Luận Văn Luận văn tốt nghiệp Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác mua hàng tại công ty bách hóa số 5 N

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 12/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    Trong những năm qua nền kinh tế nước ta đã và đang chuyển hoá mạnh mẽ

    sang cơ chế thị trường, theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà

    nước.

    Trong cơ chế thị trường, để thực hiện chiến lược phát triển của nền kinh tế,

    các doanh nghiệp đã và đang khắc phục những khó khăn, vướng mắc còn tồn tại

    của của chế cũ. Từ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp bước sang cơ chế

    quản trị kinh doanh phù hợp với cơ chế thị trường. Sau hơn mười năm đổi mới nền

    kinh tế, nước ta đã có những thành tựu lớn tạo nên một bước ngoặt lịch sử trong sự

    phát triển kinh tế của đất nước. Do vậy các doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị

    trờng thì phải nắm vững được thị hiếu của người tiêu dùng, giảm chi phí, hạ giá

    thành, nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu, thị hiếu đó.

    Tuy nhiên không phải ngẫu nhiên mà có được sự phát triển như vậy, nó đòi

    hỏi phải có sự tư duy, lề lối và phong cách làm việc trong nền kinh tế thị trường.

    Đối với mỗi doanh nghiệp vai trò của người lao động là rất quan trọng, đây là điều

    kiện để có thể tồn tại và phát triển. Một người lãnh đạo tài năng, quyết đoán có thể

    dẫn tới doanh nghiệp vượt qua mọi khó khăn đồng thời có thể doanh nghiệp phát

    triển, toàn diện. Chính vì vậy mà việc nâng cao hiệu quả trong công tác quản trị là

    vô cùng quan trọng.

    Trong thời gian thực tập tại công ty bách hoá số 5 Nam Bộ em nhận thấy

    công ty này là công ty nhà nước vốn cũng chuyển mình từ cơ chế tập trung quan

    liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường, để theo kịp với nhịp độ phát triển của thời

    đại công ty cũng đã có rất nhiều sự thay đổi về phương thức kinh doanh của mình,

    thay đổi về phương thức bán hàng, phương thức tiêu thụ . tuy nhiên hoạt động

    mua hàng vẫn chưa đựơc quan tâm thực sự. Đây là vấn đề mà không chỉ của công

    ty này mà gần như nó tồn tại trong hầu hết các doanh nghiệp quốc doanh. Hoạt

    động mua hàng rất ít được quan tâm đến như hoạt động bán hàng. Các doanh

    nghiệp quan tâm đến việc mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp hơn là quan tâm
    đến tiết kiệm chi phí mua hàng. Việc mua hàng chưa được đánh giá tương xứng

    với vị trí của nó. Trong khi mua hàng lại là khâu tiên, cơ bản của hoạt động kinh

    doanh, là điều kiện để hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tồn tại và phát triển.

    Mua hàng nhằm tạo tiền đề vật chất cho hoạt động bán hàng, hoạt đông bán hàng

    có được tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động mua hàng. Hơn nữa mua

    hàng tốt tạo điều kiện tăng lợi nhuận. Chính vì vậy mà em đã chọn đề tài “Nâng

    cao chất lượng công tác quản trị mua hàng” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của

    mình. Đây là một dịp tốt để em có thể hiểu rõ ơn về hoạt động quản trị mua hàng

    trong doanh nghiệp không chỉ trên lý thuyết mà còn thông qua thực tế.

    Ngoài phần mở đầu và phần kết luận đề tài gồm ba chung lớn:

    Chung 1: cơ sở lý luận chung về quản trị mua hàng trong doanh nghiệp thng

    mại.

    Chung 2: Khảo sát và đánh giá về công tác quản trị mua hàng tại công ty

    bách hoá số 5 Nam Bộ.

    Chung3 : Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị mua hàng tại

    công ty bách hoá số 5 Nam Bộ.

    CHƯƠNG 1:

    CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG CỦA QUẢN TRỊ MUA HÀNG

    TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI



    1.1


    HOẠT ĐỘNG MUA HÀNG TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG



    MẠI

    1.1.1 Tầm quan trọng của hoạt động mua hàng trong doanh nghiệp thương

    mại

    Mua hàng là hoạt động đầu tiên nhằm tạo ra yếu tố đầu vào ( đối với doanh

    nghiệp thương mại yếu tố đầu vào là nguồn hàng ) một cách đầy đủ, kịp thời, đồng

    bộ, đúng quy cách chủng loại, chất lượng, phù hợp với nhu cầu của khách hàng và

    kế hoạch bán ra của doanh nghiệp.

