Luận Văn Luận văn tốt nghiệp: Diễn biến hoà bình và Diễn biến hoà bình trên mặt trân văn hoá tư tưởng ở Việt

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn tốt nghiệp: Diễn biến hoà bình và Diễn biến hoà bình trên mặt trân văn hoá tư tưởng ở Việt Nam

    MỞ ĐẦU
    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    Lịch sử xã hội loài người đã chi nhận từ năm 1848, “Chủ nghĩa xã hội đã được tất cả các thế lực ở Châu Âu thừa nhận là một thế lực”. Từ khi ra đời nó được coi là một bóng ma đang ám ảnh bầu trời Châu Âu và giai cấp tư sản thế giới đã liên hợp lại thành một liên minh thần thánh để trừ khử bóng ma đó” [16 - 539].
    Mưu đồ lật đổ các nước xã hội chủ nghĩa để xoá bỏ hệ thống xã hội chủ nghĩa, thủ tiêu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và phủ định hình thái ý thức của chủ nghĩa Mác - Lê nin nhằm thiết lập một trật tự thế giới mới theo kiểu phương tây luôn luôn là mục tiêu chiến lược cơ bản của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch, đứng đầu là đế quốc Mỹ. Thực hiện âm mưu đó, chủ nghĩa đế quốc đã tiến hành bằng nhiều chiến lược phản cách mạng, không ngừng điều chỉnh đường lối, chính sách hòng đạt mục đích “Bá chủ thế giới”. Hiện nay, chúng đang ráo riết đẩy mạnh chiến lược “DBHB”, bạo loạn lật đổ để chống phá chủ nghĩa xã hội và Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam, “DBHB” là chiến lược cơ bản của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động nhằm lật đổ chế độ chính trị - xã hội của các nước xã hội chủ nghĩa từ bên trong, chủ yếu bằng các biện pháp phi quân sự; là chiến lược phản cách mạng của chủ nghĩa đế quốc gây dao động, mơ hồ, ảo tưởng về mục tiêu cán bộ, đảng viên và nhân dân. Mục tiêu của chiến lược “DBHB” đối với cách mạng nước ta là xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa, lật đổ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trước mắt, chúng tập trung vào thúc đẩy tự do hoá chính trị, đa đảng đối lập, dân chủ không giới hạn, thúc đẩy tư nhân hoá nền kinh tế thị trường theo hướng tư bản chủ nghĩa và “phi chính trị hoá lực lượng vũ trang để chủ động tiếp cận, chọn lọc và hành động từng bước, đánh có trọng điểm tiến tới hoá hoại toàn diện.
    Từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (4-2001), tình hình thế giới diễn biến nhanh chóng và phức tạp. Cuộc đấu tranh dân tộc, đấu tranh giai cấp ngày càng quyết liệt hơn. Các thế lực phản động quốc tế tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chiến lược “DBHB”, kết hợp với âm mưu bạo loạn lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, trong đó chúng coi “DBHB” trên mặt trận văn hoá tư tưởng là khâu đột phá.
    Phòng, chống chiến lược “DBHB” bạo loạn lật đổ của kẻ thù nhằm bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ nhân dân, bảo vệ thành quả cách mạng, thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới vì mục tiêu “Dân giầu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh” là một trong những vấn đề sống còn đối với sự nghiệp cách mạng nước ta, là trách nhiệm của hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng. Vì vậy, nghiên cứu đề làm rõ âm mưu, thủ đoạn và tăng cường cảnh giác, chủ động trong biện pháp phòng chống có hiệu quả chiến lược “DBHB”, bạo loạn lật đổ của Mỹ đối với Việt Nam là một vấn đề cấp thiết và có ý nghĩa cơ bản, lâu dài đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
    2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ :
    Ở Việt Nam trong 30 chống chiến tranh xâm lược, vấ đề này được kết hợp nghiên cứu trong việc tìm hiểu ý đồ, thủ đoạn của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động để có đối sách thích hợp, thể hiện trong các Nghị quyết công tác năm, chỉ thị, quyết định của lực lượng quốc phòng , nội vụ và tỏng văn kiện của Đảng, Nhà nước chỉ đạo thực hiện đấu tranh. Với tư cách là những đối tượng của chiến lược “DBHB”, Trung Quốc và Việt Nam đã nghiên cứu một cách khoa học và nghiêm túc về vấn đề này thông qua các công trình như:
    - Trung Quốc: “Chiến lược DBHB của Mỹ” (Lương Văn Đồng chủ biên, Nxb Nhân dân Lĩnh Cát Lâm - Trung Quốc, 1992, Tổng cục II Bộ quốc phòng 1993), “Cuộc đọ sức hai chế độ xã hội - bàn về chống “DBHB” (Cốc Văn Khang, Nxb Hồ Nam ấn hành 1991, Nxb Chính trị quốc gia và Tổng cục II Bộ Quốc phòng dịch và xuất bản ở Việt Nam 1994), “hãy cảnh giác với cuộc chiến tranh thế giới không có khói súgn (Lưu Đình Á chủ biên,k Nxb Chính trị quốc gia, Tổng cục II, Bộ Quốc phòng, Hà Nội 1994).
