Tài liệu Luật báo chí

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬT BÁO CHÍ


    Để bảo đảm quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân, phù hợp với lợi ích của chủ nghĩa
    xã hội và của nhân dân ;


    Để phát huy vai trò của báo chí trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc theo đường lối đổi mới
    của Đảng cộng sản Việt Nam ;


    Căn cứ vào Điều 4, Điều 67 và Điều 83 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ;


    Luật này quy định chế độ báo chí.


    CHƯƠNG I
    NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG


    Điều 1. Vai trò, chức năng của báo chí


    Báo chí ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời sống xã
    hội ; là cơ quan ngôn luận của các tổ chức của Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội (dưới đây gọi chung là tổ
    chức) ; là diễn đàn của nhân dân.


    Điều 2. Bảo đảm quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí


    Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí và để
    báo chí phát huy đúng vai trò của mình.


    Báo chí, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà nước bảo hộ ; không một tổ chức, cá nhân nào
    được hạn chế, cản trở báo chí, nhà báo hoạt động. Không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn
    luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tập thể và công dân.


    Báo chí không bị kiểm duyệt trước khi in, phát sóng.


    Điều 3. Các loại hình báo chí


    Báo chí nói trong Luật này là báo chí Việt Nam, gồm : báo in (báo, tạp chí, bản tin thời sự, bản tin thông tấn) ; báo nói
    (chương trình phát thanh) ; báo hình (chương trình truyền hình, chương trình nghe - nhìn thời sự được thực hiện bằng
    các phương tiện kỹ thuật khác nhau), bằng tiếng Việt, tiếng các dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài.


    CHƯƠNG II
    QUYỀN TỰ DO BÁO CHÍ, QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN
    TRÊN BÁO CHÍ CỦA CÔNG DÂN


    Điều 4. Quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân Công dân có quyền :


    1- Được thông tin qua báo chí về mọi mặt của tình hình đất nước và thế giới ;


    2- Tiếp xúc, cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí và nhà báo; gửi tin, bài, ảnh và tác phẩm khác cho báo chí mà
    không chịu sự kiểm duyệt của tổ chức, cá nhân nào và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin ;


    3- Phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới ;


    4- Tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương,


    chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ;


    5- Góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ chức của Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ
    chức xã hội và thành viên của các tổ chức đó.


    Điều 5. Trách nhiệm của báo chí đối với quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân


    Cơ quan báo chí có trách nhiệm :
    1- Đăng, phát sóng tác phẩm, ý kiến của công dân ; trong trường hợp không đăng, phát sóng phải trả lời và nói rõ lý
    do ;


    2- Trả lời hoặc yêu cầu tổ chức, người có chức vụ trả lời bằng thư hoặc trên báo chí về kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của
    công dân gửi đến.


    CHƯƠNG III
    NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA BÁO CHÍ


    Điều 6. Nhiệm vụ và quyền hạn của báo chí


    Báo chí có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây :


    1- Thông tin trung thực về mọi mặt của tình hình đất nước và thế giới ;


    2- Tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thành tựu văn hoá,
    khoa học, kỹ thuật trong nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí ; góp phần nâng cao kiến thức,
    đáp ứng nhu cầu văn hoá lành mạnh của nhân dân, bảo vệ truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng và phát triển dân
    chủ xã hội chủ nghĩa, tăng cường khối đoàn kết toàn dân, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc ;


    3- Phản ánh và hướng dẫn dư luận xã hội ; làm diễn đàn thực hiện quyền tự do ngôn luận của nhân dân ;


    4- Phát hiện, biểu dương gương tốt, nhân tố mới ; đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật và các hiện tượng
    tiêu cực xã hội khác ;


    5- Mở rộng sự hiểu biết lẵn nhau giữa các nước và các dân tộc, tham gia vào sự nghiệp của nhân dân thế giới vì hoà
    bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.


    Điều 7. Cung cấp thông tin cho báo chí


    Trong phạm vi quyền hạn, nhiệm vụ của mình, các tổ chức có quyền và nghĩa vụ cung cấp thông tin cho báo chí, giúp
    cho báo chí thông tin chính xác, kịp thời và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin.


    Đối với vụ án đang được điều tra hoặc chưa xét xử thì các cơ quan tiến hành tố tụng có quyền không cung cấp thông
    tin cho báo chí, nhưng báo chí có quyền thông tin theo các nguồn tài liệu của mình và chịu trách nhiệm trước pháp luật
    về nội dung thông tin.


    Báo chí có quyền và nghĩa vụ không tiết lộ tên người cung cấp thông tin nếu có hại cho người đó, trừ trường hợp có
    yêu cầu của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân hoặc Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh và tương đương trở lên
    cần thiết cho việc điều tra, xét xử tội phạm nghiêm trọng.


