Tiểu Luận luật hình sự và những giá trị của nó trong luật Hồng Đức

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Lịch sử của Việt Nam từ xa xưa cho đến nay đã ra đời và hình thành nhièu bộ luật khác nhau. Mỗi triều đại thì có những bộ luật và nét đặc trưng riêng, thể hiện ý chí của giai cấp đó.
    Nói đến các triều đại Việt Nam thì chúng ta không thể không nhắc tới triều Lê với bề giày 360 năm tồn tại. Triều đại nhà Lê đã để lại những thành lại những thành tựu đáng kể trên lĩnh vực pháp luật và điển chế, và một trong những bộ luật thành công tiêu biểu có giá trị nhất của pháp luật thời lê nói riêng và xã hội phong kiến nói chung là luật Hồng Đức. Qua nghiên cứu luật Hồng Đức, ta thấy rằng luật hình sự dường như bao trùm toàn bộ bộ luật, mọi cái đều xử phạt theo luật hình sự. Luật Hình sự trong bộ luật Hồng Đức nó phản ánh rất sâu sắc xã hội lúc bấy giờ. Qua luật hình sự ta biết được tính nghiêm minh của xã hội lúc bấy giờ. Những biện pháp áp dụng trong luật hình sự làm cho xã hội trở nên trật tự hơn.
    Luật hình sự nó có một vai trò và giá trị hết sức to lớn không chỉ trong xã hội xưa, mà còn góp phần làm cơ sở lý luận và nền tảng để xây dựng hoàn thiện nền pháp luật Việt Nam hiện nay.
    Để hiểu thêm những chế định trong luật hình sự và những giá trị ảnh hưởng to lớn của nó đối với pháp luật xưa và nay, nên việc tìm hiểu “luật hình sự và những giá trị” của nó trong luật Hồng Đức được chọn làm đề tài tiểu luận.
    2. Tình hình nghiên cứu.
    Nghiên cứu luật hình sự trong Bộ luật Hồng Đức: Có bài viết của PTS. Thái Vĩnh Thắng - Trường đại học Luật Hà Nội: Nghiên cứu về Tầm quan trọng của luật Hình sự đối với khoa học pháp lý ngày nay.
    Nghiên cứu: Tội trộm cắp tài sản trong Bộ luật Hồng Đức, TS. Hoàng Văn Hùng - Trường đại học Luật Hà Nội.
    Bài viết: Những tiến bộ còn sống mãi với thời gian: TS. Đỗ Ngọc Hà,và rất nhiều các bài nghiên cứu của nhiều tác giả khác.
    Tuy nhiên, nghiên cứu về luật hình sự và những giá trị của nó trong Bộ luật Hồng Đức thì chưa có một công trình nào nghiên cứu toàn diện và sâu sắc. Vì vậy, tôi mạnh dạn chọn đề tài này để nghiên cứu.


    3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu của đề tài
    3.1. Phạm vi
    Tìm hiểu luật hình sự và những giá trị của nó trong Quốc Triều Hình Luật.
    3.2. Đối tượng
    Tập trung nghiên cứu về luật hình sự và những giá trị của nó trong Bộ luật Hồng Đức và ý nghĩa đối với pháp luật Việt Nam hiện nay.
    4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    4.1. Mục đích
    Đề tài nghiên cứu về luật hình sự và những giá trị của nó trong Bộ Luật Hồng Đức. Vận dụng kiến thức pháp luật, lịch sử trên cơ sở am hiểu về thời đại. Điều này giúp cho mỗi người dân hiểu hơn về luật hình sự và những giá trị to lớn của nó đối với thời đại xưa và nay, và thấy được vai trò của nó trong việc điều chỉnh hành vi của con người những hoạt động của xã hội.
    4.2. Nhiệm vụ
    Để làm rõ được mục đích trên, tiểu luận phải thực hiện những nhiệm vụ sau:
    Làm rõ những nội dung của luật hình sự trong Bộ luật Hồng Đức.
    Làm bật được những giá trị lịch sử, thời đại của nó.
    5. Phương pháp nghiên cứu.
    Tiểu luận được thực hiện bằng các phương pháp sau:
    Phương pháp khảo sát.
    Phương pháp liệt kê.
    Phương pháp phân tích - tổng hợp.
    Phương pháp so sánh.
    Phương pháp liệt kê.
    Các thao tác tư duy lôgic, duy vật biện chứng.
    6. Ý nghĩa của việc nghiên cứu
    Đối với việc nghiên cứu tiểu luận nói chung, bước đầu đã tạo tiền đề cho việc tiếp cận với các tri thức khoa học, làm quen với các công trình nghiên cứu sau này.
    Tiểu luận này làm tư liệu cho việc giảng dạy, nghiên cứu, học tập trong quá trình giảng dạy môn Lịch Sử Nhà nước và pháp luật Việt Nam.
    Nghiên cứu về pháp luật triều Lê không chỉ hiểu thêm về triều đại này mà còn hiểu thêm về cách xây dựng pháp luật của các nhà làm luật thời phong kiến. Đồng thời, giúp ta rút ra được những bài học kinh nghiệm, những gợi ý lịch sử để nhìn nhận về pháp luật Việt Nam hiện nay.
    Trong quá trình nghiên cứu chúng ta đánh giá được một cách khách quan hơn về luật hình sự và những giá trị của nó. Bên cạnh đó giúp chúng ta hiểu thêm về những chế định, phong tục, tập quán trong luật hình sự của người Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...