Tài liệu Luật Hiến Pháp

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luật Hiến Pháp


    I. ĐẶT VẤN ĐỀ


    Trong tổ chức bộ máy nhà nước ta, mỗi hệ thống các cơ quan nhà nước đều có


    chức năng, nhiệm vụ nhất định. Trong đó hệ thống cơ quan tòa án nhân dân có


    nhiệm vụ vô cùng quan trọng, tại hội nghị tư pháp toàn quốc ngày 22 tháng 3 năm


    1957, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “ Tư pháp cần góp phần của minh là thực hiện


    chế độ chính trị, giữ vững và bảo vệ quyền lợi của nhân dân, bảo vệ chế độ dân chủ


    nước ta. Đó là nhiệm vụ tích cực. Đồng thời có một nhiệm vụ nữa là ngăn ngừa và


    trừng trị những kẻ âm ưu phá hoại chế độ nước ta, phá hoại lợi ích của nhân dân”.


    Vậy nguyên tắc và tổ chức hoạt động của tòa án nhân dân như thế nào mà lại có


    thể đảm nhiệm và hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng và nhà nước giao cho.


    II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ


    1) Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của tòa án nhân dân


    Trong tổ chức bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, toà án nhân


    dân là một trong bốn hệ thống cơ quan nhà nước hợp thành. Tòa án nhân dân thực


    hiện chức năng xét xử của nhà nước. Vì vậy, tổ chức và hoạt động của tòa án nhân


    dân vừa phải thực hiện các nguyên tắc chung trong tổ chức và hoạt động của bộ


    máy nhà nước như: nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân,


    nguyên tắc Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, nguyên tắc tập chung dân chủ,


    nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa . vữa phải thực hiện các nguyên tắc riêng


    do pháp luật quy định. Các nguyên tắc này được quy định trong Hiến pháp năm


    1992 đã được sửa đổi và bổ xung năm 2001 và luật tổ chức tòa án nhân dân năm


    2002. Việc tuân theo các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của tào án nhân dân có ý


    nghĩa quan trọng, nó đảm bảo cho tòa án xét xử khách quan, đúng người, đúng tội,


    đúng pháp luật đồng thời cũng đảm bảo cho các bị cáo, đương sự bảo vệ quyền và


    lợi ích hợp pháp của họ.


    Các nguyên tắc bổ nhiệm thẩm phán và bầu hội đồng nhân dân.


    Hiến pháp năm 1992 ra đời đã thay thế cho chế độ bầu thẩm phán các tòa án địa


    phương trước kia bằng chế độ bổ nhiệm thẩm phán đã tạo điều kiện tốt hơn chocác tòa án xét xử được độc lập khách quan và đề cao phẩm chất nghề nghiệp thẩm


    phán.


    Hiện nay, theo quy định của Hiến pháp năm 1992 đã được sửa đổi và bổ sung 2001


    và luật tổ chức tòa án nhân dân năm 2002 thì chánh tòa án nhân dân tối cao do


    Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch nước; Phó chánh


    án và thẩm phán Toàn án nhân dân tối cao, Chánh án, Phó chánh án, thẩm phán


    Tòa án quân sự trung ương do chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức,


    thẩm phán tòa án nhân dân địa phương, tòa án quân sự quân khu và tương đương,


    tào án quân sự khu vực do chánh tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễm nhiệm,


    cách chức theo đề nghị của hội đồng tuyển chọn thẩm phán; chánh án, phó chánh


    án các tòa án nhân dân địa phương do chánh tòa án nhân dân bổ nhiệm, miễn


    nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với thường trực hội đồng nhân dân địa


    phương; chánh án, phó chánh án tòa án quân sự quân khu và tương đương, tòa án


    quân sự khu vực do chánh tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách


    chức sau khi thống nhất với bộ trưởng bộ Quốc phòng.


