Luận Văn Luận văn TS Kinh tế: Phát triển các khu công nghiệp đồng bộ trên địa bàn Hà Nội

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
    LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ
    Hà Nội, 2010

    MỤC LỤC ( Luận án dài 225 trang có File Word)


    Lời cam đoan i
    MỤC LỤC ii
    DANH MỤC CÁC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v
    DANH MỤC CÁC BẢNG vi
    DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ vii
    MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1 . NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN 11
    KHU CÔNG NGHIỆP ĐỒNG BỘ
    1.1. Tổng quan về Khu công nghiệp (Industrial Zone) 11
    1.1.1. Khái niệm về Khu công nghiệp 11
    1.1.2. Vai trò của khu công nghiệp 12
    1.2. Cơ sở lý luận phát triển khu công nghiệp đồng bộ. 17
    1.2.1. Cơ sở lý thuyết cho việc phát triển khu công nghiệp đồng bộ. 17
    1.2.2. Khái niệm về phát triển khu công nghiệp đồng bộ. 24
    1.2.3. Một số tiêu chí chủ yếu phản ánh tính đồng bộ của KCN 27
    1.2.4. Một số chỉ tiêu dánh giá sự phát triển và khai thác sử dụng của KCN
    1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của KCN đồng bộ.
    1.3.1. Quy hoạch 36
    1.3.2. Vị trí địa lý, quy mô của KCN 38
    1.3.3. Hạ tầng kỹ thuật của khu vực xây dựng KCN 39
    1.3.4. Khu dân cư và các công trình phục vụ công cộng 39
    1.3.5. Sự phát triển các trung tâm kinh tế và đô thị liền kề. 40
    1.3.6. Sự ổn định chính trị, cơ chế chính sách và môi trường đầu tư 40
    1.3.7. Sự phát triển của công nghiệp phụ trợ, khả năng cung cấp nguyên vật liệu
    1.3.8. Nguồn cung lao động 42
    1.3.9. Vốn đầu tư 43
    1.4. Kinh nghiệm xây dựng, phát triển khu công nghiệp của đài 43
    Loan và thành công của khu công nghiệp Tô Châu, Trung Quốc Bài học rút ra cho Hà Nội
    1.4.1. Kinh nghiệm phát triển KCN của đài Loan 43
    1.4.2. Kinh nghiệm xây dựng và phát triển của KCN Tô Châu- 51
    Trung Quốc
    1.4.3. Một số bài học kinh nghiệm cho việc phát triển các khu công 56 nghiệp đồng bộ trên dịa bàn Hà Nội
    Kết luận chương 1 59

    CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC KCN TRÊN 61
    ĐỊA BÀN HÀ NỘI THỜI GIAN QUA

    2.1. đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội và hạ tầng kỹ 62
    thuật-xã hội của Hà Nội giai đoạn 1995-2009 ảnh hưởng tới việc hình thành và phát triển các KCN
    Nhóm 1. Thực trạng phát triển kinh tế-xã hội 62
    2.1.1. Dân số và lao động 62
    2.1.2. Trình độ phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu. 63
    Nhóm 2. Thực trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật 64
    2.1.3. Cơ sở hạ tầng giao thông 64
    2.1.4. Hạ tầng cấp điện và chiếu sáng 68
    2.1.5. Hạ tầng cấp nước 69
    2.1.6. Hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải 71
    2.1.7. Thu gom và xử lý chất thải rắn 73
    2.1.8. Hạ tầng bưu điện, thông tin liên lạc 74
    Nhóm 3: Thực trạng hạ tầng xã hội 75
    2.1.9. Hạ tầng nhà ở 75
    2.1.10. Cơ sở hạ tầng giáo dục 76
    2.1.11. Cơ sở hạ tầng Y tế 76
    2.2. đánh giá thực trạng phát triển của các Khu công nghiệp trên 78
    địa bàn Hà Nội
    2.2.1. đánh giá trình độ và tiềm năng phát triển các KCN trên địa 79 bàn Hà Nội
    2.2.2. Thực trạng xây dựng và phát triển của 5 KCN Hà Nội 83
    2.2.3. đánh giá chung về sự phát triển KCN Hà Nội 111

    2.3. Nhận diện điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong việc phát triển các KCN đồng bộ trên địa bàn Hà Nội (Modul SWOT) để đề xuất một số nhóm vấn đề cần tập trung giải quyết
    2.3.1. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong việc phát triển các KCN đồng bộ trên địa bàn Hà Nội (Modul SWOT)
    2.3.2. Phối hợp các yếu tố điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức để đề xuất một số vấn đề cần tập trung giải quyết
    Kết luận chương 2 123

    CHƯƠNG 3. CÁC QUAN đIỂM, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KCN đỒNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

