Luận Văn Luận văn tốt nghiệp: Thực trạng mâu thuẫn vợ chồng trong gia đình nông thôn hiện nay.

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn tốt nghiệp: Thực trạng mâu thuẫn vợ chồng trong gia đình nông thôn hiện nay.



    Phần i: đặt vấn đề

    1.Tính cấp thiết của đề tài

    Gia đình và quan hệ vợ chồng là sản vật của một chế độ xã hội nhất định. Nó phát triển và biến đổi cùng với sự phát triển của xã hội, phản ánh trạng thái phát triển của chế độ xã hội đó. Tuy nhiên, trong vài thập kỷ gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của xã hội đã kéo theo những biến đổi to lớn trong đời sống gia đình.

    Xã hội thay đổi, con người thay đổi, lối sống của họ thay đổi và liền theo đó là bao vấn đề khác liên quan đến con người cũng thay đổi. Vấn đề mâu thuẫn gia đình tất nhiên không nằm ngoài phạm vi ấy.

    Mâu thuẫn gia đình là một vấn đề muôn thuở, con người sống với nhau không ít thì nhiều bao giờ cũng có mâu thuẫn. Khi hai người chung sống với nhau, điều gì đã liên kết họ lại và điều gì làm cho họ rời xa nhau? Mâu thuẫn gia đình bao giờ cũng là vấn đề xảy ra với đa số người và được nhiều người quan tâm. Mỗi con người đều muốn giải quyết những mâu thuẫn trong cuộc sống hôn nhân của mình, sự giải quyết này có thể làm cho người ta gần nhau hơn hoặc làm cho người ta xa nhau. Sự ổn định và phát triển của quan hệ hôn nhân và gia đình phụ thuộc vào việc giải quyết những mâu thuẫn. Mâu thuẫn thường nhiều chiều và phức tạp. Trong quan hệ hôn nhân, nếu người này không chú ý đến nhu cầu của người kia, mâu thuẫn không được giải quyết dẫn đến xung đột liên tục sẽ làm cho hôn nhân trở nên xấu đi.

    Mâu thuẫn trong cuộc sống vợ chồng thực ra chỉ là một bước đi tự nhiên của lịch sử, để tìm hướng đi mới vào tương lai, đạt đến một trình độ phát triển cao hơn, phù hợp hơn. Gia đình, muốn tồn tại và phát triển bền vững, phải trở thành một thực thể hài hòa, biết chấp nhận và quản lý mâu thuẫn một cách hợp lý. Nếu giải quyết tốt, các mâu thuẫn có thể giúp cho các quan hệ được củng cố. Trái lại, khi mâu thuẫn không được giải quyết dẫn đến xung đột có thể gây nên những chấn thương về tâm lý, làm bùng lên ngọn lửa thù địch và gây nên sự phẫn uất và chia ly. Mâu thuẫn vừa có khả năng tạo ra sự xây dựng cũng như phá hoại trong các quan hệ. Điều này đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cho sự phát triển xã hội ở Việt Nam.

    Xã Lộc Hòa là một xã nằm ở ngoại thành của thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định, trước đây vốn là một xã thuần nông nhưng hiện nay cơ cấu ngành nghề đang có sự chuyển dịch mạnh mẽ. Những khu công nghiệp, khu đô thị mới nhanh chóng mọc lên trên những thửa ruộng của người nông dân. Nhờ đó, đời sống của người dân cũng được nâng cao, kinh tế tăng trưởng nhanh, tốc độ đô thị hóa ngày càng phát triển mở rộng. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã kéo theo những sự biến đổi trong mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có sự biến đổi về lối sống, văn hóa ứng xử Và những biến đổi nhanh chóng đó làm cho đời sống hôn nhân và gia đình có xu hướng mở rộng phạm vi, tính chất và mức độ của mâu thuẫn.

