Thạc Sĩ Luận văn Xây dựng nhân cách đạo đức sinh viên trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 17/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Xây dựng nhân cách đạo đức sinh viên trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
    Luận văn thạc sĩ
    Đề tài: Xây dựng nhân cách đạo đức sinh viên trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
    Định dạng file word


    Mục lục
    Trang
    Mở đầu
    Chương 1: Nhân cách đạo đức, tầm quan trọng của việc
    xây dựng nhân cách đạo đức cho sinh viên hiện
    nay
    Nhân cách đạo đức và những nhân tố cơ bản qui định sự phát
    triển của nhân cách đạo đức của sinh viên
    Tầm quan trọng và yêu cầu của việc xây dựng nhân cách đạo
    đức cho sinh viên Việt Nam hiện nay
    Chương 2: Nhân cách đạo đức của sinh viên trong điều
    kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay -Thực trạng và giải pháp
    Thực trạng và những xu hướng biến đổi nhân cách đạo đức của
    sinh viên trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay (qua thực
    tế các trường đại học khối xã hội nhân văn ở miền Bắc Việt
    Nam)
    Những giải pháp cơ bản để xây dựng nhân cách đạo đức cho
    sinh viên trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam
    Kết luận
    danh mục tài liệu tham khảo


    mở đầu
    1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
    Đảng ta khẳng định: "Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực
    quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy
    nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và
    bền vững" [14, tr. 108-109]. ở đây những nhiệm vụ trọng yếu, nền tảng của chương trình
    giáo dục đại học là xây dựng một đội ngũ trí thức có nhân cách đạo đức trong sáng, làm
    chủ về chuyên môn nghiệp vụ, khỏe mạnh về thể chất đáp ứng tốt yêu cầu của sự nghiệp
    công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Điều đó sẽ tạo ra hệ điều chỉnh bên trong, tự
    giác, tự nguyện; làm cho sự quan tâm của con người đối với người khác cũng như đối
    với lợi ích của xã hội trở thành nhu cầu và sự thôi thúc từ nội tâm. Đây là yếu tố kích
    thích tính tích cực trong mỗi con người, hướng họ biết giải quyết hài hoà mối quan hệ
    giữa cá nhân và xã hội, góp phần khắc phục sự mất cân đối trong quá trình phát triển
    con người - xã hội dưới những tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học - công
    nghệ và cơ chế thị trường hiện nay.
    Việt Nam, sau hơn 15 năm đổi mới, chuyển sang phát triển kinh tế thị trường
    định hướng xã hội chủ nghĩa đã đạt được những thành tựu đáng tự hào. Bên cạnh đó,
    kinh tế thị trường lại là mảnh đất màu mỡ nảy sinh nhiều yếu tố tiêu cực. Các tác động
    của kinh tế thị trường đã can thiệp, phá vỡ nhiều nét đẹp của văn hóa truyền thống, chà
    đạp lên những khuôn mẫu đạo đức, những giá trị đạo đức đích thực. Mặt khác, các thế
    lực thù địch đang tiến công chúng ta trên lĩnh vực văn hóa, đạo đức, lối sống, nhất là đối
    với thanh niên, sinh viên. Và thực tế ngày nay, đáng lo ngại là một bộ phận học sinh,
    sinh viên suy thoái đạo đức, mờ nhạt lý tưởng, thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập
    nghiệp vì tương lai bản thân và tiền đồ đất nước.
    Như vậy, đổi mới, mở cửa, thuận lợi, khó khăn, thời cơ, nguy cơ đan xen nhau.
    Trong đó, nhân tố đạo đức, giá trị của đời sống tinh thần của sinh viên đang trở thành
    điểm nóng trong sự phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
    Vì thế, việc nghiên cứu vấn đề xây dựng nhân cách đạo đức sinh viên trong điều
    kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay là một yêu cầu cơ bản và cấp thiết.
