Chuyên Đề Luận văn tốt nghiệp: Vai trò của Ngân hàng trung ương trong việc kiểm soát thị trường tiền tệ.

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, sự hình thành và phát triển của
    thị trường tài chính là một vấn đề rất quan trọng. Nếu trong nền kinh tế hàng hoá,
    thị trường nói chung là tiền đề của quá trình sản xuất kinh doanh thì trong nền kinh
    tế thị trường giai đoạn phát triển cao của kinh tế hàng hoá, tiền tệ – vốn ngày càng
    trở nên quan trọng. Sự phát triển năng động với tốc độ cao của kinh tế thị trường
    đã làm nảy sinh nhu cầu thường xuyên và to lớn về nguồn tài chính để đầu tư và tạo
    lập vốn kinh doanh hoặc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong xã hội. Nói một cách
    khác thì sự phát triển của kinh tế thị trường làm xuất hiện các chủ thể cần nguồn tài
    chính. Chủ thể cần nguồn tài chính trước tiên là các doanh nghiệp thuộc mọi thành
    phần kinh tế, Nhà nước, các hộ gia đình .v.v Kinh tế càng phát triển thì quan hệ
    cung cầu nguồn tài chính lại càng tăng, các hoạt động về phát hành và mua bán lại
    các giấy tờ có giá cũng phát triển, hình thành một thị trường riêng nhằm làm cho
    cung cầu nguồn tài chính gặp nhau dễ dàng và thuận lợi hơn, đó là thị trường tài
    chính.
    Là một bộ phận của thị trường tài chính, thị trường tiền tệ được chuyên môn hoá
    đối với các nguồn tài chính được được trao quyền sử dụng ngắn hạn. Tuy nhiên
    quyền sử dụng các nguồn tài chính được trao cho chủ thể khác sử dụng trong thời
    hạn bao lâu được gọi là ngắn thì còn phụ thuộc vào mỗi nước. Nhưng thông thường
    trên thị trường tiền tệ người ta chuyển giao quyền sử dụng nguồn tài chính có thời
    hạn từ một ngày đến một năm. Chính vì tính chất ngắn hạn đó nên thị trường tiền tệ
    cung ứng các nguồn tài chính có khả năng thanh toán cao và những người tham dự
    ít bị rủi ro. Tham gia vào thị trường tiền tệ gồm có rất nhiều chủ thể với những mục
    đích khác nhau: Chủ thể phát hành, chủ thể đầu tư, chủ thể kiểm soát hoạt động của
    thị trường. Trong đó Ngân hàng trung ương là chủ thể quan trọng trên thị trường
    tiền tệ; Ngân hàng trung ương có nhiệm vụ cung cấp cho hệ thống ngân hàng khả
    năng thanh toán cần thiết để đáp ứng nhu cầu cho nền kinh tế, tương ứng với mục
    tiêu của chính sách tiền tệ. Ngân hàng trung ương giám sát hoạt động của các ngân
    hàng, điều hành vĩ mô thị trường tiền tệ thông qua các công cụ chủ yếu là nghiệp
    vụ thị trường mở, chính sách chiết khấu, tỉ lệ dự trữ bắt buộc, kiểm soát hạn mức
    tín dụng, quản lí lãi suất của các ngân hàng thương mại làm cho chính sách tiền
    tệ luôn được thực hiện theo đúng mục tiêu của nó.
    Tại tất cả các nước, Ngân hàng trung ương được sử dụng như một công cụ quan
    trọng trong điều chỉnh kinh tế của nhà nước vì ngân hàng trung ương nắm trong tay
    các mối liên hệ kinh tế quan trọng nhất. Ở Việt Nam, cùng với quá trình chuyển
    dịch từ nền kinh tế hàng hoá tập trung bao cấp sang phát triển nền kinh tế thị
    trường, trong những năm qua thị trường Việt Nam đã được hình thành và từng
    bước hoàn thiện theo xu hướng năng động, tích cực phù hợp với xu hướng phát
    triển của nền kinh tế thế giới. Mặc dù đến nay quy mô của thị trường này còn rất
    khiêm tốn nhưng nó đã đóng vai trò nhất định trong việc kết nối cung cầu về vốn
    ngắn hạn cho các ngân hàng, doanh nghiệp .v.v Đặc biệt thị trường tiền tệ Việt
    Nam đã góp phần tháo gỡ khó khăn cho các ngân hàng trong việc bảo đảm khả
    năng thanh toán, an toàn hệ thống cũng như mở rộng hệ thống cho vay.
    Đạt được những kết quả đó, một phần lớn là do vai trò điều tiết tiền tệ của Ngân
    hàng trung ương. Những đổi mới trong quá trình điều tiết, kiểm soát tiền tệ trong ,
    kiểm soát thị trường những năm qua đã góp phần quan trọng trong việc xây dựng
    hệ thống tài chính và phát triển thị trường tiền tệ.
    Tuy nhiên việc sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ để thực hiện vai trò điều tiết
    tiền tệ của ngân hàng trung ương còn có những hạn chế. Những hạn chế này ở một
    chừng mực nhất định sẽ có ảnh hưởng đến việc thực hiện vai trò kiểm soát và điều
    tiết tiền tệ của Ngân hàng trung ương.
    Việc nghiên cứu tìm hiểu vai trò của Ngân hàng trung ương trong việc kiểm soát
    thị trường tiền tệ sẽ đi sâu vào những thực trạng, những mặt được và cần khắc phục
    để tăng cường hơn nữa phạm vi, hiệu quả điều tiết tiền tệ của Ngân hàng trung
    ương, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi thực tiễn và phù hợp thông lệ, nhằm xây dựng một
    thị trường tiền tệ lành mạnh, hiệu quả và mở ra một vận hội lớn cho sự phát triển
    kinh tế đất nước khi bước vào thế kỷ 21 với chương trình đẩy mạnh sự nghiệp
    CNH-HĐH đất nước, tiến tới hoà nhập với kinh tế khu vực và thế giới.
    Chính vì thế mà em đã chọn đề tài “Vai trò của Ngân hàng trung ương trong việc
    kiểm soát thị trường tiền tệ.” .Đề tài mang ý nghĩa to lớn đối với công cuộc phát
    triển kinh tế của nước ta hiện nay.Đây là một đề tài có tính chất rộng lớn, với kiến
    thức hạn hẹp của mình chắc chắn bài viết của em không tránh khỏi nhiều thiếu sót,
    rất mong có được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô.

    NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ

    TRONG VIỆC KIỂM SOÁT THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ

    I.NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG
    Ngân hàng trung ương là một cơ quan thuộc bộ máy nhà nước, được độc quyền
    phát hành giấy bạc ngân hàng và thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt
    động tiền tệ, tín dụng và ngân hàng, với mục tiêu cơ bản là ổn định và an toàn trong
    hoạt động của hệ thống ngân hàng. Ngân hàng trung ương thực hiện chức năng
    quản lý không chỉ đơn thuần bằng các luật lệ, các biện pháp hành chính, mà còn
    thông qua các nghiệp vụ mang tính kinh doanh sinh lời. Ngân hàng trung ương có
    các khoản thu nhập từ tài sản có của mình như: chứng khoán chính phủ, cho vay
    chiết khấu, kinh doanh trên thị trường ngoại hối Hai mặt quản lý và kinh doanh
    gắn chặt với nhau trong tất cả các hoạt động kinh doanh chỉ là phương tiện để quản
    lý, tự nó không phải là mục đích của ngân hàng trung ương. Hầu hết các khoản thu
    nhập của ngân hàng trung ương, sau khi trừ các chi phí hoạt động, đều phải nộp vào
    ngân sách nhà nước.
    1.CHỨC NĂNG CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG
    1.1 Phát hành giấy bạc ngân hàng và điều tiết lượng tiền cung ứng.
    Đi liền với sự ra đời của ngân hàng trung ương thì toàn bộ việc phát hành tiền
    được tập trung vào ngân hàng trung ương theo chế độ nhà nước độc quyền phát
    hành tiền và có trở thành trung tâm phát hành tiền của cả nước.
    Giấy bạc ngân hàng do Ngân hàng trung ương phát hành là phương tiện thanh
    toán hợp pháp, làm chức năng phương tiện lưu thông và phương tiện thanh toán.
    Do đó, việc phát hành tiền của ngân hàng trung ương có tác động trực tiếp đến tình
    hình lưu thông tiền tệ của đất nước. Để cho giá trị đồng tiền được ổn định, nó đòi
    hỏi việc phát hành tiền phải tuân theo những nguyên tắc nghiêm ngặt. Các nguyên
    tắc cơ bản cho việc phát hành tiền tệ đã từng được đặt ra là:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...