống ở Từ liêm, Hà Nội: chị Bích Hà và anh Minh Dương chung sống được 5 năm và có 1 đứa con trai 3 tuổi. Người chống làm lái xe, sau một lần say rượu, anh bị đình chỉ lái. Do ở nhà trông con, cơm nước cho vợ đi làm cảm thấy buồn, nên buổi tối anh thường la cà nha hàng xóm chơi cờ, đánh bài đến khuya mới về. Một lần, vào quãng nửa đêm, anh ta gọi cửa, vợ không mở, đến khi nghe tiếng đập thình thình, người vợ mới mở cửa. Anh chồng vừa nhìn thấy vợ, cho luôn một cái tát, Chị Hà cảm thấy sụp đổ, vội vàng viết đơn ly hôn trong nước mắt, dựng người chồng đang say dậy, bắt kí. Chồng không cần đọc, ký luôn. Và thế là lá đơn được gửi đến tòa án với đủ 2 chữ ký. Đến bây giờ, sau khi ly hôn gần nửa năm, người vợ lại thừa nhận rằng, thực ra anh ấy là người chồng tốt, yêu vợ, thương con, chỉ đôi khi trong tính tình nóng nảy. Anh chồng bây giờ đã được cầm lái, thỉnh thoảng vẫn đánh xe lượn lờ qua nhà tranh thủ gặp con. Có lần 2 người gặp nhau, cả 2 cùng ngượng ngùng nhưng chưa giám thú nhận nỗi ân hận đã quá muộn màng. Giá như có thời gian để bình tĩnh, suy nghĩ, sửa sai có khi đã không xảy ra điều đáng tiếc.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...