    2. Tình hình nghiên cứu
    Về vấn đề xây dựng nhân cách, giáo dục đạo đức trong điều kiện kinh tế thị
    trường hiện nay nói chung đã có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu ở những khía cạnh
    khác nhau, theo những cách tiếp cận khác nhau:
    - Nhóm các tác giả đề cập đến mối quan hệ giữa kinh tế với đạo đức đã làm rõ
    tính chất hai mặt của kinh tế thị trường và tác động của nó đối với đời sống đạo đức:
    GS.TS Nguyễn Ngọc Long: "Quán triệt mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế và đạo đức
    trong việc đổi mới tư duy", Tạp chí Nghiên cứu lý luận, tháng 1-2, 1987; TS Nguyễn Thế
    Kiệt: "Quan hệ giữa kinh tế và đạo đức trong việc định hướng các giá trị đạo đức hiện
    nay", Tạp chí Triết học 6/1996; PGS.TS Nguyễn Tĩnh Gia: "Sự tác động hai mặt của cơ
    chế thị trường đối với đạo đức người cán bộ quản lý", Tạp chí Nghiên cứu lý luận, số
    2/1997;
    - Một số tác giả quan tâm nghiên cứu sự biến đổi của đạo đức và thang giá trị đạo
    đức trong nền kinh tế thị trường hiện nay ở nước ta: PGS.TS Nguyễn Chí Mỳ: "Sự biến
    đổi của thang giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường với việc xây dựng đạo đức
    mới cho cán bộ quản lý ở nước ta hiện nay", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999;
    Nguyễn Văn Lý: "Kế thừa và đổi mới những giá trị đạo đức truyền thống trong quá
    trình chuyển sang nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện nay", Luận án Tiến sĩ, Học viện
    Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 1998.
    - Nhân cách sinh viên và giáo dục nhân cách sinh viên là vấn đề được nhiều tác
    giả đặc biệt quan tâm: "Chủ nghĩa xã hội và nhân cách" của tập thể các nhà khoa học
    Liên Xô (cũ), nhà xuất bản sách giáo khoa Mác - Lênin phát hành năm 1983; "Nhân
    cách của người sinh viên" của tập thể các nhà khoa học trường đại học Lêningrát, Tủ
    sách Đại học Kinh tế kế hoạch năm 1981; Lê Diệp Đĩnh: "Thực trạng tâm lý xã hội của
    sinh viên và vấn đề giáo dục nhân cách cho sinh viên ở nước ta hiện nay", Luận văn
    thạc sĩ Triết học bảo vệ năm 1995; Trần Sỹ Phán: "Giáo dục đạo đức với việc hình
    thành và phát triển nhân cách sinh viên trong giai đoạn hiện nay", Luận án tiến sĩ triết
    học bảo vệ tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh năm 1999 .
    Về xây dựng nhân cách đạo đức có tác giả quan tâm nghiên cứu ở phương diện
    chung: Trần Thị Tuyết Sương: "Vấn đề xây dựng nhân cách đạo đức con người Việt
    Nam trong điều kiện hiện nay", Luận văn thạc sĩ Triết học, bảo vệ tại Viện Triết học
    1998 .
    Nhìn chung, các công trình kể trên đã có nhiều đóng góp trong việc làm rõ mối
    quan hệ giữa kinh tế và đạo đức với việc xây dựng và giáo dục nhân cách cho sinh viên,
    nhưng chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống về vấn đề xây dựng
    nhân cách đạo đức cho sinh viên trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện
    nay.
    Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài: " Vấn đề xây dựng nhân cách đạo đức sinh viên
    trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay " làm luận văn tốt nghiệp của
    mình.
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
    3.1. Mục đích:
    Qua khảo sát nhân cách đạo đức sinh viên hiện nay tại một số trường đại học
    khối xã hội nhân văn ở miền Bắc Việt Nam, luận văn đưa ra các giải pháp chủ yếu
    nhằm xây dựng nhân cách đạo đức cho sinh viên trong điều kiện kinh tế thị trường hiện
    nay ở Việt Nam.
    3.2. Nhiệm vụ của luận văn
    Để đạt được mục đích nói trên, luận văn đã thực hiện những nhiệm vụ cơ bản
    như sau:
    - Góp phần làm rõ khái niệm nhân cách đạo đức và những nhân tố cơ bản quy
    định sự phát triển nhân cách đạo đức của sinh viên.
    - Phân tích tầm quan trọng của việc xây dựng nhân cách đạo đức cho sinh viên
    trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay.
    - Tìm hiểu thực trạng của nhân cách đạo đức sinh viên các trường đại học khối
    xã hội nhân văn ở miền Bắc Việt Nam.
    - Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng nhân cách đạo đức sinh viên
    trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Nghiên cứu nhân cách đạo đức sinh viên trong một số trường đại học tiêu biểu
    được chọn làm khảo sát, làm rõ sự biến đổi nhân cách đạo đức trong sinh viên từ sau đổi
    mới đất nước đến nay.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Luận văn sử dụng các phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
    nghĩa duy vật lịch sử, đặc biệt là mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội; các
    phương pháp lịch sử và lôgic, phân tích và tổng hợp, điều tra xã hội học, thống kê . cũng
    được sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài.
