Luận Văn Luận văn tốt nghiệp về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp nhà nước

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Trang
    Trang bìa phụ
    Quyết định thực tập
    Giấy xác nhận thực tập
    Nhận xét của giáo viên hướng dẫn
    Lời cảm ơn
    MỤC LỤC i
    DANH MỤC BẢNG v
    DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ v
    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH 4
    1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP. 4
    1.1.1. Khái niệm phân tích tài chính. 4
    1.1.2 Mục tiêu của phân tích tài chính. 4
    1.1.3 Nhiệm vụ của phân tích tài chính. 5
    1.1.4 Ý nghĩa của phân tích tài chính. 5
    1.1.5 Một số hạn chế của phân tích tài chính. 7
    1.2. NỘI DUNG CỦA PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH. 8
    1.2.1 Phân tích tài chính thông qua bảng cân đối kế toán. 8
    1.2.1.1 Phân tích sự biến động và kết cấu tài sản. 9
    1.2.1.2 Phân tích sự biến động và kết cấu nguồn vốn. 10
    1.2.2 Phân tích diễn biến nguồn và sử dụng nguồn. 11
    1.2.3 Phân tích tài chính thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. 12
    1.2.4 Phân tích tài chính thông qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ. 13
    1.2.4.1 Đánh giá khả năng tạo ra tiền trong tương lai. 14
    1.2.4.2 Phân tích khả năng chi trả thực tế trong doanh nghiệp. 15
    1.2.5 Phân tích tài chính thông qua các tỷ số tài chính. 15
    1.2.5.1 Phân tích các tỷ số về khả năng thanh toán. 15
    a. Khả năng thanh toán hiện hành (tổng quát). 16
    b. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. 16
    c. Khả năng thanh toán nhanh. 17
    d. Khả năng thanh toán lãi vay. 17
    1.2.5.2 Phân tích các tỷ số về khả năng hoạt động. 18
    a. Số vòng quay hàng tồn kho và kỳ luân chuyển hàng tồn kho. 18
    b. Vòng quay khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân. 19
    c. Hiệu suất sử dụng vốn ngắn hạn. 19
    d. Hiệu suất sử dụng vốn dài hạn. 20
    e. Vòng quay tổng tài sản. 20
    1.2.5.3 Phân tích các tỷ số đòn bẩy tài chính. 21
    a. Tỷ số nợ so với tổng tài sản. 21
    b. Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu. 21
    c. Tỷ số tự tài trợ. 22
    1.2.5.4 Phân tích các tỷ số về khả năng sinh lời. 23
    a. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS). 23
    b. Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí. 23
    c. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA). 24
    d. Tỷ suất lợi nhuận trên nguồn vốn chủ sở hữu (ROE). 24
    1.2.6 Phân tích tài chính Dupont. 24
    1.2.6.1 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA). 25
    1.2.6.2 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (doanh lợi vốn chủ). 25
    CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CẤP THOÁT NƯỚC VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN KIÊN GIANG 27
    2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY. 27
    2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công Ty. 27
    2.1.1.1 Thông tin chung về Công Ty. 27
    2.1.1.2 Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển. 27
    2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty. 28
    2.1.2.1 Chức năng. 28
    2.1.2.2 Nhiệm vụ. 29
    2.1.3 Cơ cấu tổ chức của bộ máy quản lý và sản xuất tại công ty. 29
    2.1.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất của công ty. 29
    2.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận. 31
    2.2 ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY. 33
    2.2.1 Đánh giá khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của Công Ty. 33
    2.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tài chính của Công Ty. 37
    2.2.2.1 Các nhân tố bên trong. 37
    2.2.2.2 Các nhân tố bên ngoài. 38
    2.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY. 40
    2.3.1 Phân tích tài chính thông qua bảng cân đối kế toán. 40
    2.3.1.1 Phân tích sự biến động và kết cấu tài sản. 40