    Dưới góc độ của nhà quản trị thì mua hàng hoàn toàn trái ngựơc với bán

    hàng. Nếu bán hàng có nghĩa là tạo ra một nhu cầu về sản phẩm hàng hoá và dịch

    vụ một cách có hệ thống và tìm cách làm tăng ý thức về nhu cầu đó thì mua hàng

    là phủ nhận hoặc đình hoãn nhu cầu đó cho tới khi tìm ra được điều kiện mua hàng

    tốt. Thực chất, mua hàng biểu hiện mối quan hệ giữa người với người

    Mua hàng là các hoạt động nghiệp vụ của các doanh nghiệp sau khi xem xét,

    tìm hiểu về chủ hàng và cùng với chủ hàng bàn bạc, thoả thuận điều kiện mua bán,

    thực hiện các thủ tục mua bán, thanh toán và các nghiệp vụ giao nhận, vận chuyển

    nhằm tạo nên lực lượng hàng hoá tại doanh nghiệp với số lượng, chất lợng, cu cấu

    đáp ứng các nhu cầu của dự trữ, bán hàng phục vụ cho khách hàng với chi phí thấp

    nhất.

    Vị trí của hoạt động mua hàng trong doanh nghiệp thương mại

    Mua hàng là nghiệp vụ mở đầu cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp,

    đây là khâu mở đầu cho lưu chuyển hàng hoá, mua đúng chủng loại, mẫu mã, số

    lượng, và chất lượng thì dẫn đến mua và bán tốt hơn. Trong cơ chế thị trường thì

    bán hàng là khâu quan trọng nhưng mua hàng là tiền đề tạo ra lợng hàng ban đầu
    để triển khai toàn bộ hệ thống kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy nên mua hàng là

    nghiệp vụ mở đầu quy trình kinh doanh của doanh nghiệp, mua là tiền đề để bán và

    đạt được lợi nhuận. Trên thực tế khâu bán hàng khó hơn mua hàng nhưng hàng vi

    hay bị mắc sai lầm nhất lại là hành vi mua hàng và nghiệp vụ mua hàng có vị trí rất

    quan trọng đối với các doanh nghiệp và các nhà kinh doanh.

    Mua hàng có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh

    nghiệp ở chỗ:

    - Mua hàng nhằm tạo tiền đề vật chất cho hoạt động bán hàng. Các doanh

    nghiệp muốn bán hàng ra thị trường thì phải có tiền đề vật chất tức là phải có yếu

    tố đầu vào. Các yếu tố đầu vào chính là hàng hoá, nguyên nhiên vật liệu của doanh

    nghiệp. Mua hàng sẽ giúp cho doanh nghiệp có hàng hoá trong tay từ đó bán ra thị

    trường. Với chức năng mua đi bán lại doanh nghiệp luôn mong muốn phấn đấu để

    mua được hàng hoá với chi phí thấp nhất, có thể thoả mãn tốt nhất nhu cầu của

    khách hàng, đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng để thu hút khách

    hàng về phía mình. Mục đích kinh doanh của doanh nghiệp là tìm kiếm lợi nhuận

    tối đa do đó phải tính đến mua hàng với số lượng và giá cả hợp lý tránh tình trạng

    hàng thừa hay thiếu đều không tốt cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

    Mua hàng góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị

    trường. Điều này thể hiện chi phí mua hàng của doanh nghiệp (bao gồm cả giá

    mua hàng của doanh nghiệp và những chi phí phát sinh trong quá trình mua hàng

    cuả doanh nghiệp nh chi phí đặt hàng, chi phí vận chuyển . ) sẽ làm cho giá đầu

    vào trên một đơn vị cao và từ đó làm cho giá bán cao. Trên thị trường hiện nay

    việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp thực chất là cạnh tranh về giá. Cùng một

    loại sản phẩm doanh nghiệp nào có giá thấp hơn dù chỉ rất ít song cũng đã thu hút

    được khách hàng về phía mình. Mà muốn có giá bán thấp hơn thì doanh nghiệp

    phải mua được hàng tốt hơn với chi phí thấp hơn. Doanh nghiệp muốn bán được

    hàng tốt thì phải bắt đầu từ việc mua tốt. Việc mua hàng tốt của doanh nghiệp sẽ

    giúp cho doanh nghiệp chiếm lĩnh được thị trường .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...