Luận Văn Luận văn tốt nghiệp: Mô tả câu thơ có lối nói mới trong các tập thơ và tạp chí xuất bản những năm gầ

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn tốt nghiệp: Mô tả câu thơ có lối nói mới trong các tập thơ và tạp chí xuất bản những năm gần đây


    PHẦN MỞ ĐẦU


    0. Mục đích, đối tượng, ý nghĩa, phương pháp.


    0.1. Mục đích, đối tượng.


    0.1.1. Mục đích:


    0.1.1.1. Khoá luận này nhằm mục đích bàn về những lối nói mới, lối nói lạ trong các tập thơ và tạp chí xuất bản những năm gần đây, trên cơ sở chúng thuộc về những cấu trúc ngữ pháp quen thuộc: Đoản ngữ, từ ghép.


    0.1.1.2. Khoá luận quan tâm tới việc sử dụng từ ngữ tạo nên lối nói mới trong thơ, xem xét chúng dưới góc độ ngôn ngữ với sáng tạo & tiếp nhận văn học


    0.1.1.3. Khoá luận đặc biệt quan tâm tới việc sử dụng lối nói mới của các cây viết Trẻ (gồm các nhà thơ Trẻ và các cây viết Trẻ không chuyên)


    0.1.1.4. Chúng tôi cũng chú ý tới việc so sánh để tìm ra những nét tương đồng hoặc khác biệt giữa chủ đề, tư tưởng, tình cảm và ngôn ngữ trong thơ của các cây viết Trẻ với thế hệ các nhà thơ đi trước (đặc biệt là phong trào thơ Mới 1930-1945)


    0.1.2. Đối tượng.


    0.1.2.1. Các tập thơ sau đây được chọn làm tư liệu để miêu tả, nhận xét và bàn luận:


    (1) Tập thơ Khát - Vi Thuỳ Linh (NXB Hội Nhà Văn 1999)


    (2) Tập Độc thoại trước Mặt Trời- Trần Lan Vinh (NXB Văn Học 2000)


    (3) Lời yêu trong lá - Lê Hoàng Anh (NXB Văn Nghệ TP HCM 2000)


    (4) Cỏ Mặt trời - Nguyễn Thị Ngọc Hà (NXB Hội Nhà Văn 2000)


    (5) Câu thơ Mặt Người - Đoàn Mạnh Phương (NXB Thanh niên 2001)


    (6) Dịu dàng - Quỳnh Vân (NXB Lao Động 2001)


    (7) Dòng sông ánh sáng - Tạ Thành Vinh (NXB Thanh niên 2001)


    (8) Ảo giác - Tuyết Nga (NXB Hội Nhà Văn 1999)


    (9) Giọng nói mơ hồ - Nguyễn Hữu Hồng Minh (NXB Trẻ 2000)


    (10) Người đi chăn sóng biển - Văn Cầm Hải (NXB Trẻ 1995)


    (11) Bài ca phía Mặt Trời - Lê Thiếu Nhơn (NXB NXB Trẻ 1997)


    (12) Để tình yêu đánh lưới - Nguyễn Quốc Khánh, Trần Trọng Dương, Nguyễn Quang Hưng, Bùi Việt Phương (NXB Thanh Niên 2001)


    (13) Nằm nghiêng - Phan Huyền Thư (NXB Hội Nhà Văn 2002)


    (14) Cỏ trắng - Ly Hoàng Ly (NXB Văn học 1999)


    (15) Cánh đồng - Ngân Hoa (NXB Văn Học 1996)


    0.1.2.2 Các tạp chí được chọn để mô tả, khảo sát, bàn luận gồm:


    (1) Tạp chí Sinh viên, Mực tím, Áo trắng, Hoa học trò


    (2) Tạp chí Văn nghệ - Văn nghệ Trẻ


    (3) Tạp chí Tài hoa trẻ


    (4) Một số tạp chí khác: Phụ nữ, Hạnh phúc gia đình, Kiến thức gia đình vv .


    0.1.2.3. Đối tượng nghiên cứu của khoá luận là toàn bộ tất cả các bài thơ không giới hạn thể loại: Chúng có thể là thể thơ lục bát, thơ ngũ ngôn hoặc thơ tự do vv .


    0.2. Ý nghĩa


    0.2.1. Việc khảo sát cấu trúc ngôn ngữ lối nói mới trong thơ của các cây viết Trẻ trên các bình diện hình thức và ngữ nghĩa, một mặt, có ý nghĩa quan trọng trong cách nhìn nhận đánh giá tác phẩm thơ ca dưới góc độ mới (không đơn thuần là sự cảm thụ văn chương mà có cả sự thẩm định khoa học về ngôn ngữ, tư duy logic, có sự hỗ trợ của thi pháp), mặt khác, còn đáp ứng được việc tìm hiểu sự phát triển của ngôn ngữ trong xu thế hiện nay.