    2.3.1.2 Phân tích sự biến động và kết cấu nguồn vốn. 45
    2.3.2 Phân tích diễn biến nguồn và sử dụng nguồn. 50
    2.3.3 Phân tích tài chính thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. 56
    2.3.3.1 Phân tích sự biến động của doanh thu, chi phí và lợi nhuận. 56
    2.3.3.2 Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí và khả năng tạo ra lợi nhuận. 60
    a. Đối với hoạt động cấp nước:. 60
    b. Đối với hoạt động lắp đồng hồ nước. 65
    2.3.4 Phân tích tài chính thông qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ. 68
    2.3.5 Phân tích tài chính thông qua các chỉ số tài chính. 68
    2.3.5.1 Phân tích các tỷ số về khả năng thanh toán. 68
    2.3.5.2 Phân tích các tỷ số phản ánh hiệu quả hoạt động. 71
    2.3.5.3 Phân tích các tỷ số đòn bẩy tài chính. 76
    2.3.5.4 Phân tích tài chính Dupont. 79
    a. Đối với hoạt động cấp nước. 79
    b. Đối với hoạt động lắp đồng hồ nước. 83
    2.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN QUA. 87
    2.4.1. Những mặt đã đạt được. 87
    2.4.2. Những mặt còn hạn chế. 89
    CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CẤP THOÁT NƯỚC VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN KIÊN GIANG 92
    3.1 Giải pháp 1: Tiết kiệm chi phí, đặc biệt là chi phí quản lý doanh nghiệp. 92
    3.2 Giải pháp 2: Hạn chế tình trạng bị chiếm dụng vốn. 94
    3.3 Giải pháp 3: Đề xuất tăng giá bán nước với UBND Tỉnh. 96
    3.4 Giải pháp 4: Nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản. 97
    3.5 Giải pháp 5: Hoàn thiện báo cáo lưu chuyển tiền tệ. 98
    KẾT LUẬN 102
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 103
    PHỤ LỤC 104

    LỜI MỞ ĐẦU

    1. Sự cần thiết của đề tài.
    Toàn cầu hóa đã trở thành xu thế tất yếu của thế giới ngày nay và cũng như những lĩnh vực khác, kinh tế - thương mại cũng nằm trong xu thế này. Quan hệ kinh tế không còn bó hẹp trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, khu vực mà toàn diện rộng khắp trên thế giới.
    Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO được xem là thành quả rất quan trọng trong nỗ lực đối ngoại của chúng ta. Gia nhập WTO đứng trước những cơ hội và thuận lợi lớn để phát triển nền kinh tế - một nền kinh tế đang phát triển với những khó khăn nội tại nhất định, nền kinh tế có tiềm năng nhưng bị hạn chế về nhiều mặt trong đó phải kể đến nguồn lực tài chính. Bên cạnh những cơ hội, Việt Nam đối mặt với nhiều thách thức to lớn đến từ sân chơi chung này. Với nền kinh tế thị trường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa gồm nhiều thành phần kinh tế chủ yếu là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, sức cạnh tranh yếu được xem hạn chế lớn của các doanh nghiệp Việt Nam.
    Do đó, để tồn tại và phát triển tốt trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt với ngày càng nhiều rủi ro này, bản thân mỗi doanh nghiệp cần xác định những hướng đi lâu dài đúng đắn. Doanh nghiệp phải luôn luôn linh hoạt, nhạy bén với những biến động về kinh tế, chủ động đối mặt với khủng hoảng, suy thoái kinh tế. Từ đó, có những giải pháp đúng đắn thích ứng cho từng giai đoạn phát triển. Và để làm được điều này vấn đề đặc biệt trước hết là có sự thay đổi tư duy tầm nhìn của nhà quản trị doanh nghiệp với chiến lược phát triển kinh tế.
    Vì thế, phân tích tài chính là công cụ hỗ trợ tích cực đối với doanh nghiệp và đồng thời có ý nghĩa quan trọng cho các đối tượng sử dụng khác. Thông qua phân tích tình hình tài chính, giúp bản thân doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện hơn, hiểu rõ hơn tình hình tài chính, biết đâu là lợi thế, hạn chế của doanh nghiệp để đưa ra những hướng giải quyết tối ưu, kịp thời cải thiện tình hình, đồng thời phát huy đối đa hiệu quả mà lợi thế có thể mang lại. Bên cạnh đó thông tin từ việc phân tích tài giúp cho nhà đầu tư có những quyết định chính xác hơn, hạn chế các rủi ro có thể xảy ra.