    Vậy thực trạng mâu thuẫn của các cặp vợ chồng ở nông thôn hiện nay như thế nào? Nguồn gốc nào dẫn đến những mâu thuẫn của họ? Hậu quả của những mâu thuẫn ra sao? Và các cặp vợ chồng ở nông thôn giải quyết mâu thuẫn đó như thế nào? .Chính những lý do trên đã thôi thúc tôi đi sâu nghiên cứu đề tài: “Mâu thuẫn vợ chồng trong gia đình ở nông thôn hiện nay” (Qua nghiên cứu trường hợp tại xã Lộc Hòa, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định)

    2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài.

    2.1. Ý nghĩa khoa học

    Về mặt lý luận, trên cơ sở vận dụng các lý thuyết xã hội học về gia đình, lý giải các nguyên nhân mâu thuẫn trong các gia đình ở nông thôn trong sự biến đổi và phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường hiện nay. Đồng thời, nghiên cứu này góp phần làm phong phú thêm các lý thuyết về gia đình, củng cố và bổ sung tri thức cho xã hội học gia đình. Kết quả nghiên cứu còn là cơ sở thực nghiệm và kiểm chứng cho hệ thống lý thuyết xã hội học trong các lĩnh vực chuyên biệt.

    2.2. Ý nghĩa thực tiễn

    Dưới góc độ xã hội học, gia đình được coi là hạt nhân của xã hội. Sự phát triển bền vững của gia đình là nền tảng phát triển của xã hội. Sự tương hợp giữa vợ và chồng trong gia đình là yếu tố cần thiết củng cố độ bền vững của hôn nhân. Sự khác biệt quá lớn về động cơ, mục đích, nhu cầu, lợi ích, định hướng giá trị giữa vợ và chồng trong gia đình sẽ dẫn đến những mâu thuẫn, xung đột và sự đổ vỡ trong hôn nhân. Về mặt thực tiễn, kết quả điều tra thực tế là những cứ liệu cụ thể phản ánh đúng, chân thực về tính chất, mức độ và thực trạng của những mâu thuẫn vợ chồng ở xã Lộc Hòa, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định hiện nay. Qua đó, đề tài cũng chỉ rõ những nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn, những nhân tố tác động và cách giải quyết những mâu thuẫn của các cặp vợ chồng ở đây. Đồng thời, nghiên cứu này cũng đưa ra các giải pháp, khuyến nghị giúp các cơ quan quản lý, cơ quan văn hóa của địa phương, hội Phụ nữ, ban hòa giải tham khảo trong việc định hướng những chính sách đầu tư, phát triển, xây dựng gia đình văn hóa lành mạnh, nâng cao chất lượng sống cho người dân.

    3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.

    3.1.Mục đích nghiên cứu

    Nghiên cứu nhằm mô tả và phân tích thực trạng mâu thuẫn vợ chồng trong gia đình ở xã Lộc Hòa, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định hiện nay. Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ rõ những nguyên nhân, những nhân tố tác động và hậu quả của những mâu thuẫn đó. Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế mâu thuẫn trong các gia đình.

    3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu

    -Làm rõ các khái niệm liên quan đến đề tài: mâu thuẫn, mâu thuẫn vợ chồng, gia đình, giới tính, giới

    -Mô tả thực trạng mâu thuẫn vợ chồng trong gia đình ở xã Lộc Hòa, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định hiện nay thông qua:

    +Mức độ của những mâu thuẫn vợ chồng trong gia đình

    +Tính chất của những mâu thuẫn vợ chồng trong gia đình

    +Hình thức mâu thuẫn của vợ chồng ở đây.

    -Phân tích mức độ ảnh hưởng của những mâu thuẫn đến con cái và cuộc sống hôn nhân của các cặp vợ chồng tại địa phương.

    -Tìm hiểu cách thức giải quyết mâu thuẫn của vợ chồng ở đây.

    4. Đối tượng, phạm vi, khách thể và mẫu nghiên cứu

    4.1. Đối tượng nghiên cứu

    Thực trạng mâu thuẫn vợ chồng trong gia đình và những nhân tố ảnh hưởng (Qua nghiên cứu trường hợp tại xã Lộc Hòa, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định hiện nay).

    4.2.Khách thể nghiên cứu

    Các cặp vợ chồng trong các gia đình ở xã Lộc Hòa, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định.