    6. Cái mới của luận văn
    - Luận văn góp phần làm rõ thực trạng nhân cách đạo đức sinh viên trong điều
    kiện kinh tế thị trường hiện nay ở Việt Nam.
    - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu xây dựng nhân cách đạo đức mới cho sinh
    viên hiện nay.
    7. ý nghĩa của luận văn
    Luận văn góp phần tìm hiểu, nghiên cứu một vấn đề bức thiết của môn Đạo đức
    học và đáp ứng những đòi hỏi của thực tiễn xã hội: nghiên cứu nhân cách đạo đức sinh
    viên trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
    Trên bình diện nghiên cứu và những kết quả đã đạt được, chúng tôi hy vọng luận
    văn sẽ góp phần làm phong phú thêm nguồn tài liệu tham khảo cho giáo viên, sinh viên
    dạy và học môn Đạo đức học.
    Luận văn có ý nghĩa nhất định đối với công tác giáo dục và xây dựng nhân cách
    đạo đức cho sinh viên trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
    hiện nay ở nước ta.
    8. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2
    chương, 4 tiết.


    Danh mục tài liệu tham khảo
    1. Ban Tư tưởng - Văn hóa trung ương (2001), Tài liệu nghiên cứu văn kiện Đại hội IX
    của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    2. Hoàng Chí Bảo (2001), "Nhân cách và giáo dục văn hóa nhân cách", Triết học, (1),
    tr. 29.
    3. Báo Nhân Dân, ngày 6.3.1997.
    4. Nguyễn Ngọc Bích (1995), Hồ Chí Minh những vấn đề về tâm lý học, Viện Tâm lý
    học, Hà Nội.
    5. Phạm Xuân Cảnh (1996), Tìm hiểu lối sống của sinh viên Hà nội trong thời kỳ đổi
    mới, Luận văn tốt nghiệp đại học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
    6. A. G. Côvaliôp (1971), Tâm lý học cá nhân, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    7. Chủ nghĩa xã hội và nhân cách (1993), Nxb Giáo khoa Mác - Lênin,
    Hà Nội.
    8. Thành Duy (chủ biên) (1996), Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức,
    Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    9. Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Văn kiện Hội nghị lần thứ tư, Ban chấp hành
    trung ương khóa VII.
    10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ hai, Ban chấp hành
    trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm, Ban chấp hành
    trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu, Ban chấp hành
    trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    13. Đảng Cộng sản Việt Nam với công tác vận động thanh niên trong thời kỳ công
    nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (2001), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,
    Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    15. Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (1999), Tổng quan tình hình thanh niên,
    công tác Đoàn và phong trào thiếu nhi, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
    16. Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Phân viện Báo chí và Tuyên truyền, Số
    liệu thống kê sinh viên kết nạp Đảng năm 2000.
    17. Trần Minh Đoàn (2001), Giáo dục đạo đức cho thanh niên, học sinh theo tư tưởng
    Hồ Chí Minh ở nước ta hiện nay, Luận án tiến sĩ triết học, Học viện Chính trị
    Quốc gia Hồ Chí Minh.
    18. Nguyễn Tĩnh Gia (1997), "Sự tác động hai mặt của cơ chế thị trường đối với đạo
    đức người cán bộ quản lý", Nghiên cứu lý luận, (2).
    19. Phạm Minh Hạc (1999), Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI, Nxb Chính
    trị quốc gia, Hà Nội.
    20. Phạm Minh Hạc (chủ biên) (2001), Về phát triển toàn diện con người thời kỳ công
    nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    21. Nguyễn Khắc Hùng, Phạm Hồng Quang (2001), "Thực trạng lối sống sinh viên đại
    học Thái Nguyên", Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp.
    22. Hoàng Ngọc Hiếu (1976), Luận cương đạo đức học, Trường Lý luận nghiệp vụ, Bộ
    Văn hóa, Hà Nội.
    23. Phan Văn Khải (17.10.2001), "Tạo bước phát triển rõ rệt giáo dục đại học những
    năm đầu thế kỷ XXI", Báo Giáo dục thời đại.
    24. Lương Quỳnh Khuê (1995), Văn hóa thẩm mỹ và nhân cách, Nxb Chính trị quốc gia,
    Hà Nội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...