    3.1. Quy hoạch phát triển các KCN tập trung ở Việt nam đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020
    3.2. định hướng hoàn thiện và phát triển các KCN ở Hà Nội đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020
    3.3. Những giải pháp phát triển KCN đồng bộ trên địa bàn Hà
    Nội đến năm 2015 tầm nhìn đến năm 2020
    3.3.1. Các căn cứ để đề xuất giải pháp 130
    3.3.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện quy hoạch khu công nghiệp 131
    3.3.3. Nhóm giải pháp hoàn thiện cơ sở hạ tầng đảm bảo cho việc phát triển KCN đồng bộ
    3.3.4. Nhóm giải pháp về thu hút đầu tư 146
    3.3.5. Nhóm giải pháp phát triển và đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao
    3.3.6. Nhóm giải pháp đổi mới quản lý nhà nước đối với các KCN 160
    3.4. đề xuất nội dung quy hoạch và một số hạng mục công trình thiết yếu để xây dựng mô hình thí điểm một KCN đồng bộ phù hợp với đặc thù của thủ đô Hà Nội
    3.5.1. Quy hoạch khu công nghiệp 167
    3.5.2. Hạ tầng kỹ thuật trong hàng rào khu công nghiệp 169
    3.5.3. Hạ tầng xã hội và các dịch vụ phụ trợ 176
    3.5. Một số kiến nghị 180
    3.5.1. đối với Chính phủ và các Bộ, ngành 180
    3.5.2. đối với thành phố Hà Nội 181
    Kết luận chương 3 182
    KẾT LUẬN 184
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH đà CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 187
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 189
    PHỤ LỤC 203



    DANH MỤC CÁC BẢNG

    Bảng 2.1.Số liệu lao động và việc làm của Hà Nội giai đoạn 1996-2009
    Bảng 2.2. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân năm của Hà nội giai đoạn 1996-2007 và năm 2009 (%)
    Bảng 2.3. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu GDP theo ngành của Hà Nội giai đoạn 1996-2007 và năm 2009 (%)
    Bảng 2.4. Tỷ lệ giá trị sản xuất công nghiệp của Hà Nội (2002-2009)
    Bảng 2.5. Cơ sở hạ tầng thoát nước giai đoạn 2000 - 2007
    Bảng 2.6. Số liệu về quỹ nhà ở giai đoạn 1999-2005 và năm 2009
    Bảng 2.7. Số cơ sở giáo dục và số lượng học sinh, sinh viên giai đoạn 2000-2007 và năm 2009
    Bảng 2.8. Số lượng cơ sở y tế giai đoạn 2000-2007 và năm 2009
    Bảng 2.9. Phân khu chức năng KCNC Hòa Lạc
    Bảng 2.10. Tình hình sử dụng đất của 5 KCN Hà Nội tính đến 31/12/2009
    Bảng 2.11. Tình hình sử dụng vốn đầu tư xây dựng hạ tầng 5 KCN Hà Nội lũy kế đến 31/12/2009
    Bảng 2.12. Tình hình thu hút vốn đầu tư vào 5 KCN Hà Nội tính đến 31/12/2009
    Bảng 2.13.Biểu tổng hợp cơ cấu dự án FDI của 5 KCN Hà Nội tính đến 31/12/2009
    Bảng 2.14. Vốn đăng ký và điều chỉnh của 5 KCN Hà Nội qua các năm
    Bảng 2.15. Số liệu lao động của 5 KCN Hà Nội qua các năm
    Bảng 2.16. Doanh thu và nộp ngân sách của 5 KCN Hà Nội 2002-2009
    Bảng 2.17. Kim ngạch xuất nhập khẩu của 5 KCN Hà Nội 2002-2009
    Bảng 2.18. Bảng phân tích SWOT
    Bảng 3.1. Diện tích tối thiểu khu đất xây dựng trạm xử lý nước



    DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU đỒ

    Hình 1.1. Áp dụng lý thuyết “lợi thế cạnh tranh vùng” của Michael Porter để xây dựng mô hình cụm công nghiệp
    Hình 2.1. Mô hình liên kết sản xuất của công ty Canon
    Hình 2.2. Cơ cấu dự án FDI của 5 KCN Hà Nội phân theo số dự án tính đến 31/12/2009
    Hình 2.3. Cơ cấu dự án FDI của 5 KCN Hà Nội phân theo vốn đăng ký tính đến 31/12/2009
    Hình 2.4. Cơ cấu lao động Hà Nội trong các KCN qua các năm
    Hình 2.5. Biểu đồ xuất nhập khẩu của 5 KCN Hà Nội 2002-2009