    4.3.Phạm vi nghiên cứu

    -Không gian: xã Lộc Hòa, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định.

    -Thời gian: từ tháng 2/2007 đến tháng 3/2007.

    5.Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu cụ thể.

    5.1.Phương pháp luận

    *.Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.

    Những nguyên tắc và quan điểm của xã hội học Mác – Lênin là cơ sở phương pháp luận đóng vai trò nền tảng xuyên suốt quá trình nghiên cứu của đề tài. Với tư cách là những nguyên tắc phương pháp luận, quan điểm toàn diện, quan điểm lịch sử- cụ thể và quan điểm phát triển góp phần định hướng,chỉ đạo hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, cải tạo hiện thực, cải tạo chính bản thân chúng ta.

    -Quan điểm toàn diện: cần nhận thức đối tượng ở trong mối liên hệ với nhau, ảnh hưởng nhau, ràng buộc nhau; nhận thức đối tượng ở trạng thái vận động, biến đổi, nằm trong khuynh hướng chung là phát triển. Theo quan điểm biện chứng: các sự vật- hiện tượng, các quá trình khác nhau vừa tồn tại độc lập, vừa quy định, tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau. Những người theo quan điểm duy vật biện chứng khẳng định tính thống nhất vật chất của thế giới là cơ sở của mối liên hệ giữa các sự vật- hiện tượng. Vận dụng nguyên lý trên vào đề tài, chúng ta thấy, vấn đề mâu thuẫn cũng nằm trong mối liên hệ chung với các sự vật, hiện tượng. Mâu thuẫn xảy ra do nhiều nguyên nhân, với nhiều hình thức đa dạng. Mức độ mâu thuẫn và cách thức giải quyết mâu thuẫn ở mỗi gia đình cũng khác nhau. Tuy nhiên, tất cả các vấn đề đó đều có liên quan đến nhau, đều nằm trong sự biến đổi và phát triển chung của nền kinh tế- xã hội. Do vậy, khi nghiên cứu về mâu thuẫn gia đình chúng ta cần xem xét nó trên nhiều khía cạnh. Chúng ta cần coi gia đình là tế bào của xã hội, là một bộ phận hợp thành của một chỉnh thể thống nhất bao gồm một hệ thống các yếu tố có liên hệ và tác động qua lại lẫn nhau. Chúng ta cần đặt đối tượng trong mối tương quan, chịu sự tác động của nhiều yếu tố như: kinh tế- văn hóa, chính trị, các chính sách xã hội, các hệ giá trị chuẩn mực

    -Quan điểm lịch sử cụ thể: đòi hỏi chúng ta khi nhận thức về sự vật và tác động vào sự vật phải chú ý điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể, môi trường cụ thể trong đó sự vật sinh ra, tồn tại và phát triển. Chủ nghĩa duy vật lịch sử cũng chỉ ra rằng, tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, ý thức xã hội là sự phản ánh của tồn tại xã hội, phụ thuộc vào tồn tại xã hội. Ở trong nhiều thời kỳ lịch sử khác nhau, có những lý luận, quan điểm, tư tưởng xã hội khác nhau là do những điều kiện khác nhau của đời sống vật chất quy định. Nghiên cứu về vấn đề “mâu thuẫn vợ chồng trong gia đình” đòi hỏi chúng ta phải xem xét sự vật- hiện tượng trong điều kiện lịch sử về thời gian, không gian của từng vùng miền, trong từng thời kỳ nhất định. Cụ thể ở đề tài này, chúng ta xem xét hiện tượng mâu thuẫn của các cặp vợ chồng trong gia đình ở xã Lộc Hòa, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định trong điều kiện là một xã ngoại thành, đang có những chuyển biến lớn cả về kinh tế lẫn văn hóa, chịu ảnh hưởng mạnh của quá trình đô thị hóa. Chỉ có như vậy, chúng ta mới phản ánh đúng, chân thực về những mâu thuẫn trong các gia đình nông thôn hiện nay. Trên cơ sở đó, chúng ta có thể có được những nhận định khách quan về xu hướng biến đổi của những mâu thuẫn này trong thời gian tới.
     
Đang tải...