    0.2.2. Việc tìm ra các cấu trúc, mức độ sử dụng các cấu trúc tạo nên lối nói mới, lối nói lạ trong thơ các cây viết Trẻ trên cả hai phương diện hình thức và ngữ nghĩa góp phần khám phá những đặc điểm về ngôn ngữ, những vấn đề cơ bản của sự đổi mới ngôn ngữ thơ, góp phần tìm một diện mạo chung của nền thơ ca Việt Nam những năm gần đây.


    0.2.3. Kết quả nghiên cứu này cũng sẽ góp phần tổng kết ngôn ngữ văn học những năm gần đây đồng thời khám phá sự đổi mới trong thể loại thơ, đổi mới về chủ đề, sự cách tân hình thức, phương tiện thể hiện, xu thế sử dụng các cấu trúc thơ tạo nên lối nói mới trong thơ hiện nay.


    0.2.4. Đề tài này có ý nghĩa thiết thực trong việc dạy môn Văn học trong nhà trường, góp phần định hướng tư duy về cái đẹp thẩm mỹ trong thơ cho học sinh. Nghiên cứu này cũng sẽ có những đóng góp nhất định vào việc nghiên cứu Văn học, đặc biệt là thơ ca ở góc độ ngôn ngữ, xem xét nó như là một hệ thống cấu trúc.


    0.2.5. Nghiên cứu các lối nói mới, các lối nói lạ trong thơ cũng chính là tìm tòi và khám phá để cảm nhận nên cái hay cái đẹp của thơ, đó là một trong những công việc quan trọng trong khoa học xã hội và nhân văn


    0.3. Nhiệm vụ:


    Khoá luận này có các nhiệm vụ sau:


    0.3.1. Khảo sát, tìm hiểu, miêu tả các bài thơ, các câu thơ mang những lối nói mới trong các bài thơ của một số tập thơ và tạp chí xuất bản những năm gần đây (tên các tập thơ và tạp chí đã nêu ở trên).


    0.3.2. Xem xét số lượng của các lối nói mới, lạ trong thơ, từ đó có cơ sở để nhận định, đánh giá mức độ sử dụng các cấu trúc làm nên lối nói mới của các cây viết Trẻ.


    0.3.3. Thống kê, miêu tả các cấu trúc thơ có lối nói mới: Danh ngữ, động ngữ, tính ngữ, từ ghép.


    0.3.4. Nhận xét về đặc điểm ngôn ngữ của các cấu trúc thơ có lối nói mới, khám phá nét hay và lạ của chúng.


    0.3.5. Tìm ra các lối nói mới được nhiều cây viết Trẻ sử dụng, tạo nên những "lối mòn" trong thơ hiện nay.


    0.3.6. So sánh một cách khái quát nhất tìm ra những nét tương đồng và khác biệt về tư tưởng, chủ đề, hình thức thơ của thơ Trẻ và thơ của các thế hệ trước, đặc biệt là dòng thơ Mới (1930-1945).


    0.4. Phương pháp:


    0.4.1. Phương pháp chung:


    Khoá luận này được thực hiện chủ yếu theo phương pháp quy nạp, trên cơ sở thu thập, thống kê, phân tích, xử lý, so sánh đối chiếu tư liệu mà bàn luận, kết luận, đánh giá chung về vấn đề được nghiên cứu. Việc nghiên cứu được thực hiện trên hai bình diện hình thức và ngữ nghĩa của ngôn ngữ thơ.


    0.4.2. Phương pháp cụ thể


    Khoá luận được thực hiện trên cơ sở một số phương pháp cụ thể như: Thống kê, mô tả, phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu .


    0.4.3. Phương pháp thu thập , xử lý tư liệu:


    0.4.3.1. Đọc, thu thập tư liệu ở các tập thơ: Khát (Vi Thuỳ Linh), Cỏ Mặt Trời (Nguyễn Thị Ngọc Hà), Độc thoại trước Mặt Trời (Trần Lan Vinh), Lời yêu trong lá (Lê Thị Hoàng Anh), Cánh Đồng (Ngân Hoa), Câu thơ Mặt Người (Đoàn Mạnh Phương), Nằm nghiêng (Phan Huyền Thư), Cỏ Trắng (Ly Hoàng Ly), Để tình yêu đánh lưới (Trần Trọng Dương, Nguyễn Quốc Khánh, Bùi Việt Phương, Nguyễn Quang Hưng), Dịu dàng (Quỳnh Vân), Ảo giác (Tuyết Nga), Người đi chăn sóng biển (Văn Cầm Hải), Bài ca phía Mặt Trời (Lê Thiếu Nhơn), Giọng nói mơ hồ (Nguyễn Hữu Hồng Minh), Dòng sông ánh sáng (Tạ Thành Vinh).