    Vì những lý do trên, nên quá trình thực tập tại Công Ty Cấp Thoát Nước Và Vệ Sinh Môi Trường Nông Thôn Kiên Giang em đã lựa chọn đề tài: “Phân tích tình hình tài chính tại Công Ty Cấp Thoát Nước Và Vệ Sinh Môi Trường Nông Thôn Kiên Giang”.
    2. Mục tiêu nghiên cứu.
    Việc áp dụng lý luận vào thực tiễn có ý nghĩa quan trọng, giúp chúng ta hiểu được vấn đề một cách toàn diện, thiết thực hơn. Kiến thức của quá trình học tập tại nhà trường kết hợp thực tế tại Công Ty giúp em hệ thống hóa lý luận về phân tích tài chính.
    Thông qua quá trình phân tích tình hình tài chính tại Công Ty để thấy được những thế mạnh cũng như những mặt hạn chế nhất định đồng thời tìm ra nguyên nhân dẫn đến những vấn đề này. Từ đó, đề xuất những biện pháp nhằm cải thiện tình hình và phát huy tối đa lợi thế của một doanh nghiệp Nhà Nước – Công Ty Cấp Thoát Nước Và Vệ Sinh Môi Trường Nông Thôn Kiên Giang.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
    ü Đối tượng nghiên cứu: Tình hình tài chính của Công Ty Cấp Thoát Nước Và Vệ Sinh Môi Trường Nông Thôn Kiên Giang. Thông qua các báo cáo tài chính của doanh nghiệp như: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ sau đó sẽ tiến hành tổng hợp xử lý số liệu, phân tích, so sánh các số liệu nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu.
    ü Phạm vi nghiên cứu: Tiến hành phân tích các báo cáo tài chính của công ty trong phạm vi 3 năm 2008, 2009, 2010 để phản ánh tình hình tài chính hiện tại cũng như xu hướng phát triển của công ty.


    4. Phương pháp nghiên cứu.
    ü Phương pháp phỏng vấn.
    ü Phương pháp phân tích - tổng hợp.
    ü Phương pháp so sánh.
    ü Phương pháp tỷ lệ.
    ü Phương pháp phân tích tài chính Dupont.
    ü Và một số phương pháp khác
    5. Nội dung và kết cấu đề tài.
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung của đồ án tốt nghiệp gồm 3 phần:
    Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích tài chính
    Chương 2: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cấp Thoát Nước Và Vệ Sinh Môi Trường Nông Thôn Kiên Giang.
    Chương 3: Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại Công ty Cấp Thoát Nước Và Vệ Sinh Môi Trường Nông Thôn Kiên Giang.









    CHƯƠNG 1
    CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
    ---------------------------------------
    1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP.
    1.1.1. Khái niệm phân tích tài chính.
    Phân tích tài chính doanh nghiệp là quá trình kiểm tra, đối chiếu và so sánh các số liệu tài chính hiện hành và quá khứ dựa trên những thông tin đặc trưng, những sự kiện quan trọng về công ty và môi trường kinh tế trong quá khứ, hiện tại và xu hướng phát tiển của nó. Thông qua phân tích tài chính, người sử dụng thông tin có thể đánh giá thực trạng tài chính công ty, tiềm năng phát triển đồng thời dự kiến những rủi ro có thể xảy ra. Từ đó có những quyết định phù hợp và hiệu quả hơn.
    1.1.2 Mục tiêu của phân tích tài chính.
    Trong từng trường hợp thì việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp có thể hướng đến các mục tiêu khác nhau. Tuy nhiên, nhìn một cách khái quát thì quá trình phân tích tài chính phải kể đến những mục tiêu đồng thời là mối quan tâm việc phân tích như sau:
    Thứ nhất, mục tiêu ban đầu của việc phân tích tài chính là nhằm để hiểu được và nắm chắc các con số, tức là sử dụng các công cụ phân tích tài chính như là một phương tiện hỗ trợ để hiểu rõ các số liệu tài chính tại doanh nghiệp. Vì vậy, người ta có thể đưa ra nhiều biện pháp phân tích khác nhau nhằm để thể hiện những mối quan hệ có nhiều ý nghĩa quan trọng và những thông tin sẽ được sàng lọc từ các dữ liệu ban đầu.