    Nhiệm kì của Chánh án, Phó chánh án và thẩm phán tòa án nhân dân tối cao, chánh


    án, phó chánh án và thẩm phán nhân dân địa phương, tòa án quân sự là 5 năm.


    Việc thực hiện chế độ bổ nhiệm ở tất cả các cấp tòa án là sự đổi mới trong tổ chức


    của tòa án nhân dân, nó giúp cho nhà nước chọn được những người đủ điều kiện để


    thực hiện chức năng xét xử của tòa án. Các thẩm phán được bổ nhiệm có điều kiện


    tích lũy kinh nghiệm xét xử, nâng cáo ý thức trách nhiệm xét xử, nâng cao ý thức


    trách nhiệm cá nhân cũng như tính độc lập trong công tác xét xử.


    Đối với hội thẩm nhân dân được thực hiện theo chế độ bầu hoặc cử. Hội thẩm tòa


    án nhân dân địa phương do hội đồng nhân dân cùng cấp bầu theo sự giới thiệu của


    ủy ban mặt trận tổ quốc cùng cấp và do hội đồng nhân dân cùng cấp miễn nhiệm,


    bãi nhiệm theo đề nghị của chánh tòa án nhân dân cùng cấp sau khi thống nhất với


    ủy ban mặt trận Tổ quốc cùng cấp. Hội thẩm quân tòa án quân sự quân khu và tương đương do Chủ nhiệm cục chính


    trị Quân đội nhân dân Việt Nam cử theo sự giới thiệu của cơ quan chính trị quân


    khu, quân đoàn, quân chủng, Tổng cục hoặc cấp tương đương và do Chủ nhiệm


    Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam miễn nhiệm bãi nhiệm theo đề


    nghị của chánh tòa án quân sự quân khu và tương đương sau khi thống nhất với cơ


    quan chính trị quân khu, quân đoàn, quân chủng, tổng cục hoặc cấp tương đương.


    Hội thẩm quân dân tòa án quân sự do chủ nhiệm chính trị quân khu, quân đoàn,


    quân chủng, tổng cục hoặc cấp tương đương cử theo sự giới thiệu của cơ quan


    chính trị sư đoàn hoặc cấp tương đương và do chủ nhiệm chính tri quân khu, quân


    đoàn, quân chủng, tổng cục hoặc cấp tương đương miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề


    nghị của chánh tòa án quân sự khu vực sau khi thống nhất với cơ quan chính trị sư


    đoàn hoặc cấp tương đương.


    Nhiệm kì của hội thẩm nhân dân địa phương, hội thẩm quân nhân là 5 năm.


    Nguyên tắc khi xét xử có hội thẩm nhân dân (hội thẩm quân nhân) tham gia, hội


    thẩm ngang quyền với thẩm phán. Nguyên tắc này đã được quy định trong Hiến


    pháp năm 1992 và luật tổ chức tòa án nhân năm 1992 và 2002. Với bản chất nhà


    nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là của nhân dân, do nhân, vì nhân dân,


    nguyên tắc khi xét xử có hội thẩm nhân dân tham gia khẳng định tính dân chủ của


    chế độ ta , coi công dân làm chủ đất nước, có quyền tham gia quản lí nhà nước với


    nhiều hình thức khác nhau, trong đó có quyền tham gia vào hoạt động xét xử của


    tòa án.


    Hội thẩm nhân dân là người lao động sống và làm việc gần gũi với cuộc sống nhân


    dân, thay mặt nhân dân vào hoạt động xét xử của tòa án, bảo đảm cho việc xét xử


    của tòa án đúng người đúng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước,


    phụ hợp với nguyện vọng của nhân dân. Trong quá trình xét xử, các thành viên


    trong hội đồng xét xử đều có quyền đưa ra thảo luận tất cả các vấn đề quan trọng


    cần giải quyết tại phiên tòa, có quyền xét hỏi, nghị án, định tội, quyết định quyền
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...