    MỞ ĐẦU


    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Sự ra đời của các Khu công nghiệp, Khu chế xuất (KCN, KCX) gắn liền với đường lối đổi mới, chính sách mở cửa do đại hội đảng lần thứ VI năm 1986 khởi xướng. Nghị quyết Hội nghị giữa nhiệm kỳ khóa VIII năm 1994 đã đề ra yêu cầu về “Quy hoạch các vùng, trước hết là các địa bàn trọng điểm, các khu chế xuất, khu kinh tế đặc biệt, khu công nghiệp tập trung”. Chủ trương đó tiếp tục được khẳng định qua các văn kiện về đường lối phát triển kinh tế của đảng qua các nhiệm kỳ. Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần X của đảng năm 2006 một lần nữa khẳng định chủ trương quy hoạch, phát triển các KCN và xác định phương hướng thời gian tới là “Hoàn chỉnh quy hoạch phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp trên cả nước; hình thành các vùng công nghiệp trọng điểm; gắn chặt việc phát triển sản xuất với đảm bảo các điều kiện sinh hoạt cho người lao động”.
    Hà Nội là trái tim của cả nước, đầu não chính trị- hành chính quốc gia, là trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế. Thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 15/12/2000 của Bộ Chính trị về phương hướng nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội trong thời kỳ 2001 – 2010, Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp, trong đó đầu tư xây dựng các KCN là một trong những giải pháp quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư nhất là nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, tạo đà thúc đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH Thủ đô.
    Đến 30/06/2010 Hà Nội có 17 KCN tập trung trên địa bàn Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập và phê duyệt danh mục quy hoạch với tổng diện tích gần 3500 ha (quy mô bình quân 206ha/KCN) và 01 khu công nghệ cao Hòa Lạc (1586 ha) do Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý. Trước khi sát nhập địa giới hành chính với tỉnh Hà Tây vào ngày 01/08/2008, Hà Nội đã xây dựng và đưa vào hoạt động 05 khu công nghiệp đó là: KCN Bắc Thăng Long, KCN Nội Bài, KCN Nam Thăng Long, KCN Hà Nội-đài Tư, KCN Sài đồng B (sau đây gọi là 5
    KCN Hà Nội) với tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 532,46 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê là 343,3 ha. Tính đến ngày 31/12/2009, 05 KCN này đã tiến hành cho thuê 316ha và thu hút được 218 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng vốn đăng ký đầu tư trên 03 tỷ USD, giải quyết được 70.568 lao động; nộp ngân sách gần 1000 tỷ đồng.
    05 KCN này đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô. Tuy nhiên, phần lớn các KCN mới chỉ chú trọng tới việc thu hút đầu tư, lấp đầy, do vậy trong quá trình xây dựng và phát triển các KCN trên địa bàn Hà Nội cũng bộc lộ một số hạn chế cần được tiếp tục nghiên cứu và khắc phục như:
    - Công tác quy hoạch phát triển các KCN (quy hoạch dài hạn, xác định địa điểm, quy mô các KCN, sự đồng bộ về hạ tầng trong và ngoài hàng rào là những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự thành công của việc phát triển KCN) còn nhiều bất cập;
    - Cơ cấu quy hoạch sử dụng đất và phân khu chức năng trong KCN còn chưa phù hợp, tỷ lệ đất dành cho thảm cỏ cây xanh và khu phụ trợ còn thấp.
    - Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực; vấn đề nhà ở, vấn đề đời sống văn hóa, tinh thần, giáo dục, chăm sóc y tế, cho công nhân làm việc tại các KCN còn chưa được quan tâm thích đáng .
    - Hiệu quả kinh tế của các KCN và trình độ công nghệ của các doanh nghiệp áp dụng vào sản xuất chưa cao. Cơ cấu ngành nghề và sự liên kết kinh tế còn nhiều hạn chế.
    - Hệ thống chính sách phát triển KCN hiện hành của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng vẫn còn khá nhiều bất cập và hạn chế, đặc biệt là những chính sách về lao động việc làm, đất đai, huy động vốn, công nghệ .; một số văn bản thể chế hóa chính sách còn bất cập, chưa thực sự thông thoáng . Sự phối kết hợp của các cơ quan quản lý nhà nước chưa chặt chẽ, công tác thanh kiểm tra xử lý vi phạm và cải cách thủ tục hành chính chưa triệt để.
    - Tình trạng ô nhiễm môi trường của các khu công nghiệp Hà Nội vẫn chưa được giải quyết kịp thời.
    Vì vậy câu hỏi đặt ra là làm thế nào để xây dựng các KCN đồng bộ đảm bảo giữa mục tiêu tăng trưởng kinh tế của KCN gắn với việc cải thiện các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường? Việc nghiên cứu quá trình phát triển các KCN đồng bộ trong quá trình CNH, HđH và hội nhập quốc tế của Hà Nội có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn: Về lý luận sẽ làm rõ sự cần thiết hình thành và phát triển các KCN đồng bộ trong quá trình CNH, HđH; về thực tiễn, việc xây dựng và phát triển thành công các KCN đồng bộ trên địa bàn Hà Nội sẽ đóng góp tích cực vào tốc độ tăng trưởng kinh tế xã hội đồng thời đẩy nhanh quá trình CNH, HđH của Hà Nội, đưa Hà Nội trở thành trở thành một trung tâm ngày càng có uy tín ở khu vực và trên thế giới.
    Xuất phát từ nhận thức về ý nghĩa của những vấn đề trên, qua khảo sát và tìm hiểu tác giả lựa chọn đề tài “Phát triển các khu công nghiệp đồng bộ trên địa bàn Hà Nội” làm đề tài luận án Tiến sĩ Kinh tế là rất cần thiết và có ý nghĩa thiết thực.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...