    Thứ hai, do sự định hướng của công tác phân tích tài chính nhằm vào việc ra quyết định nên một mục tiêu quan trọng khác là nhằm đưa ra một cơ sở hợp lý nhất, có ý nghĩa nhất cho việc dự đoán tương lai. Trên thực tế, tất cả các công việc ra quyết định, phân tích tài chính hay tất cả những việc tương tự đều nhằm hướng vào tương lai. Do đó, người ta sử dụng các công cụ và kỹ thuật phân tích tài chính nhằm cố gắng đưa ra đánh giá có căn cứ về tình hình tài chính tương lai của doanh nghiệp, dựa trên phân tích tình hình tài chính trong quá khứ và hiện tại, và đưa ra ước tính tốt nhất về khả năng của những sự cố kinh tế có thể xảy ra trong tương lai.
    1.1.3 Nhiệm vụ của phân tích tài chính.
    Nhiệm vụ của phân tích tài chính doanh nghiệp là thông qua những phương pháp, công cụ phân tích để chỉ rõ ý nghĩa của số liệu tài chính tại doanh nghiệp phản ánh thực trạng và triển vọng của hoạt động tài chính. Phải vạch rõ mặt tích cực, tiêu cực và mức độ ảnh hưởng của chúng cũng như sự tác động của các yếu tố khác lên chúng. Và thông qua đó sẽ có những quyết định hợp lý, chính xác phù hợp với tình hình của doanh nghiệp.
    Nhiệm vụ được thể hiện cụ thể như đánh giá tình hình thanh toán, những khả năng hoạt động của doanh nghiệp, tình hình chấp hành các chế độ, chính sách tài chính, tín dụng của nhà nước. Đánh giá hiệu quả việc sử dụng vốn, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ đó, đề ra các biện pháp khắc phục hạn chế khó khăn, phát huy lợi thế và khai thác các tiềm năng của doanh nghiệp
    1.1.4 Ý nghĩa của phân tích tài chính.
    Phân tích tài chính được xem là công cụ có ý nghĩa rất quan trọng về nhiều mặt, đến nhiều đối tượng liên quan như chính doanh nghiệp, ngân hàng hay các chủ nợ, nhà đầu tư và nhiều đối tượng khác. Tùy từng đối tượng mà mối quan tâm của họ sẽ có sự khác nhau, tuy nhiên mối quan tâm chung là ích mang lại cho họ.
    Đối với chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp, mối quan tâm hàng đầu của họ là tìm kiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ để đảm bảo sự tồn tại và phát triển tốt cho doanh nghiệp tạo việc làm cho người lao động, đóng góp phúc lợi xã hội, bảo vệ môi trường, Chính vì vậy, các nhà quản trị doanh nghiệp và các chủ doanh nghiệp cần có đủ thông tin và hiểu rõ về tình hình tài chính doanh nghiệp để có những giải pháp khắc những hạn chế, phát huy những thế mạnh và khai thác tốt những tiềm năng.
    Còn đối với chủ nợ, những chỉ số trong bảng phân tích tài chính phục vụ một yêu cầu duy nhất đó là khả năng thanh toán nợ tồn đọng của doanh nghiệp đối với họ. Nhóm đối tượng này thường chỉ quan tâm chủ yếu đến chỉ số kinh doanh, doanh thu, lưu lượng tiền mà doanh nghiệp có được trong một năm. Do đó, phân tích tài chính có ý nghĩa rất lớn với họ, để họ biết được doanh nghiệp có khả năng thanh toán hay không, họ có nên cho vay hay tiếp tục cho vay hay không.