    Điều 8. Trả lời trên báo chí


    Người đứng đầu cơ quan báo chí có quyền yêu cầu các tổ chức, người có chức vụ trả lời vấn đề mà công dân nêu ra
    trên báo chí ; các tổ chức, người có chức vụ có trách nhiệm trả lời trên báo chí.


    Tổ chức, công dân có quyền yêu cầu cơ quan báo chí trả lời về vấn đề mà báo chí đã thông tin ; cơ quan báo chí có
    trách nhiệm trả lời.


    Cơ quan báo chí phát hiện hoặc nhận được khiếu nại, tố cáo của công dân về những việc có dấu hiệu phạm tội thì
    phải báo ngay cho cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát bằng văn bản ; cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có trách nhiệm
    thụ lý và trả lời cho báo chí cách giải quyết.


    Điều 9. Cải chính trên báo chí


    Báo chí thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống xúc phạm danh dự của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của công dân
    thì phải cải chính và xin lỗi hoặc đăng, phát sóng lời cải chính của tổ chức, công dân. Trong trường hợp báo chí không
    cải chính hoặc cải chính không thoả đáng ; không đăng, phát sóng lời cải chính của tổ chức, công dân mà không có lý
    do chính đáng thì họ có quyền khiếu nại với cơ quan chủ quản báo chí hoặc yêu cầu Toà án xét xử.


    Lời cải chính của cơ quan báo chí của tổ chức, công dân phải được đăng, phát sóng kịp thời và tương xứng với thông
    tin cần cải chính.


    Điều 10. Những điều không được thông tin trên báo chí


    Để quyền tự do ngôn luận trên báo chí được sử dụng đúng đắn, báo chí phải tuân theo những điều sau đây :


    1- Không được kích động nhân dân chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phá hoại khối đoàn kết
    toàn dân ;


    2- Không được kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các
    nước, kích động dâm ô, đồi trụy, tội ác ;


    3- Không được tiết lộ bí mật Nhà nước : bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những bí mật khác do pháp luật
    quy định ;


    4- Không được đưa tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống nhằm xúc phạm danh dự của tổ chức, danh dự, nhân phẩm
    của công dân.


    CHƯƠNG IV
    TỔ CHỨC BÁO CHÍ VÀ NHÀ BÁO


    Điều 11. Cơ quan báo chí


    Cơ quan báo chí là cơ quan thực hiện một loại hình báo chí nói tại Điều 3 của Luật này.


    Điều 12. Cơ quan chủ quản báo chí


    Cơ quan chủ quản báo chí là tổ chức đứng tên xin cấp giấy phép hoạt động của báo chí và trực tiếp quản lý cơ quan
    báo chí.


    Cơ quan chủ quản báo chí có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây :


    1- Xác định, chỉ đạo thực hiện tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ và phạm vi phát hành chủ yếu, công suất, thời gian,
    tần số, phạm vi toả sóng và ngôn ngữ thể hiện của cơ quan báo chí được quy định trong giấy phép ;


    2- Bổ nhiệm, miễn nhiệm người đứng đầu cơ quan báo chí thuộc quyền mình, sau khi trao đổi ý kiến với cơ quan quản
    lý Nhà nước về báo chí.


    Điều 13. Người đứng đầu cơ quan báo chí


    1- Người đứng đầu cơ quan báo chí là Tổng biên tập (báo in) hoặc Tổng giám đốc, Giám đốc (đài phát thanh, đài
    truyền hình, cơ sở thực hiện chương trình nghe - nhìn thời sự) ;


    2- Người đứng đầu cơ quan báo chí phải là người có quốc tịch Việt Nam, có địa chỉ thường trú tại Việt Nam, có đủ
    các tiêu chuẩn chính trị, đạo đức và nghiệp vụ báo chí do Nhà nước quy định ;


    3- Người đứng đầu cơ quan báo chí lãnh đạo và quản lý cơ quan báo chí về mọi mặt, bảo đảm thực hiện tôn chỉ, mục
    đích của cơ quan báo chí và chịu trách nhiệm trước thủ trưởng cơ quan chủ quản và trước pháp luật về mọi hoạt động
    của cơ quan báo chí.


    Điều 14. Nhà báo


    Nhà báo phải là người có quốc tịch Việt Nam, có địa chỉ thường trú tại Việt Nam, có đủ các tiêu chuẩn chính trị, đạo
    đức và nghiệp vụ báo chí do Nhà nước quy định, đang hoạt động hoặc công tác thường xuyên với một cơ quan báo
    chí Việt Nam và được cấp thẻ nhà báo.


    Điều 15. Quyền và nghĩa vụ của nhà báo


    Nhà báo có quyền và nghĩa vụ sau đây :


    1- Nhà báo có quyền và nghĩa vụ thông tin trung thực, phản ánh ý kiến, nguyện vọng của nhân dân, góp phần thực hiện
    quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân ;
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...