Thạc Sĩ Luận án nghiên cứu đóng góp của vốn xã hội vào  các  hoạt  động  của  doanh  nghiệp  BĐS  Việt  Nam

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    GIỚI THIỆU
    1.1 BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU
    1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    Như đã giới thiệu, hai khía cạnh tồn tại trên thị trường BĐS Việt Nam là
    chính sách điều tiết của Chính phủ và hành vi của doanh nghiệp liên quan đến việc
    chưa nhận thức đầy đủ về lợi ích và tác hại của các mối quan hệ giữa các chủ thể
    tham gia thị tr ường, hay nói cách khác là liên quan đến vốn xã hội. Trong khi đó,
    các lý thuyết về vốn xã hội trong doanh nghiệp chỉ được nghiên cứu riêng lẻ từng
    khía cạnh vốn xã hội bên ngoài, bên trong và lãnh đạo, và chúng được thực hiện
    không phải đối với ngành BĐS Việt Nam, nên chưa giải quyết được vấn đề thực
    tiễn đặt ra. Nghiên cứu đóng góp của vốn xã hội vào các hoạt động của doanh
    nghiệp BĐS Việt Nam được thực hiện nhằm góp phần đáp ứng yêu cầu từ thực tiễn,
    với các mục tiêu nghiên cứu của luận án như sau:
    1. Khám phá và đo lường cấu trúc của vốn xã hội và các hoạt động trong quá
    trình kinh doanh của các doanh nghiệp BĐS ở Việt Nam.
    2. Xây dựng mô hình lý thuyết về đóng góp vốn xã hội vào các hoạt động của
    doanh nghiệp BĐS Việt Nam.
    3. Kiểm định thang đo và mô hình lý thuyết cho trường hợp điển hình: các
    doanh nghiệp BĐS tại thành phố Hồ Chí Minh.
    4. Đề xuất những gợi ý chính sách giúp doanh nghiệp BĐS thành phố Hồ Chí
    Minh nâng cao kết quả các hoạt động thông qua sử dụng vốn xã hội. Đồng
    thời gợi ý chính sách giúp các nhà hoạch định chính sách và Chính phủ hỗ
    trợ doanh nghiệp BĐS Việt Nam phát triển các hình thức liên kết xã hội tích
    cực và hạn chế các hình thức liên kết xã hội tiêu cực.
    1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
    Các mục tiêu nghiên cứu nêu trên nhằm giúp doanh nghiệp BĐS nhận dạng
    cấu trúc vốn xã hội và các hoạt động của doanh nghiệp BĐS, cũng như chỉ ra đóng
    góp của chúng vào các hoạt động của doanh nghiệp. Qua đó giúp doanh nghiệp
    nhận thức và hoạch định chiến lược sử dụng vốn xã hội phục vụ cho các hoạt động
    kinh doanh, cũng như thông qua đó làm cở sỡ để Chính phủ hoạch định các chính
    sách vĩ mô nhằm hạn chế các hình thức liên kết các hội tiêu cực và hỗ trợ doanh
    nghiệp BĐS phát triển vốn xã hội. Luận án nghiên cứu đóng góp của vốn xã hội vào
    các hoạt động của doanh nghiệp BĐS Việt Nam được thực hiện với các mục tiêu
    trên, nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:
    1. Vốn xã hội và các hoạt động trong doanh nghiệp BĐS Việt Nam được nhận
    diện và đo lường như thế nào?
    2. Vốn xã hội đóng góp vào các hoạt động trong doanh nghiệp BĐS Việt Nam
    như thế nào?
    3. Nếu vốn xã hội có đóng góp vào các hoạt động của doanh nghiệp BĐS, thì
    những gợi ý chính sách nào nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho doanh
    nghiệp BĐS thông qua sử dụng vốn xã hội; cũng như gợi ý chính sách nào
    giúp Chính phủ điều tiết thị tr ường BĐS theo hướng hỗ trợ doanh nghiệp
    phát triển các hình thức liên kết xã hội tích cực và hạn chế các hình thức liên
    kết xã hội tiêu cực?