    Đối với các nhà đầu tư, những kết quả phân tích tài chính sẽ giúp họ có một cái nhìn toàn diện bao quát về doanh nghiệp, về vốn, tỷ suất lãi, doanh thu hàng năm, nợ tồn đọng, Các chỉ số phân tích tài chính sẽ cung cấp một cách chính xác, kịp thời và thiết yếu cho các nhà đầu tư có ý định hoặc tuơng lai sẽ đầu tư vào doanh nghiệp. Chính những kết quả phân tích này là cầu nối giữa doanh nghiệp và nhà đầu tư, là nguồn thu hút vốn từ ngoài vào giúp cho doanh nghiệp phát triển tốt hơn.
    Các nhà đầu tư là những người giao vốn cho doanh nghiệp quản lý, bởi vậy họ rất quan tâm đến triển vọng hoạt động, giá trị doanh nghiệp, cổ tức và giá trị thặng dư vốn. Phân tích tài chính đối với nhà đầu tư là để đánh giá doanh nghiệp, ước đoán giá trị cổ phiếu, khả năng thanh toán, khả năng sinh lời và mức độ rủi ro trong kinh doanh để có hướng lựa chọn đầu tư thích hợp nhất.
    Nói tóm lại, phân tích tài chính doanh nghiệp không phải chỉ cung cấp những thông tin cho các nhà quản trị doanh nghiệp nhằm giúp họ đánh giá khách quan về sức mạnh tài chính của doanh nghiệp, khả năng sinh lời và triển vọng phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, mà còn cung cấp thông tin bổ ích cho các đối tượng sử dụng thông tin ngoài doanh nghiệp như: các nhà đầu tư, các nhà cung cấp, các chủ nợ, các khách hàng, các nhà quản lý cấp trên, người lao động, các nhà nghiên cứu và các sinh viên kinh tế,

    1.1.5 Một số hạn chế của phân tích tài chính.
    Phân tích tài chính có ý nghĩa rất quan trọng về nhiều mặt đối với những đối tượng sử dụng kết quả này. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau mà công tác phân tích tài chính doanh nghiệp gặp phải những hạn chế nhất định, có thể kể đến như sau:
    ü Thứ nhất: Có nhiều doanh nghiệp lớn hoạt động đa ngành hoặc hoạt động trong những ngành rất khác nhau, nên rất khó ứng dụng tỷ số bình quân ngành có ý nghĩa đố với doanh nghiệp này. Do đó phân tích tài chính thường có ý nghĩa hơn trong doanh nghiệp nhỏ và không hoạt động đa ngành.
    ü Thứ hai: Lạm phát có thể gây ảnh hưởng xấu và làm sai lệch thông tin ghi nhận trên báo cáo tài chính nên việc tính toán các tỷ số tài chính cũng sai lệch theo.
    ü Thứ ba: Các yếu tố thời vụ cũng làm ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp và khiến các tỷ số tài chính có khuynh hướng thay đổi bất thường.
    ü Thứ tư: Các tỷ số được xây dựng và tính toán từ thông tin trên báo cáo tài chính nên độ chính xác của nó phụ thuộc vào chất lượng và nguyên tắc thực hành kế toán. Tuy nhiên nguyên tắc và việc thực hành kế toán có thể khác nhau giữa các doanh nghiệp, các ngành các quốc gia, do đó làm sai lệch đi các tỷ số tài chính.
    ü Thứ năm: Các nhà quản lý doanh nghiệp có thể lợi dụng các nguyên tắc thực hành kế toán để chủ động tạo ra báo cáo tài chính và qua đó tạo ra các tỷ số tài chính như ý muốn, khiến cho việc phân tích tài chính không còn là công cụ đánh giá trung thực khách quan.
    ü Thứ sáu: Trong trường hợp doanh nghiệp có vài tỷ số rất tốt nhưng vài tỷ số khác rất xấu làm việc đánh giá chung tình hình của doanh nghiệp trở nên khó khăn và kém ý nghĩa.
    Thứ bảy: Việc phân tích tài chính ít khi được các nhà quản trị nội bộ doanh nghiệp thực hiện với mục tiêu đánh giá, kiểm soát mà chủ yếu do ngân hàng, nhà đầu tư là người bên ngoài doanh nghiệp thực hiện nên có
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...