    - Việt Nam: Quyết tâm làm thất bại chiến lược “DBHB” của các thế lực thù địch (Ban tư tưởng - văn hoá TW, Nxb Chính trị quốc gia , Hà Nội 1994), “Chiến lược DBHB” (Nguyễn Anh Lân chủ biên, Nxb Tổng cục II Bộ Quốc phòng,Hà Nội 1993); Bàn về “DBHB” (Nguyễn Đỗ Hoàng, Nxb CAND, Hà Nội 1991)
    Những công trình này đã cung cấp một bức tranh khá toàn diện về chiến lược “DBHB” của địch. Nhìn chung, đây alf một đề tài khó, đòi hỏi người viết phải tham khảo nhiều tài liệu, có tư duy sâu sắc và một trình độ tổng hợp cao. Nhưng đề tài có sức hấp dẫn bởi nó không những có tính lịch sử mà còn có tính thời sự và được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Xuất phát từ tình hình thực tế đó, người viết luận văn đã tiếp cận vấn đề từ một góc độ văn hoá tư tưởng với mong muốn góp một chút công sức nhỏ bé vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
    3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA KHOÁ LUẬN .
    * Mục đích: làm rõ thực chất âm mưu và thủ đoạn của “DBHB” của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động trên mặt trận văn hoá tư tưởng ở Việt Nam hiện nay.
    * Nhiệm vụ: Nghiên cứu những hiện tượng, những hình thức biểu hiện của “DBHB” trên mặt trận văn hoá tư tưởng để phát hiện bản chất của nó. Từ đó đề xuất những giải pháp tích cực chống lại chiến lược “DBHB”, bảo vệ và phát huy thành quả cách mạng của nhân dân Việt Nam do Đảng Cộng sản lãnh đạo từ nay về sau.
    4. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
    * Cơ sở lý luận việc nghiên cứu của đề tài: Trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin. Khoá luận nghiên cứu một cách khách quan những luận điểm đối nghịch chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, từ đó khẳng định tính đúng đắn và khoa học của ý thức hệ Mác - Lê nin.
    * Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp lịch sử cụ thể, phương pháp kết hợp lôgic và lịch sử, phương pháp phân tích so sánh.
    5. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA KHOÁ LUẬN.
    Khẳng định giá trị của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh cả về lý luận và thực tiễn trong quá khứ, hiện tại và tương lai của chủ nghĩa xã hội nói chung và Việt Nam nói riêng.
    6. KẾT CẤU CỦA KHOÁ LUẬN.
    Mở đầu
    Chương I: Diễn biến hoà bình và Diễn biến hoà bình trên mặt trân văn hoá tư tưởng ở Việt Nam.
    1.1. Những nội dung cơ bản của chiến lược “DBHB”.
    1.1.1. “Diễn đàn hoà bình là gi?
    1.1.2. Bản chất của Diễn biến hoà bình.
    1.1.3. Âm mưu và thủ đoạn của chiến lược “Diễn biến hoà bình”.
    1.2. Diễn biến hoà bình trên mặt trận văn hoá tư tưởng ở Việt Nam.
    1.2.1. Việt Nam đứng trước những thử thách mới.
    1.2.2. Các chiến lược Diên biến hào bình được Mỹ và các thế lực thù địch sử dụng chống phá Việt Nam.
    1.2.3. Mục tiêu chiến lược “DBHB” của Mỹ và các thế lực thù địch chống phá Việt Nam trên mặt trận văn hoá tư tưởng.
    1.2.4. Những phương tiện chủ yếu được chủ nghĩa đế quốc sử dụng trong chiến lược “DBHB” trên mặt trân văn hoá tư tưởng ở Việt Nam.
    1.2.5. Các phương pháp chủ yếu thâm nhập văn hoá tư tưởng ở Việt Nam của chủ nghĩa đế quốc trong chiến lược “DBHB”.
    Chương II : Chống “DBHB” của chủ nghĩa đế quốc trên mặt trận văn hoá tư tưởng ở Việt Nam.
    2.1. Nâng cao ý thức cảnh giác cách mạng trong cuộc đấu tranh chống Diễn biến hoà bình của chủ nghĩa đế quốc.
    2.1.2. Nhận thức rõ bản chất của xã hội chủ nghĩa dân chủ, chủ nghĩa tư bản hiện đại, chống đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập.
    2.1.3. Nhận thức đúng đắn các mối quan hệ giao lưu, hợp tác của các nước tư bản chủ nghĩa với các nước xã hội chủ nghĩa.
    2.2. Các biện pháp chống “DBHB” của chủ nghĩa đế quốc trên mặt trận văn hoá tư tưởng ở Việt Nam.
    2.2.1. Đấu tranh chống “DBHB” của chủ nghĩa đế quốc là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta.
    2.2.2. Đấu tranh chống “DBHB” của chủ nghĩa đế quốc là nhiệm vụ quan trọng quyết định sự tồn vong của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
    2.2.3. Xây dựng Đảng vững mạnh về trình độ và tổ chức.
    2.2.4. Xây dựng và củng cố chắc trận địa văn hoá tư tưởng.
    2.2.5. Tăng cường lãnh đạo và quản lý công tác tuyên truyền đại chúng.
    2.2.6. Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, chống xâm nhập của văn hoá phẩm độc hại.
    2.2.7. Tăng cường giáo dục lòng yêu nước xã hội chủ nghĩa cho thế hệ trể trong thời kỳ mới của cách mạng.
    Kết luận.
    Phụ lục.
    Tài liệu tham khảo.
     
Đang tải...