    1.4 PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
    Phạm vi nghiên cứu:
    Như đã nêu trên, vốn xã hội được nghiên cứu dưới nhiều cấp độ như quốc
    gia, cộng đồng dân sự và doanh nghiệp. Trong luận án này chủ yếu nghiên cứu vốn
    xã hội dưới cấp độ doanh nghiệp trong một ngành cụ thể là ngành BĐS.
    Comment [D2]: Có sự hoán đổi vị tr í
    Đối tượng nghiên cứu:
    Đối tượng nghiên cứu là các doanh nghiệp BĐS có đồng thời hai chức năng
    kinh doanh: tạo sản phẩm và phân phối sản phẩm BĐS. Đối tượng để xây dựng
    thang đo và các giả thuyết nghiên cứu là các doanh nghiệp BĐS Việt Nam. Các
    thang đo và mô hình nghiên cứu được kiểm định cho trường hợp điển hình là các
    doanh nghiệp BĐS tại thành phố Hồ Chí Minh.
    1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    Nghiên cứu của luận án được thực hiện gồm hai giai đoạn là: (1) xây dựng
    thang đo và mô hình lý thuyết; và (2) kiểm định thang đo và mô hình lý thuyết cho
    trường hợp điển hình, cụ thể như sau:
    Giai đọan một: Lược khảo lý thuyết có liên quan để thiết kế dàn bài thảo
    luận ta y đôi phục vụ cho nghiên cứu định tính lần thứ nhất nhằm khám phá cấu trúc
    và phát triển thang đo sơ bộ của vốn xã hội và các hoạt động của doanh nghiệp
    BĐS. Đối tượng thảo luận ta y đôi là các giám đốc hoặc phó giám đốc doanh nghiệp
    BĐS ở Việt Nam bằng phương pháp chọn theo mục tiêu.
    Sau đó thực hiện nghiên cứu định lượng sơ bộ trên mẫu gồm 150 quan sát là
    các giá m đốc doanh nghiệp BĐS thành phố Hồ Chí Minh theo phương pháp chọn
    mẫu phân tầng phi xác suất (phân theo loại hình sở hữu doanh nghiệp) để đánh giá
    sơ bộ về tính nhất quán và cấu trúc thang đo. Hai công cụ sử dụng trong nghiên cứu
    định lượng sơ bộ là (1) hệ số tin cậy (Cronbach’s alpha) và phân tích nhân tố khám
    phá (Exploratary Factor Anal ysis, ký hiệu là EFA). Nghiên cứu sơ bộ sẽ sàng lọc
    thang đo và xác định được cấu trúc thang đo dùng cho nghiên cứu chính thức ở giai
    đoạn hai.
    Sau khi nghiên cứu định lượng sơ bộ giúp định hình được cấu trúc thang đo
    để làm cơ sở cho việc định nghĩa rõ ràng về các khái niệm nghiên cứu. Công việc
    tiếp theo là thiết kế dàn bài thảo luận tay đôi để nghiên cứu định tính lần thứ hai để
    xây dựng mô hình lý thuyết với các giả thuyết về đóng góp của vốn xã hội vào các
    hoạt động của doanh nghiệp BĐS Việt Nam.
    13
    Giai đoạn hai: Kiểm định thang đo và các giả thuyết trong mô hình nghiên
    cứu cho trường hợp các doanh nghiệp BĐS tại thành phố Hồ Chí Minh trên cỡ mẫu
    khảo sát là 216 doanh nghiệp với đối tuợng là giám đốc hoặc phó giám đốc các
    doanh nghiệp BĐS. Cỡ mẫu nghiên cứu ở giai đoạn hai trên cơ sở kế thừa cỡ mẫu
    của giai đoạn một (do kết quả đánh giá sơ bộ thang đo ở giai đoạn một rất ít biến
    quan sát bị loại), và cũng chọn mẫu theo phương pháp phân tầng phi xác suất (phân
    theo loại hình sở hữu doanh nghiệp). Dữ liệu thu thập được sử dụng để đánh giá
    thang đo bằng công cụ hệ số tin cậy (Cronbach’s alpha), phân tích nhân tố khám
    phá (EFA) và phân tích nhân tố khẳng định (Confirmatory Factor Anal ysis, ký hiệu
    là CFA) để đánh giá độ tương thích với dữ liệu, tính đơn nguyên, giá trị phân biệt,
    giá trị hội tụ để điều chỉnh mô hình nghiên cứu. Cuối cùng là kiểm định mô hình lý
    thuyết bằng công cụ mô hình cấu trúc tuyến tính (Structural Equation Modeling, ký
    hiệu là SEM) để rút ra kết luận về đóng góp của vốn xã hội vào các hoạt động của
    doanh nghiệp BĐS. Từ đó làm cơ sở cho thảo luận chính sách nâng cao kết quả hoạt
    động của doanh nghiệp thông qua sử dụng vốn xã hội; và gợi ý chính sách vĩ mô
    cho Chính phủ điều tiết thị trường BĐS theo hướng hỗ trợ doanh nghiệp phát triển
    các hình thức liên kết vốn xã hội tích cực và hạn chế các hình thức liên kết xã hội
    tiêu cực.
