Tài liệu Luật bảo hiểm xã hội

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI





    CH ƯƠNG I
    NH ỮNG QUY Đ ỊNH CHUNG


    Đ ềiu 1. Phạm vi điều chỉnh


    1. Luật này quy định về chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội; quyền và trách nhiệm
    của người lao động, của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội; tổ chức bảo
    hiểm xã hội; quỹ bảo hiểm xã hội; thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội và quản lý nhà
    nước về bảo hiểm xã hội.


    2. Luật này không áp dụng đối với bảo hiểm y tế, bảo hiểm tiền gửi và các loại bảo
    hiểm mang tính kinh doanh.


    Đ ềiu 2. Đối tượng áp dụng


    1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là công dân Việt Nam, bao
    gồm:


    a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao
    động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên;


    b) Cán bộ, công chức, viên chức;


    c) Công nhân quốc phòng, công nhân công an;


    d) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp
    vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu
    hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân;


    đ) Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân
    phục vụ có thời hạn;


    e) Người làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó đã đóng bảo hiểm xã hội
    bắt buộc.


    2. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà
    nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã
    hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội
    khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam;
    doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê
    mướn, sử dụng và trả công cho người lao động.


    3. Người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là công dân Việt Nam làm việc
    theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà các hợp đồng này không xác định thời
    2


    hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ mười hai tháng đến ba mươi sáu tháng với người sử
    dụng lao động quy định tại khoản 4 Điều này.


    4. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là người sử dụng lao
    động quy định tại khoản 2 Điều này có sử dụng từ mười lao động trở lên.


    5. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam trong độ tuổi lao
    động, không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này.


    6. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội.


    Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, người lao động tham gia bảo
    hiểm thất nghiệp, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau đây gọi chung là người
    lao động.


    Đ ềiu 3. Giải thích từ ngữ


    Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:


    1. Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một ph n thu nhầập của
    người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động,
    bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo
    hiểm xã hội.


    2. Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao động và
    người sử dụng lao động phải tham gia.


    3. Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao động tự
    nguyện tham gia, được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của
    mình để hưởng bảo hiểm xã hội.


    4. Người thất nghiệp là người đang đóng bảo hiểm thất nghiệp mà bị mất việc làm
    hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng chưa tìm được việc làm.


    5. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời gian được tính từ khi người lao động bắt
    đ u đóng bầảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng bảo
    hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng
    bảo hiểm xã hội.


    6. Mức lương tối thiểu chung là mức lương thấp nhất do Chính phủ công bốở từng
    thời kỳ.


    7. Thân nhân là con, vợ hoặc chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ
    hoặc mẹ chồng của người tham gia bảo hiểm xã hội; người khác mà người tham gia bảo
    hiểm xã hội phải chịu trách nhiệm nuôi dưỡng.


    Đ ềiu 4. Các chế độ bảo hiểm xã hội


    1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm các chế độ sau đây:


    a) ốm đau;


    b) Thai sản;


    c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;


    d) Hưu trí;


    đ) Tử tuất.


    2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện bao gồm các chế độ sau đây:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...