Văn Bản Luật hình sự số 37/2009/QH12

Thảo luận trong 'VĂN BẢN LUẬT' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 8/1/13.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    [DOWNC="http://w7.mien-phi.com/data/file/2014/Thang12/08/Luat_Hinh_Su_So_37-2009-QH12.pdf"]TẢI TÀI LIỆU[/DOWNC]

    Luật hình sự số 37/2009/QH12 - Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Bộ luật hình sự

    WebTaiLieu.org xin giới thiệu Luật số 37/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự được Quốc hội ban hành ngày 19 tháng 06 năm 2009.
    [TABLE]
    [TBODY]
    [TR]
    [TD]
     QUỐC HỘI
    _________


    Luật số: 37/2009/QH12
    [/TD]
    [TD]
    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ___________________

    Hà Nội, ngày 19 tháng 06 năm 2009
    [/TD]
    [/TR]
    [/TBODY]
    [/TABLE]
    LUẬT
    SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ
    Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;
    Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự số 15/1999/QH10.
    Điều 1. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Bộ luật hình sự:
    1. Bỏ hình phạt tử hình ở các điều 111, 139, 153, 180, 197, 221, 289 và 334.
    Sửa đổi cụm từ “hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình” thành cụm từ “hai mươi năm hoặc tù chung thân” tại khoản 3 Điều 111, khoản 4 Điều 139, khoản 4 Điều 153, khoản 3 Điều 180, khoản 4 Điều 197, khoản 3 Điều 221, khoản 4 Điều 289 và khoản 4 Điều 334.
    2. Sửa đổi mức định lượng tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 của một số điều như sau:
    a) Sửa đổi cụm từ ”năm trăm nghìn đồng” thành cụm từ “hai triệu đồng” tại khoản 1 các điều 137, 138, 139, 143, 278, 279, 280, 283, 289, 290 và 291;
    b) Sửa đổi cụm từ “một triệu đồng” thành cụm từ “bốn triệu đồng” tại khoản 1 và bỏ từ “trên” tại điểm d khoản 2 Điều 140;
    c) Sửa đổi cụm từ “năm triệu đồng” thành cụm từ “mười triệu đồng” tại khoản 1 Điều 141.
     3. Khoản 5 Điều 69 được sửa đổi, bổ sung như sau:
    “5. Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội.
    Khi áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội cần hạn chế áp dụng hình phạt tù. Khi xử phạt tù có thời hạn, Tòa án cho người chưa thành niên phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đã thành niên phạm tội tương ứng.
    Không áp dụng hình phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm tội ở độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.
    Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người chưa thành niên phạm tội.”
    4. Tên Điều 84 được sửa đổi như sau:
    “Điều 84. Tội khủng bố” được sửa đổi thành “Điều 84. Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân”.
    5. Điều 119 được sửa đổi, bổ sung như sau:
    “Điều 119. Tội mua bán người
    1. Người nào mua bán người thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến hai mươi năm:
    a) Vì mục đích mại dâm;
    b) Có tổ chức;
    c) Có tính chất chuyên nghiệp;
    d) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
    đ) Để đưa ra nước ngoài;
    e) Đối với nhiều người;
    g) Phạm tội nhiều lần;
    3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.”
    6. Khoản 2 Điều 120 được sửa đổi, bổ sung như sau:
    “2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
    a) Có tổ chức
    b) Có tính chất chuyên nghiệp;
    c) Vì động cơ đê hèn;
    d) Đối với nhiều trẻ em;
    đ) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
    e) Để đưa ra nước ngoài;
    g) Để sử dụng vào mục đích vô nhân đạo;
    h) Để sử dụng vào mục đích mại dâm;
    i) Tái phạm nguy hiểm;
    k) Gây hậu quả nghiêm trọng.”
    7. Khoản 1 Điều 160 được sửa đổi, bổ sung như sau:
    “1. Người nào lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế mua vét hàng hóa có số lượng lớn nhằm bán lại thu lợi bất chính gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ hai mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.”
    8. Điều 161 được sửa đổi, bổ sung như sau:
    “Điều 161. Tội trốn thuế
    1. Người nào trốn thuế với số tiền từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 164, 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số tiền trốn thuế hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm.
    2. Phạm tội trốn thuế với số tiền từ ba trăm triệu đồng đến dưới sáu trăm triệu đồng hoặc tái phạm về tội này, thì bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số tiền trốn thuế hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
    3. Phạm tội trốn thuế với số tiền từ sáu trăm triệu đồng trở lên hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
    4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến ba lần số tiền trốn thuế.”
    9. Bổ sung Điều 164a như sau:
    “Điều 164a. Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước
    1. Người nào in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước với số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:
    a) Có tổ chức;
    b) Có tính chất chuyên nghiệp;
    c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
    d) Hóa đơn, chứng từ có số lượng rất lớn hoặc đặc biệt lớn;
    đ) Thu lợi bất chính lớn;
    e) Tái phạm nguy hiểm;
    g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
    3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”
    10. Bổ sung Điều 164b như sau:
    “Điều 164b. Tội vi phạm quy định về bảo quản, quản lý hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước
    1. Người nào có trách nhiệm bảo quản, quản lý hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước mà vi phạm quy định của Nhà nước về bảo quản, quản lý hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính, xử lý kỷ luật về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:
    a) Có tổ chức;
    b) Phạm tội nhiều lần;
    c) Gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
    3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”
    CHỦ TỊCH QUỐC HỘI
    Nguyễn Phú Trọng
    Download văn bản để xem thêm chi tiết.
     
Đang tải...