    1.6 Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU
    1.6.1 Ý nghĩa khoa học
    Nhiều nhà nghiên cứu đã hoài nghi việc sử dụng khái niệm vốn xã hội trong
    các nghiên cứu kinh tế và quản trị b ởi tính khó đo lường của nó. Đã có nhiều nghiên
    cứu nỗ lực trong việc đo lường vốn xã hội trên từng khía cạnh riêng lẻ như mạng
    lưới của lãnh đạo doanh nghiệp hoặc bên ngoài hoặc bên trong doanh nghiệp nên
    các thang đo vốn xã hội của doanh nghiệp bị khiếm khuyết. Hơn nữa, các nghiên
    cứu trước đây được thực hiện không phải thuộc ngành BĐS nên vẫn chưa chỉ ra
    được đóng góp của vốn xã hội vào các hoạt động doanh nghiệp BĐS. Do vậy, nếu
    mục tiêu nghiên cứu của luận án hoàn thành dự kiến sẽ có những đóng góp như sau:
    Thứ nhất, các nghiên cứu trước đây chỉ đề cập đến từng khía cạnh riêng lẻ về
    vốn xã hội của doanh nghiệp nên việc nhận diện chúng còn khiếm khuyết. Với mục
    tiêu nghiên cứu của luận án là xây dựng thang đo vốn xã hội dựa trên nền tảng lý
    thuyết, kết hợp với nghiên cứu định tính tại Việt Nam và nghiên cứu điển hình tại
    thành phố Hồ Chí Minh, sẽ kỳ vọng đóng góp về mặt khoa học là xây dựng được
    thang đo vốn xã hội đầy đủ hơn các nghiên cứu trước đó, đảm bảo giá trị nội dung
    và độ tin cậy để có thể kế thừa cho các nghiên cứu tiếp theo có liên quan.
    Thứ hai, với mục tiêu nghiên cứu của luận án là khám phá và đo lường các
    nhóm hoạt động của doanh nghiệp BĐS dựa trên lý thuyết, kết hợp với nghiên cứu
    định tính tại Việt Nam và kiểm định điển hình tại thành phố Hồ Chí Minh, sẽ kỳ
    vọng xây dựng được các thang đo hoạt động của doanh nghiệp BĐS đảm bảo giá trị
    nội dung và độ tin cậy để khẳng định giá trị kế thừa cho các nghiên cứu có liên quan
    tại Việt Nam.
    Thứ ba, với mục tiêu nghiên cứu của luận án là xây dựng mô hình lý thuyết
    về đóng góp của vốn xã hội vào các doanh nghiệp BĐS Việt Nam và kiểm định cho
    trường hợp điển hình tại thành phố Hồ Chí Minh, sẽ kỳ vọng chỉ ra những đóng góp
    trực tiếp, gián tiếp của vốn xã hội vào các nhóm hoạt động của doanh nghiệp là
    bằng chứng khoa học để khẳng định vốn xã hội là một trong những nguồn lực cần
    được bổ sung tr ong công tác hoạch định và thực hiện chiến lược kinh doanh của
    doanh nghiệp BĐS, cũng như trong công tác hoạch định chính sách vĩ mô điều tiết
    thị trường BĐS. Hơn nữa, kết quả nghiên cứu này sẽ góp phần kích thích những
    nghiên cứu tiếp theo về mối liên hệ giữa vốn xã hội và các hoạt động trong quá trình
    kinh doanh không chỉ ở ngành BĐS mà còn đối với các ngành kinh tế khác.
