Lời mở đầu Mỹ là một thị trường rộng lớn và dễ tính, có tiềm năng khoa học kỹ thuật và công nghệ vào loại bậc nhất trên thế giới, hơn nữa, hiện nay những thị trường truyền thống của Việt Nam như châu á, châu Âu, Nga . đã có xu hướng bão hoà với các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, nên đây là một thị trường mới mẻ, tiềm năng và tương đối ổn định ở châu Mỹ mà các doanh nghiệp Việt Nam muốn được hướng tới để làm ăn, đồng thời cũng là đối tác quan trọng có khả năng giúp Việt Nam đạt được mục tiêu hội nhập kinh tế thế giới của mình. Đặc biệt là sau khi Hiệp định thương mại song phương được ký kết đã mở ra một viễn cảnh tươi sáng cho nền thương mại của hai nước. Trong vài năm gần đây, cá basa và cá tra Việt Nam được nhập khẩu vào thị trường Mỹ dưới dạng philê đông lạnh đã góp phần đáp ứng nhu cầu tiêu thụ cá của người dân Mỹ đồng thời thúc đẩy được nghề nuôi loại cá này ở Việt Nam, tạo công ăn việc làm cho hàng vạn lao động ngư trại và nhà máy chế biến thuỷ sản. phát triển buôn bán cá basa, cá tra giữa Việt Nam và Mỹ là nhằm mang lại lợi ích cho cả hai quốc gia. Nhưng thật đáng tiếc, Hiệp hội các chủ trại nuôi cá nheo Mỹ đã sớm lo lắng cho sự xâm nhập của cá basa và cá tra vào thị trường của họ đến mức đâm đơn kiện các doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá các sản phẩm này vào thị trường Mỹ. Như chúng ta đã biết, xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới đang dần xoá bỏ những rào cản Thuế quan giữa các thị trường nhưng lại tạo điều kiện thuận lợi cho chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch phát triển đặc biệt là ở các nước giầu mạnh. Thương trường Mỹ mở ra những cơ hội đầy triển vọng nhưng nó lại được điều chỉnh bằng một hệ thống luật pháp và các rào cản thương mại cực kỳ chặt chẽ. Luật Thuế Chống bán phá giá hiện nay đang là một công cụ hữu hiệu được sử dụng phổ biến trên thị trường này nhằm bảo hộ nền công nghiệp trong nước trước cơn lũ hàng nhập khẩu từ các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Vụ kiện bán phá giá cá tra, cá basa Việt Nam vào thị trường Mỹ đã cho thấy những rào cản đầu tiên mà các doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp phải khi tiếp cận thị trường Mỹ. Nhưng không vì thế mà các doanh nghiệp Việt Nam tỏ ra bi quan và e ngại. Chúng ta đã tích cực hầu kiện và đã rút ra được những bài học kinh nghiệm quý báu. Chính vì tầm quan trọng và tính thời sự của vấn đề, em xin mạnh dạn chọn đề tài “Luật chống bán phá giá của Mỹ và những Bài học rút ra từ vụ kiện bán phá giá cá Tra và cá Basa Việt Nam vào thị trường Mỹ” với mong muốn tìm hiểu một cách sâu sắc hơn diễn biến vụ kiện cũng như đề xuất những giải pháp nhằm góp phần hạn chế ảnh hưởng của Luật Thuế Chống bán phá giá của Mỹ đối với hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào thị trường này trong thời gian tới. Đề tài này được viết dựa trên các phương pháp thu thập, tổng hợp, phân tích tài liệu có liên quan và được chia làm 3 chương : Chương I : Khái quát chung về Luật chống bán phá giá của Mỹ; Chương II : Vụ kiện bán phá giá cá Tra và cá Basa giữa Việt Nam và Mỹ; Chương III : Những bài học kinh nghiệm rút ra từ vụ kiện chống bán phá giá cá tra và cá basa vào thị trường Mỹ. Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với Ban Giám hiệu Trường Đại học Ngoại Thương, đến các thầy cô giáo đã dạy dỗ em trong suốt 5 năm năm học vừa qua. Đồng thời, con xin cám ơn Bố mẹ, gia đình và bạn bè đã luôn ở bên cạnh động viên, giúp đỡ để con có được kết quả như ngày hôm nay. Đặc biệt em xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến TS Bùi Ngọc Sơn, người đã trực tiếp hướng dẫn em viết đề tài này. Xin chân thành cảm ơn. Mục lục Lời mở đầu Chương I Khái quát chung về luật chống bán phá giá của Mỹ 1 I. Giới thiệu chung 1 1. lịch sử phát triển Luật chống bán phá giá của Mỹ 1 2. Các cơ quan có thẩm quyền thi hành 2 II. Nội dung Luật chống bán phá giá của Mỹ 3 1. Phạm vi điều chỉnh 3 2. Điều kiện để khởi xuất một vụ kiện bán phá giá 4 3. Các giai đoạn chính của một cuộc điều tra chống bán phá giá tại Mỹ 4 4. Bắt đầu điều tra 5 5. Chứng cứ để kết luận hàng hoá có bán phá giá hay không 7 5.1. Bảng câu hỏi 7 5.2. Các dữ kiện thực tế sẵn có (Những thông tin tốt nhất sẵn có) 9 5.3. Thẩm tra 10 5.4. Xử lý thông tin 10 5.5. Sản phẩm tương tự và các Quyết định về phạm vi 11 6. Xác định việc bán phá giá 12 6.1. Giá trị chuẩn 13 6.2. Giá xuất khẩu 21 6.3. Tính toán các biên độ phá giá 24 6.4. Phân tích thiệt hại của ITC 26 7. Xem xét lại 33 7.1. Xem xét lại theo thủ tục hành chính 33 7.2. Xem xét lại nhà Xuất khẩu mới 34 7.4. Xem xét lại “Hoàng hôn” 5 năm 35 7.5 Xem xét lại theo thủ tục tư pháp 36 8. Những vấn đề thủ tục khác 37 8.1. Đình chỉ các cuộc điều tra 37 8.2. Tình trạng khẩn cấp 38 8.3. Chấm dứt điều tra 38 8.4 Việc chống âm mưu bán phá giá 39 8.5. Huỷ bỏ lệnh Thuế chống bán phá giá 40 8.6. Điều khoản chống lẩn tránh (Anti-circumvention) 41 Chương II Vụ kiện bán phá giá cá Tra và cá Basa giữa Việt Nam và Hoa Kỳ 42 I. Nguyên nhân dẫn đến vụ kiện bán phá giá cá Tra và cá Basa giữa Việt Nam và Hoa Kỳ 42 1. Nguyên nhân 42 2. Danh sách các bên trong vụ kiện 44 2.1 Bên Nguyên đơn: 44 2.2 Bên bị đơn: 44 II. Diễn biến vụ kiện 45 1. Diễn biến 45 2. Phân tích lợi thế của phía Việt Nam trong vụ kiện 55 3. Phân tích những cáo buộc phi lý của Mỹ 58 4. Kết quả vụ kiện 64 5. ảnh hưởng của kết quả cuối cùng của vụ kiện đối với cả hai phía 64 5.1. ảnh hưởng của kết quả cuối cùng đối với Mỹ 65 5.2. ảnh hưởng của kết quả cuối cùng đối với Việt Nam 67 5.3. Phân tích phản ứng của hai phía trước kết quả này 68 chương iii Những bài học rút ra từ vụ kiện chống bán phá giá cá tra và cá basa vào thị trường Mỹ 74 I. Những bài học rút ra từ vụ kiện chống bán phá giá cá tra và cá basa vào thị trường Mỹ 76 1. Bài học đối với Chính phủ Việt Nam 76 2. Bài học đối với các doanh nghiệp 82 II. Một số giải pháp hạn chế ảnh hưởng của Luật chống bán phá giá của Mỹ đối với hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của các doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường Mỹ 87 1. Các giải pháp mang tính định hướng chung để đối phó với một vụ kiện chống bán phá giá. 88 2. Các giải pháp cụ thể. 91 kết luận Tài liệu tham khảo