    0.4.3.2. Đọc, thu thập tư liệu ở các tạp chí: Văn nghệ, Tài hoa trẻ, Áo trắng, Mực tím, Hoa học trò, Sinh viên v v .


    0.4.3.3. Làm tư liệu theo các loại phiếu sau đây:


    - Loại phiếu về các tập thơ (15 tập thơ)


    - Loại phiếu về các tạp chí.


    - Loại phiếu về đoản ngữ (danh ngữ, động ngữ, tính ngữ).


    - Loại phiếu về từ ghép


    0.4.3.4. Lập bảng thống kê:


    0.4.3.4.1. Thống kê số lượng các bài thơ có lối nói mới trong các tập thơ và tạp chí khảo sát:


    - Thống kê số lượng bài thơ có một lối nói mới.


    - Thống kê số lượng bài thơ có hai lối nói mới.


    - Thống kê số lượng bài thơ có ba lối nói mới trở lên.


    0.4.3.4.2. Thống kê số lượng câu thơ có lối nói mới trong các tập thơ và

    tạp chí:


    - Thống kê số lượng câu thơ có một lối nói mới


    - Thống kê số lượng câu thơ có hai lối nói mới


    - Thống kê số lượng câu thơ có ba lối nói mới trở lên.


    0.4.3.4.3. Thống kê số lượng cấu trúc của lối nói mới:


    - Thống kê số lượng cấu trúc lối nói mới là đoản ngữ (danh ngữ, động

    ngữ, tính ngữ )


    - Thống kê số lượng cấu trúc lối nói mới là từ ghép.


    0.4.4. Mô tả


    0.4.4.1. Khảo sát, mô tả các bài thơ, câu thơ, cấu trúc thơ có lối nói mới trong các tập thơ và tạp chí đã khảo sát.


    0.4.4.2. Một vài nhận xét sau khi khảo sát, mô tả.


    0.4.5. Bàn luận về:


    0.4.5.1. Bài thơ có lối nói mới.


    0.4.5.2. Câu thơ có lối nói mới


    0.4.5.3. Cấu trúc của lối nói mới.


    0.4.5.4. Một số lối nói mới trở thành lối mòn trong thơ Trẻ.


    0.4.5.5. Đặc điểm ngôn ngữ các lối nói mới .


    0.4.5.6. Chủ đề, tư tưởng, sáng tạo của các lối nói mới.


    0.4.5.7. Sự tương đồng, khác biệt giữa chủ đề, tư tưởng, tình cảm, ngôn ngữ trong thơ Trẻ và thơ của thế hệ trước (thơ Mới 1930-1945).


    0.4.6. Kết luận, đánh giá chung.


    1. Bố cục của khoá luận:


    PHẦN MỞ ĐẦU.


    0. Mục đích, đối tượng, ý nghĩa, nhiệm vụ, phương pháp.


    1. Bố cục của khoá luận.


    2. Một số cơ sở lý luận liên quan đến đề tài


    PHẦN NỘI DUNG.


    Chương 1. Mô tả.


    0. Mô tả bài thơ có lối nói mới trong các tập thơ và tạp chí xuất bản

    những năm gần đây.


    1. Mô tả câu thơ có lối nói mới trong các tập thơ và tạp chí xuất bản

    những năm gần đây.


    2. Mô tả cấu trúc của lối nói mới:


    3. Mức độ sử dụng một số lối nói mới trong thơ Trẻ


    Chương 2. Bàn luận


    0. Bài thơ có lối nói mới.


    1. Câu thơ có lối nói mới


    2. Cấu trúc của lối nói mới.


    3. Mức độ sử dụng một số lối nói mới trở thành lối mòn trong thơ Trẻ.


    4. Đặc điểm ngôn ngữ các lối nói mới .


    5. Chủ đề, tư tưởng, sáng tạo của các lối nói mới.


    6. Sự tương đồng, khác biệt giữa chủ đề, tư tưởng, tình cảm, ngôn ngữ

    trong thơ Trẻ và thơ của thế hệ trước (thơ Mới 1930-1945).


    PHẦN KẾT LUẬN.
     
Đang tải...