    1.6.2 Ý nghĩa thực tiễn
    Nếu đạt được các mục tiêu nghiên cứu và trả lời được câu hỏi nghiên cứu
    nên trên, luận án kỳ vọng có những đóng góp về mặt thực tiễn cho các doanh nghiệp
    BĐS và các cơ quan quản lý nhà nước đối với ngành BĐS của Việt Nam nói chung,
    thành phố Hồ Chí Minh nói riêng như sau:
    Thứ nhất, với mục tiêu nghiên cứu của luận án là xây dựng và kiểm định
    thang đo vốn xã hội, sẽ dùng làm căn cứ để gợi ý các mục tiêu và tiêu chí đo lường
    vốn xã hội với ba khía cạnh là chất lượng mạng lưới bên trong, bên ngoài và của
    lãnh đạo doanh nghiệp. Qua đó, giúp doanh nghiệp BĐS nhận dạng được khuôn khổ
    tạo lập, duy trì và sử dụng vốn xã hội trong doanh nghiệp BĐS. Từ đó, doanh
    nghiệp có thể hoạch định các chương trình phát triển và sử dụng vốn xã hội để nâng
    cao kết quả các hoạt động.
    Thứ hai, với mục tiêu nghiên cứu của luận án là xây dựng được các thang đo
    cho các nhóm hoạt động của doanh nghiệp BĐS, đồng thời chỉ ra chỉ ra được mối
    liên hệ giữa các hoạt động, sẽ là cơ sở để gợi ý các chỉ tiêu đo lường kết quả hoạt
    động đầu vào, sản xuất và đầu ra cho doanh nghiệp BĐS. Đóng góp này sẽ giúp
    doanh nghiệp BĐS đánh giá được kết quả của hoạt động trong doanh nghiệp của họ
    được hoàn thiện hơn.
    Thứ ba, với mục tiêu nghiên cứu của luận án là xác định cấu trúc của vốn xã
    hội và khẳng định sự đóng góp của chúng vào các hoạt động của doanh nghiệp
    BĐS, kỳ vọng chỉ ra được tác động tiêu cực và tích cực của các hình thức liên kết
    xã hội của doanh nghiệp ngành BĐS của Việt Nam. Đó là luận cứ khoa học giúp
    cho các cơ quan lập pháp, quản lý nhà nước cấp trung ương và địa phương liên quan
    đến thị trường BĐS nhận diện sự vận động của nguồn lực vốn xã hội trên thị
    trường. Để từ đó kịp thời có những chính sách phát huy các hình thức liên kết vốn
    xã hội tích cực, đồng thời hạn chế các hình thức liên kết vốn xã hội tiêu cực trong
    thị trường BĐS quốc gia.
    Cuối cùng là kết quả nghiên cứu của luận án sẽ phục vụ cho các hiệp hội
    BĐS Việt Nam, hiệp hội BĐS thành phố Hồ Chí Minh nhận diện được sự quan tâ m
    của các thành viên khi tham gia hiệp hội, để ban chấp hành các hiệp hội tạo ra được
    các giá trị từ mạng lưới liên kết phục vụ lợi ích của các thành viên tham gia.
    1.7 BỐ CỤC LUẬN ÁN
    Kết cấu của luận án được trình bày trong sáu chương. Nội dung của từng
    chương như sau:
    Chương 1, giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu bao gồm: vấn đề nghiên
    cứu (bối cảnh thực tiễn và lý thuyết) để nhận dạng cơ hội nghiên cứu, mục tiêu
    nghiên cứu, phạm vi và phương pháp nghiên cứu, và dự kiến những đóng góp về
    mặt khoa học và thực tiễn của luận án.
    Chương 2, trình bày cơ sở lý thuyết và khung phân tích về mối liên hệ giữa
    vốn xã hội và các hoạt động của doanh nghiệp BĐS. Trước hết là lược khảo các lý
    thuyết để xây dựng định nghĩa vốn xã hội sử dụng cho luận án. Kế đến là lược khảo
    các lý thuyết về các hoạt động tr ong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp nhằm
    xác định cấu trúc của vốn xã hội và các hoạt động của doanh nghiệp BĐS. Từ đó
    chỉ ra khe hổng nghiên cứu và khung phân tích về mối liên hệ giữa vốn xã hội và
    các hoạt động của doanh nghiệp BĐS.
    Chương 3, trình bày quy trình và phương pháp thực hiện nghiên cứu.
    Chương này sẽ nêu ra quy trình thực nghiên cứu gồm hai giai đoạn: Giai đoạn một
    là xây dựng thang đo và mô hình nghiên cứu; Giai đoạn 2 là kiểm định thang đo và
    mô hình nghiên cứu cho trường hợp điển hình tại thành phố Hồ Chí Minh. Giai
    đoạn thứ nhất là từ nghiên cứu định tính lần thứ nhất để xây dựng thang đo sơ bộ,
    kế đến là đánh giá sơ bộ thang đo để hình thành thang đo chính thức, nghiên cứu
    định tính lần thứ hai để hình thành các giả thuyết và mô hình nghiên cứu. Giai đoạn
    thứ hai là trình bày các công cụ sử dụng cho nghiên cứu định lượng nhằm kiểm định
    thang đo như hệ số tin cậy (Cronbach’s alpha), phân tích nhân tố khám phá (EFA),
    phân tích nhân tố khẳng định (CFA); kiểm định các giả thuyết nghiên cứu bằng mô
    hình cấu trúc tuyến tính (SEM). Bên cạnh đó, chương này cũng trình bày các
    phương pháp chọn mẫu, tiêu chuẩn xác định cỡ mẫu trong từng giai đoạn nghiên
    cứu.
    Chương 4, xây dựng thang đo và mô hình nghiên cứu cho trường hợp ngành
    BĐS Việt Nam. Trước hết là xây dựng thang đo bằng phương pháp liện hệ lý thuyết
    17
    và kết hợp với nghiên cứu định tính lần thứ nhất. Các thang đo được đánh giá sơ bộ
    bằng nghiên cứu định lượng với công cụ sử dụng là Cronbach’s alpha và EFA trên
    150 quan sát. Sau cùng là nghiên cứu định tính lần thứ hai để hình thành các giả
    thuyết và mô hình nghiên cứu.
    Chương 5, trình bày kết quả kiểm định thang đo và các giả thuyết nghiên cứu
    đã xây dựng ở chương 4 cho trường hợp điển hình là các doanh nghiệp BĐS tại
    thành phố Hồ Chí Minh. Chương này xác định đối tượng và cỡ mẫu dùng để kiểm
    định thang đo. Kết quả kiểm định thang đo bằng các công cụ Cronbach’s alpha,
    EFA, CFA để đánh mức độ phù hợp của mô hình với dữ liệu, tính đơn nguyên, giá
    trị phân biệt, độ tin cậy tổng hợp và phương sai trích. Sau đó là kiểm định các giả
    thuyết nghiên cứu và phân tích đóng góp của vốn xã hội vào các hoạt động của
    doanh nghiệp bằng phương pháp mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM). Qua đó đánh
    giá mức độ phù hợp của mô hình lý thuyết được xây dựng và xác định được các căn
    cứ để gợi ý những chính sách ở chương 6.
    Chương 6, tóm tắt kết quả nghiên cứu về đóng góp của vốn xã hội vào các
    doanh nghiệp BĐS. Qua đó gợi ý một số chính sách nhằm góp phần giúp doanh
    nghiệp nâng cao kết quả các hoạt động thông qua sử dụng vốn xã hội của doanh
    nghiệp; đồng thời gợi ý các chính sách vĩ mô nhằm hỗ trợ doanh nghiệp BĐS phát
    triển các hình thức liên kết xã hội tích cực và hạn chế các hình thức liên kết xã hội
    tiêu cực trong thị trường BĐS. Cuối cùng là tr ình bày những đóng góp về mặt khoa
    học và thực tiễn, cũng như những hạn chế của luận án và định hướng nghiên cứu
    tiếp theo.
    Phần cuối cùng của luận án là danh mục các công trình của tác giả có liên
    quan đến luận án, danh mục các tài liệu tham khảo và các phụ lục.
     

    Các file đính kèm: